MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG



Trong những năm qua, có nhiều quan điểm khác nhau khi tiến hành dùng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Có người nhấn mạnh định tính, có người lại nhấn mạnh định lượng. Vậy định lượng là gì, định tính là gì? Sự mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

Để làm rõ mối quan hệ giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Nhóm chúng tôi xin làm rõ những vấn đề sau:
1. Khái niệm nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
2. Sự khác nhau giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.
3. Mối quan hệ giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.

Mỗi ngành khoa học xã hội đều có hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng của mình. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội được dùng trong nhiều ngành khoa học.

1. Khái niệm định lượng và định tính

Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.

2. Sự khác biệt giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

2.1. Về lý thuyết

Nghiên cứu định tính theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan.

2.2. Phương hướng thực hiện

Đối với nghiên cứu định tính: 
Phỏng vấn sâu
- Phỏng vấn không cấu trúc
- Phỏng vấn bán cấu trúc
- Phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống
Thảo luận nhóm
- Thảo luận tập trung.
- Thảo luận không chính thức
Quan sát tham dự

Đối với nghiên định lượng: 
- Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.
- Nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm. Ví dụ nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn.
- Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.
- Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.
- Nghiên cứu so sánh là thiết kế nghiên cứu trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm.

2.3. Cách chọn mẫu
Trong nghiên cứu định tính
- Chọn mẫu xác xuất
- Chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên
- Chọn mẫu xác xuất chùm
- Chọn mẫu hệ thống
- Chọn mẫu phân tầng.
- Chọn mẫu cụm
- Chọn mẫu phi xác xuất.

Trong nghiên cứu định lượng
 Chọn mẫu theo thứ tự

2.4. Cách lập bảng hỏi
Trong nghiên cứu định tính
- Không theo thứ tự
- Câu hỏi mở
- Câu hỏi dài
- Câu hỏi gây tranh luận.

 Đối với nghiên cứu định lượng
- Theo thứ tự.
- Câu hỏi đóng - mở.
- Câu hỏi được soạn sẵn
- Câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích
- Câu hỏi không gây tranh luận

3. Mối quan hệ giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định lượng.

Trong một nghiên cứu toàn diện cần phải có sự phối hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu này để đưa lại kết quả tối đa. Chỉ có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu định lượng và định tính gắn với thực tiễn xã hội mới có hiệu quả trong khoa học.

Nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra.

Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu

Nghiên cứu định tính có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng.

Tóm lại, để nói rõ mối quan hệ giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Nhóm xin đưa ra một hình tượng cụ thể: Nghiên cứu định lượng xây dựng lên được một khung nhà tương đối hoàn chỉnh, còn nghiên cứu định tính hoàn thiện bề ngoài của ngôi nhà đó.

Bài làm của nhóm có lẽ còn nhiều sơ sài. Xin thầy và các bạn đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhóm hoàn thiện bài tốt hơn.

Thành viên nhóm:
1. 0766007 - Nguyễn Văn Duy
2. 0766053 - Hoàng Mậu Tuấn
3. 0766108 - Tô Mạnh Cường  
4. 0766003 - Hoàng Văn Chính
5. 0766055 - Phan Dương Quốc Việt
6. 0766046 - Ngô Đình Thọ

Nhận xét

  1. Nice dispatch and this fill someone in on helped me alot in my college assignement. Thank you for your information.

    Trả lờiXóa
  2. Bằng những phương pháp nào có thể cm được thành phần định tính và định lượng của nước

    Trả lờiXóa
  3. mình là sv của trường KHXH và NH Hà Nội.cũng là 1 sv của ngành Nhân Học. hi. hôm nay bọn m có bài tập về thiết kế 1 đề cương nghiên cứu khoa học nên m tình cờ ghé thăm trang web này. đây có lẽ là trang web của chỉ 1 lớp nhân học trong Tp HCM đúng không a.
    m đã xem và đọc 1 số đề cương nghiên cứu của các bạn, trước hết m thấy các bạn có nhiều ý tưởng rất hay và mới mẻ khi thiết kế một đề cương nghiên cứu. tuy nhiên m có 1 nhận xét nhỏ đó là nếu đề cương mà mọi người chỉ nêu ra những điều chung chung, không có sự giới thiệu chi tiết ( hơi ). mình chỉ mới thấy đó là những ý các bạn sẽ triển khai trong quá trình nghiên cứu. nó giống như các gạch đầu dòng. một đề cương nghiên cứu khoa học không thể chỉ gói gọn trong 1 trang giấy mà thôi được.
    khi nào có cơ hội m xin post bài nghiên cứu này của m, mong mọi ng xem và góp ý nhé.

    Trả lờiXóa
  4. minh hoc nganh vat li hoc,minh ko hieu ve giai thich dinh tinh va giai thich dinh luong trong vat li hoc, cac ban co the giai thich dum minh ko?thankyou!

    Trả lờiXóa
  5. cám ơn nhiều, thông tin thật hữu ích

    Trả lờiXóa
  6. Làm thế nào để đưa người lên sao Hỏa

    Trả lờiXóa
  7. Làm thế nào để đưa người lên sao Hỏa

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, lâu rồi mình mới khởi động lại website này nên mới thấy thông tin các bạn để lại.
    Thanh Giang Vũ: Bạn có thể lên sao hoả bằng một tên lửa với chi phí chừng khoảng 36 tỷ USD cho một chuyến đi. Mỗi chuyến đi tên lửa có thể mang được 15 người chưa kể phi hành đoàn, như vậy bạn muốn rẻ hơn thì rủ thêm vài người như bạn. Muốn biết thêm chi tiết bạn liên lạc với cơ quan NASA của Hoa Kỳ nha bạn

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC