ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG CÁCH THỨC THẨM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG TRONG NHÂN HỌC


Như chúng ta đã biết phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng con số và giải quyết quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu theo quan niệm diễn dịch. Phương pháp này đặc biệt phù hợp quan niệm tiếp cận của khoa học tự nhiên và thực chứng luận (positivism), liên quan với quan niệm khách quan (objectivist conception) cho hiện thực xã hội.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được kiểm nghiệm bởi thực tế (khác với định tính), nghiên cứu định lượng rất rõ ràng, quan niệm khách quan. Vậy phương pháp nghiên cứu định lượng có độ tin cậy như thế nào?
1. ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG
Độ tin cậy của số liệu là việc chúng ta hỏi cùng một câu hỏi như nhau và cùng một thủ tục, phương pháp như nhau thì thu thập được câu trả lời giống nhau đến mức nào. Phương sai (variance) chính là nói về độ tin cậy, còn độ lệch của số liệu lại liên quan đến tính hiệu lực của phương tiện đo. Phương tiện đo càng có tính hiệu lực cao thì độ lệch càng nhỏ. Và độ tin cậy càng cao thì phương sai càng giảm.
Nhìn chung độ lệch và phương sai càng nhỏ càng tốt. Để làm giảm thiểu 2 yếu tố này thì những nhà nghiên cứu cố gắng trong điều tra chọn mẫu. Muốn có độ tin cậy cao thì người nghiên cứu cần chọn và sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp. Nên sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng khi: Chủ đề nghiên cứu đã được xác định rõ và đã quen thuộc, những vấn đề cần đo lường khá nhỏ hay đã từng được giải quyết, khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ, khi cần sự mô tả chi tiết bằng các con số cho một mẫu đại diện, khi khả năng tiến hành lại sự đo lường là quan trọng, khi cần khái quát hóa và so sánh kết quả trong quần thể nghiên cứu.
Độ tin cậy của dữ liệu định lượng còn phụ thuộc vào chất lượng của bảng câu hỏi như chất lượng của các câu trả lời, tính đầy đủ của một câu trả lời và của một bảng câu hỏi, tình hợp lý và sác thực của câu trả lời. Do đó việc đánh giá tính chính xác của dữ liệu thô trước khi sử lý phần nhiều phụ thuộc vào sự thẩm định các bảng câu hỏi. Thường thì để giảm thiểu những bảng trả lời thiếu xác thực hay “cho có lệ” thì nhà nghiên cứu hay lồng ghép các câu hỏi kiểm tra sự chân thực của đối tượng.
Tóm lại, có thể nói rằng các nghiên cứu và dữ liệu định lượng là đáng tin cậy khi phân tích và đánh giá tác động tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế và hành vi của các đối tượng nghiên cứu. Những dữ liệu thu thập được có độ tin cậy xác định về mặt thống kê, những đánh giá đó có thể sử dụng cho phân tích và dự báo. Kết quả phân tích và dự báo định lượng được đối chiếu lại với cơ sở lý luận cho việc lập mô hình phân tích và dự báo. Sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ cho phép cho ra những quyết định hợp lý, đúng đắn nhất khi ta có dược những thông tin đáng tin cậy từ các nghiên cứu định tính.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp này, nhất là trong các nghiên cứu thị trường cần độ chính xác cao, có hiệu quả nhất để vạch ra các chiến lược kinh doanh. Trong các điều tra tâm lý tiêu dùng, các xu hướng xã hội… Thậm chí là trong các phân tích và dự báo thời tiết, hay việc xác định quỹ đạo bay của tên lửa bắn tới các hành tinh… những công việc đòi hỏi độ tin cậy và chính xác cao, đều có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu này.
2. CÁCH THỨC THẨM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG TRONG NHÂN HỌC.
Một cách để thẩm định dữ liệu định lượng đó là ta sử dụng thang đo trong nghiên cứu. Thang đo nhiều chỉ báo được sử dụng khi các thang đo đơn giản khác không giải quyết được vấn đề. Có thể nhận thấy rằng, ngay cả một câu hỏi riêng lẻ trong bảng hỏi cũng có tác dụng như một thang đo nếu nó cho phép bạn quy ước con người, nhóm hoặc đồ vật mà bạn đang nghiên cứu thành các phân loại của một biến. Trong khi đó, những biến được quan tâm nhất thường là những biến phức tạp và không dễ xác định chỉ với một chỉ báo. Chúng thường được đo lường bằng sự kết hợp giữa các thước đo về thu nhập, giáo dục, uy tín nghề nghiệp. Mỗi sự đo lường này là một thao tác hóa cho khái niệm địa vị kinh tế xã hội (SES).
Có những dữ liệu mà chúng ta không cần dùng đến các thang đo để thẩm định, nếu chỉ cần biết thông tin về thu nhập của họ thôi thì ta cũng có thể dự đoán được phản ứng của họ đối với câu hỏi đề cập đến thái độ của họ. Tuy nhiên một thang đo phức tạp về SES sẽ dự báo thái độ tốt hơn.
Chúng ta thường sử dụng thang đo Guttman dể xác định dữ liệu định lượng. Trong bài nghiên cứu của chúng ta sẽ có nhiều người trả lời, những người trả lời này gây ra sai lệch theo nghĩa là dữ liệu về họ làm giảm bớt mức độ chính xác của thang đo. Chúng ta có thể kiểm tra mức độ chặt chẽ của bất kỳ một dữ liệu dạng chỉ số nào có mô phỏng một thang đo chính xác hay không bằng cách áp dụng hệ số khả năng cơ mô phỏng của Guttman. Dựa trên những quy tắc của thang đo Guttman, ta có thể kiểm chứng dữ liệu định lượng. Ngoài ra ta có thể dùng thang đo Likert, phân tích sự chênh lệch giữa ngữ nghĩa, phân tích các mục hỏi…
Bên cạnh đó, quan sát trực tiếp có phản ứng cũng góp phần giúp ta thẩm định. Có 2 chiến lược cho quan sát hành vi: Ta có thể xuất hiện công khai và có phản ứng; hoặc là ẩn mình và không phản ứng. Với phương án 1, có thể sẽ có sự dung kịch của người trả lời, thứ 2, ta có thể quan sát được hành vi của người được phỏng vấn, từ đó có thể dự đoán được mức độ của dữ liệu thu được.
Kết luận: Độ tin cậy của dữ liệu định lượng không phải chỉ đơn giản là việc đánh giá những con số dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập được mà còn dựa trên việc đánh giá quy trình thu thập dữ liệu, vấn đề mà nhà nghiên cứu hướng tới.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI.
Bai nay cua nhom nao, sao khong thay ghi ten. So di toi hoi vi nhom Cau Vuot tuan nay xin doi cau hoi va chuyen cau hoi nay sang nhom cua Quynh Nhu.
Bai cua nhom co dau tu nghiem tuc, tuy nhien van con nhieu diem can thao luan, cac ban khac vao cho y kien som. Chuc cac ban thanh cong
Dịu nói...
Mình thấy các bạn giải thích khó hiểu quá, các bạn đưa ra khá nhiều những khái niệm mới mà không giải thích rõ ràng, ví dụ như:hệ số khả năng cơ mô phỏng của Guttman, hay thang đo Nihau. mình thấy cách gair thích của các bạn thiên về xã hội học và kinh tế nhiều hơn là đúng trên quan điểm nhân học để giải thích. các bạn có thể giải thích rõ hơn được không?
- Theo các bạn nhà nghiên cứu định lượng phải chọn mẫu như thế nào để độ lệch và phương sai nhỏ nhất ở mức có thể nhằm làm tăng độ tin cậy của dữ liệu định lượng?
- Các bạn có thể nói rõ về phương tiện đo trong nghiên cứu định lượng?
cảm ơn nhóm các bạn!
Hoàng Thị Dịu.
Nhóm trả lời:
Trước tiên nhóm Cầu Vượt xin cám ơn những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn, chúng tôi xin được tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.
Nhóm chúng tôi làm đề tài trên cơ sở hiểu biết của bản thân các thành viên trong nhóm từ đó đưa ra ý kiến chung, và tài liệu tham khảo chính vẫn là cuốn “ Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học” của tác giả H.Russel Bernard, vì thế có những hạn chế về câu trả lời và nội dung bài bình luận.
Nhóm xin được nhận khuyết điểm đó là về phần lỗi chính tả, trong quá trình làm bài, chúng tôi đã cố gắng chỉnh sửa lỗi những vẫn mắc sai phạm đó là từ Nihau. Thật ra đó là chữ “ Nhiều”, những do laptop của chúng tôi bị lỗi về phần Word, nên khi đánh chữ “nhiều” nó bị biến thể thành Nihau. Nên chúng tôi xin đính chính lại đó là “ …thang đo nhiều…” chứ không phải là “…thang do Nihau…”. Điều này khiến các bạn đọc thấy khó hiểu là điều hiển nhiên. Thành thật xin lỗi các bạn, mong các bạn thông cảm cho sự cố này.
Như đã nói ở trên, trong cuốn “ Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học” của tác giả H.Russel Bernard, ông đã giải thích khá rõ về thang đo Gutman hay về phương tiện đo trong nghiên cứu định lượng…đây là cuốn sách các bạn đã được cung cấp.
Còn về câu hỏi nghiên cứu định lượng phải chọn mẫu như thế nào để độ lệch và phương sai nhỏ nhất ở mức có thể nhằm làm tăng độ tin cậy của dữ liệu định lượng? theo nhóm cần chọn những mẫu có tính đại diện hơn, trong nghien cưu dân tộc học thường ít dùng mẫu xác suất, ta thường kết hợp mẫu thuận lợi và mẫu triển khai nhanh để có được nguồn dữ liệu tốt.
Cám ơn bạn đã tham gia bình luận cho bài viết của nhóm, chúc bạn thành công. 00:58 Ngày 28 tháng 3 năm 2010
Nặc danh nói...
Mình xin đóng góp ý kiến, phần thẩm định có rất nhiều chỗ rất khó nắm bắt, mình thấy các bạn nên cho ví dụ cụ thể với cả hai loại thang đo Guttman và thang đo Nihau để chứng minh.Phần 1 thì các bạn trình bày tương đối dễ hiểu , theo mình khi nói đến chất lượng của bảng hỏi thì ta nên đề cập đến sự ảnh hưởng của chủ thể. đối tượng khách quan nào đó khi ta chọn mẫu.
Cuối cùng mình mong các bạn giải thích rõ hơn hai chiến lược quan sát hành vi và có ví dụ cụ thể. Cám ơn các bạn.
Lan Đài-0766008
Nhóm xin trả lời:
Trước tiên nhóm Cầu Vượt xin cám ơn những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn, chúng tôi xin được tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.
Nhóm chúng tôi làm đề tài trên cơ sở hiểu biết của bản thân các thành viên trong nhóm từ đó đưa ra ý kiến chung, vì thế có những hạn chế về câu trả lời và nội dung bài bình luận.
Nhóm xin được nhận khuyết điểm đó là về phần lỗi chính tả, trong quá trình làm bài, chúng tôi đã cố gắng chỉnh sửa lỗi những vẫn mắc sai phạm đó là từ Nihau. Thật ra đó là chữ “ Nhiều”, những do laptop của chúng tôi bị lỗi về phần Word, nên khi đánh chữ “nhiều” nó bị biến thể thành Nihau. Nên chúng tôi xin đính chính lại đó là “ …thang đo nhiều…” chứ không phải là “…thang do Nihau…”. Điều này khiến các bạn đọc thấy khó hiểu là điều hiển nhiên. Thành thật xin lỗi các bạn, mong các bạn thông cảm cho sự cố này.
Hỏi: Bạn giải thích rõ hơn hai chiến lược cho quan sát hành vi và có ví dụ cụ thể:
Một: Ta có thể xuất hiện công khai và có phản ứng: tức là khi ta tham gia vào quan sát tham dự, cộng đồng đó biết rõ sự hiện diện và mục đích của mình, từ đó ta có thể nghiên cứu, hay hỏi trực tiếp những sự kiện trong bối cảnh đó.
Hai: hoặc là ẩn mình và không phản ứng; ta chi đứng ngoài sự kiện diễn ra, không tác động, không xuất hiện với tư cách một nhà nghiên cứu, mọi người xung quanh gần như không biết đến sự hiện diện và mục dích ta hiện diện ở đó. Ta chỉ đứng ngoài, và bằng những kỹ năng nghiên cứu mà ta phân tích đánh giá tiếp thu vấn đề.
Ví dụ: khi bạn tham gia lễ tết Cholchnamthmay của người Khmer tãi Trà Vinh chẳng hạn, đạc biệt là lễ cầu siêu, trong đó tat ham dự và cộng đồng ở đó cũng thấy được sự có mặt của ta, trong quá trình Cầu siêu, ta thấy có một điểm lạ là tại sao trên mỗi lọ cốt đều có lá trầu không và nhang, khi không hiểu vì sao ta có thể gặp hỏi vị Acha để được rõ. Đó là ta xuất hiện công khai và có phản ứng. và ngược lại ta chỉ đứng từ ngoài như 1 thành viên bình thường của lễ hội và không hỏi gì, chỉ chứng kiến thôi, gọi đó là ẩn mình và không phản ứng.
Nhóm xin được trả lời theo hiểu biết của mình và tham khảo cuốn “ Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học” của tác giả H.Russel Bernard, vì thế có những hạn chế về câu trả lời và nội dung bài bình luận, mong bạn góp ý để bài viết của nhóm mình thêm hoàn chỉnh. Cám ơn bạn tham gia bình luận. chúc bạn học tốt.
nguyen thi hanh nói...
H đọc bài của các ban mà nhiều chỗ không hiểu được. mình nghĩ 1 số chỗ các ban nên giải thích thêm để người đọc có thể hiểu được ý các bạn muốn diễ đạt. mình ví dụ: các bạn nói " phương sai chính là nói về độ tin cậy" nêm mình hiểu phương sai và độ tin cậy là môt, không khác nhau. khong biết mình hiểu như vậy có đúng ko? nhưng ý sau các ban nói " độ tin cậy càng cao thì phương sai càng giảm", tức là độ tin cậy và phương sai tỉ lệ nghich với nhau, đến đây mình lại hiểu 2 cái đó ko phải là 1. mình ko hiểu lắm, mong các bạn giải thích rõ hơn chỗ này.
tiếp theo, các ban nói " độ lệch và phương sai càng nhỏ càng tốt". nó tốt như thế nào? mình nghĩ các bạnnên làm rõ ý hơn. tương tự ở ý sau, " để giảm thiểu 2 yếu tố này thì những nhà nghiên cứu cố gắng trong điều tra chọn mẫu", vậy thì chọn mẫu như thế nào?
về phần 2: cách thức thẩm định độ tin cậy của dữ kiệu định lượng trong nhân học.
Mình nghĩ khi đưa ra các thuật ngữ thì các nên giải thích về nó để người đọc hiểu đc. có mấy chỗ mình khônbg hiểu, mong các bạn giai thích rõ hơn.
Thang đo Nihau là gì? ưu và khuyết điểm của nó là gì? phải chăng đây là một thang đo phức tap? vậy " thang đo đơn giản khác" mà các bạn nói ở đây là gì? xuống dưới các bạn viết " trong bài nghiên cứu của chúng ta sẽ có Nihau người trả lời", vậy Nihau ở đây có giống với " thang đo Nihau" ở trên ko? vậy Nihau ở đây là cái gì?
Mong các bạn giải thích rõ hơn để mình có thể hiểu đc. cảm ơn các bạn!
Hạnh- 0766068
Nhóm xin trả lời:
Phương sai là gì?
Một biến số phản ảnh tình trạng của một bệnh trong hai nhóm bệnh nhân (nhóm A gồm 6 bệnh nhân, và nhóm B gồm 4 bệnh nhân) như sau:
Nhóm A: 6, 7, 8, 4, 5, 6
Nhóm B: 10, 2, 3, 9
Có thể dễ dàng thấy rằng số trung bình của nhóm A là 6, bằng với số trung bình của nhóm B. Tuy có cùng số trung bình, chúng ta khó có thể kết luận hai nhóm này tương đương nhau, bởi vì độ khác biệt trong nhóm B cao hơn trong nhóm A. Thật vậy, độ khác biệt giữa số lớn nhất và số nhỏ nhất trong nhóm B là 8 (tức 10 trừ cho 2) gấp hai lần so với nhóm A với độ khác biệt là 4 (lấy 8 trừ cho 4).
Chúng ta cần một chỉ số để phản ảnh sự khác biệt giữa các bệnh nhân (hay nói theo thuật ngữ là biến thiên). Cách làm hiển nhiên nhất là lấy kết quả của từng bệnh nhân trừ cho số trung bình và cộng chung lại. Gọi chỉ số này là D, và để phân biệt hai nhóm A và B, chúng ta dùng kí hiệu dưới dòng (subscript):
Nhóm A: AD = (6-6) + (7-6) + (8-6) + (4-6) + (5-6) + (6-6) = 0
Nhóm B: BD = (10-6) + (2-6) + (3-6) + (9-6) = 0
Như thấy trên, vấn đề ở đây là tổng số khác biệt của D là 0. Như vậy D vẫn chưa phản ảnh được độ biến thiên mà chúng ta muốn. Một cách làm cho D có “hồn” hơn là chúng ta lấy bình phương của từng cá nhân và cộng số bình phương lại với nhau. Gọi chỉ số mới này là D2 , chúng ta có:
Nhóm A: AD2 = (6-6)2 + (7-6)2 + (8-6)2 + (4-6)2 + (5-6)2 + (6-6)2 = 10
Nhóm B: BD2 = (10-6)2 + (2-6)2 + (3-6)2 + (9-6)2 = 503
Bây giờ thì D2 rõ ràng cho thấy nhóm B có độ biến thiên cao hơn nhóm A. Nhưng còn một vấn đề, vì D2 là tổng số, tức là chịu ảnh hưởng số cỡ mẫu trong từng nhóm. Một cách điều chỉnh hợp lí nhất là chia D2 cho số cỡ mẫu. Gọi chỉ số mới này là S2, chúng ta có:
Nhóm A: S2A = 10 / 6 = 1.67
Nhóm B: S2B = 50 / 4 = 12.5
Nhưng để khách quan hơn nữa, chúng ta còn phải điều chỉnh cho số thông số sử dụng trong tính toán. Chú ý rằng khi tính D hay D2 , chúng ta trừ kết quả mỗi bệnh nhân cho số trung bình (tức là tốn một thông số). Vì thế, thay vì chia D2 cho số cỡ mẫu, chúng ta phải chia cho số cỡ mẫu trừ 1. Gọi chỉ số mới nhất là s2 , chúng ta có:
Nhóm A: S2A=10/(5-1)=2
Nhóm B: S2B=50/(4-1)=16.7
Chỉ số S2 ở đây chính là phương sai.Nhưng còn một vấn đề nhỏ nữa: bởi vì đơn vị phương sai là bình phương, khác với đơn vị của số trung bình. Vì thế, cách hoán chuyển tốt nhất là chuyển giá trị của phương sai sao cho có cùng đơn vị với số trung bình bằng cách lấy căn số bậc hai, và đây chính là độ lệch chuẩn (kí hiệu s).
Nhóm A: SA==1.41
Nhóm B: SB==4.08
Vậy nếu đọc kĩ ví dụ trên bạn sẽ hiểu ý nghĩa của những cụm từ chúng mình sử dụng. Xin cám ơn bạn.
Nặc danh nói...
mình đọc phần: thẩm định độ tin cậy của dũ liệu định luợng trong nhân học, khó hiểu quá: Thang đo Nihau, thang đo Guttman. theo nhu các bạn trình bày thì đây là hai thang do đuơc úng dụng trong sử lý dữ liệu định luợng, hai thang đo này đuợc úng dụng trong các truờng hợp cụ thể nào, các bạn có thể lấy ví dụ phân tích về tính ứng dụng của hai thang đo này trong nghiên cứu Nhân học?
cảm ơn các bạn!
phạm thị thúy:0766096
NHÓM CẦU VƯỢT TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Trước tiên nhóm Cầu Vượt xin cám ơn những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn, chúng tôi xin được tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.
Nhóm chúng tôi làm đề tài trên cơ sở hiểu biết của bản thân các thành viên trong nhóm từ đó đưa ra ý kiến chung Nhóm xin được trả lời theo hiểu biết của mình và tham khảo cuốn “ Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học” của tác giả H.Russel Bernard, vì thế có những hạn chế về câu trả lời và nội dung bài bình luận, mong bạn góp ý để bài viết của nhóm mình thêm hoàn chỉnh.
Nhóm xin được nhận khuyết điểm đó là về phần lỗi chính tả, trong quá trình làm bài, chúng tôi đã cố gắng chỉnh sửa lỗi những vẫn mắc sai phạm đó là từ Nihau. Thật ra đó là chữ “ Nhiều”, những do laptop của chúng tôi bị lỗi về phần Word, nên khi đánh chữ “nhiều” nó bị biến thể thành Nihau. Nên chúng tôi xin đính chính lại đó là “ …thang đo nhiều…” chứ không phải là “…thang do Nihau…”. Điều này khiến các bạn đọc thấy khó hiểu là điều hiển nhiên. Thành thật xin lỗi các bạn, mong các bạn thông cảm cho sự cố này.
Như đã nói ở trên, trong cuốn “ Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học” của tác giả H.Russel Bernard, ông đã giải thích khá rõ về thang đo Gutman hay về phương tiện đo trong nghiên cứu định lượng…đây là cuốn sách các bạn đã được cung cấp.
Cám ớn bạn đã tham gia bình luận. Chúc bạn học tốt.
Mai Hương nói...
chào các bạn!
Minh nhận thấy bài của các bạn có sự đầu tư nghiêm túc, tuy nhiên cũng như bạn Dịu nhận xét, các bạn đưa nhiều khái niệm mới mà không có sự giải thích rõ ràng nên gây khó hiểu. Mong các bạn giải thích thêm. cám ơn các bạn! Mình có câu hỏi là: khi ta cầm một kết quả nghiên cứu trên tay thì ta có thể đánh giá quá trình thu thập dữ liệu của nhà nghiện cứu bằng cách nào?
Thanh Thảo
0766093
Nhóm trả lời.
Nhóm không có tham vọng trình bày cách để giúp người đọc thẩm định độ tin cậy của một công trình nghiên cứu vì quá trình này cần hẳn một hội đồng khoa học với bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu mới có thể là công việc đó. Mục đích nhóm trình bày là cách mà nhà nghiên cứu thẩm định dữ kiệu dùng cho nghiên cứu của mình sao cho khi sử dụng đảm bảo tính chân thực và đúng đắn, đủ sức thuyết phục hội đồng khoa học. Còn quá trình thu thập là việc làm nhà nghiên cứu luôn luôn phải tự sem sét kiểm điểm vì chính họ tự tổ chức, tự kiểm tra công đoạn này. Quá trình thu thập dữ liệu này cũng một phần được tác giả nghiên cứu trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu.
Nhóm xin cám ơn đóng góp của các bạn
Ánh nói...
Cho Ánh hỏi dữ liệu định tính cũng lấy từ thực tỉễn như phỏng vấn sâu mà sao lại bảo định luợng lấy từ thực tiễn (khác với định tính) nhờ các bạn giải thích giúp.
Ánh nhận thấy nhóm đã đề cập đến rất nhiều điểm quan trọng trong nghiên cứu định lựơng như chọn mẫu, phuơng sai, độ lệch chuẩn... nhưng các bạn chưa nêu rõ thế nào là cách chọn mẫu thế nào là chuẩn, để đạt đuợc độ tin cậy cao, hay phuơng sai và độ lệch chuẩn tiêu chuẩn mà nhà nghiên cứu phải đạt đến là gì? nếu nói chung chung thê thì chúng mình sẽ không biết đâu là chuẩn để căn cứ, Phuơng tiện đo có tình hiệu lực là như thế nào?
THeo Ánh khi nhóm muốn đưa ra vấn đề gì đó thì nên có minh họa, chứng minh phù hợp để tránh những ý kiến chủ quan và mơ hồ như : "CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐUỢC XÁC ĐỊNH RÕ VÀ ĐÃ QUEN THUỘC, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐUỢC ĐO LUỜNG KHÁ NHỎ hay đã từng được giải quyết, khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ"... Các nhân Ánh thấy nhưng câu của các bạn rất khó hiểu vì chủ đề nghiên cứu đã đuợc xác định rõ và đã quen thuộc là thế nào? nếu trong truờng hợp này thì ko sử dụng định tính đuợc hay sao? và Ánh nhgĩ là những vấn đề nhà nhân học nghiên cứu đều cần thết phải liên hệ với bối cảnh xã hội... vậy không thể sử dụng phuơng pháp định luợng sao?
Nhờ các bạn giải thích giúp Ánh
Cám ơn sự chuẩn bị của các bạn
Ánh
Nhóm trả lời.
Trước tiên xin đính chính là bài hoàn toàn không hề nói :”dữ liệu định tính cũng lấy từ thực tỉễn như phỏng vấn sâu mà sao lại bảo định luợng lấy từ thực tiễn (khác với định tính)” mà chính sác là “Phương pháp nghiên cứu định lượng được kiểm nghiệm bởi thực tế (khác với định tính), nghiên cứu định lượng rất rõ ràng, quan niệm khách quan.”
Khi chúng mình đưa ra "CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐUỢC XÁC ĐỊNH RÕ VÀ ĐÃ QUEN THUỘC, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐUỢC ĐO LUỜNG KHÁ NHỎ hay đã từng được giải quyết, khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ" tức nhà nghiên cứu đã có những định hướng đầy đủ cho những vấn đề mà nhà nghiên cứu dự định làm sáng tỏ vì như bạn biết nếu như trong quá trình nghiên cứu định lượng mà mục đích nhà nghiên cứu hướng đến là từ những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập được để gợi mở thêm những vấn đề khác (giả dụ những vấn đề này mới là mục đích nhà nghiên cứu mong muốn đạt được) rồi lại tiến hành một cuộc nghiên cứu định lượng khác để giải thích cho vấn đề phát sinh, rồi lại tiếp tục những phát sinh khác thì sẽ rất phức tạp. Hơn nữa như các bạn biết với những phạm vi quá lớn đồng nghĩa với việc thu thập một số lượng các con số khổng lồ. Hơn nữa do đặc thù của nghiên cứu định lượng các con số cần chính sác nên mức độ sai số sẽ càng cao với các đề tài quá lớn quá phức tạp. Các con số khổng lồ chồng chéo phức tạp này dễ gây nhiễu cho nhà nghiên cứu.
Nặc danh nói...
Nhận xét của liễu
Trong phần viết của các bạn về cách thức thẩm định độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong nhân học. các bạn có nhắc đến "Trong bài nghiên cứu chúng ta sẽ có Nihau người trả lời" Tôi không rõ về thuật ngữ này. Các bạn có thể giải thích rõ hơn
Điều thứ 2 Tôi thắc mắc câu: "Ta có thể xuất hiện công khai và có phản ứng; hoặc là ẩn mình và không phản ứng. Với phương án 1, có thể sẽ có sự dung kịch của người trả lời". Tôi không hiểu "Dung kịch của người trả lời" là gì. các bạn có thể giải thích được không?
Nhóm trả lời:
Một: Ta có thể xuất hiện công khai và có phản ứng: tức là khi ta tham gia vào quan sát tham dự, cộng đồng đó biết rõ sự hiện diện và mục đích của mình, từ đó ta có thể nghiên cứu, hay hỏi trực tiếp những sự kiện trong bối cảnh đó.
Hai: hoặc là ẩn mình và không phản ứng; ta chi đứng ngoài sự kiện diễn ra, không tác động, không xuất hiện với tư cách một nhà nghiên cứu, mọi người xung quanh gần như không biết đến sự hiện diện và mục dích ta hiện diện ở đó. Ta chỉ đứng ngoài, và bằng những kỹ năng nghiên cứu mà ta phân tích đánh giá tiếp thu vấn đề.
Ví dụ: khi bạn tham gia lễ tết Cholchnamthmay của người Khmer tãi Trà Vinh chẳng hạn, đạc biệt là lễ cầu siêu, trong đó tat ham dự và cộng đồng ở đó cũng thấy được sự có mặt của ta, trong quá trình Cầu siêu, ta thấy có một điểm lạ là tại sao trên mỗi lọ cốt đều có lá trầu không và nhang, khi không hiểu vì sao ta có thể gặp hỏi vị Acha để được rõ. Đó là ta xuất hiện công khai và có phản ứng. và ngược lại ta chỉ đứng từ ngoài như 1 thành viên bình thường của lễ hội và không hỏi gì, chỉ chứng kiến thôi, gọi đó là ẩn mình và không phản ứng.
Nhóm xin được trả lời theo hiểu biết của mình và tham khảo cuốn “ Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học” của tác giả H.Russel Bernard, vì thế có những hạn chế về câu trả lời và nội dung bài bình luận, mong bạn góp ý để bài viết của nhóm mình thêm hoàn chỉnh. Cám ơn bạn tham gia bình luận. chúc bạn học tốt.
Giáng Hương nói...
Hương cũng có ý kiến như các bạn đã bình luận. Nếu như các bạn tham khảo tài liệu ở đâu đó thì cũng nên trình bày lại và giải thích một cách rõ ràng cho phù hợp với những kiến thức mà tụi mình đã học. Các bạn đưa ra quá nhiều khái niệm mới mà mọi người không hiểu nên cũng không thể đóng góp xác đáng cho bài làm của các bạn. Cuối cùng, mình có một câu hỏi cho nhóm là: Các bạn đã trình bày "để làm giảm độ lệch và phương sai thì các nhà nghiên cứu nên cố gắng trong điều tra chọn mẫu", vậy thì những cố gắng đó là như thế nào và cách thức tốt nhất để chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng có phải là phạm vi càng rộng càng chính xác hơn hay không?
Nhóm trả lời:
Trước tiên xin cảm ơn những đóng góp của bạn. Câu hỏi của bạn đã được trình bày tại các phần trên. Xin cám ơn đóng góp của bạn. Chúc bạn học tốt.
Chào các bạn!
Mình đã đọc bài của các bạn đăng. Mình nhận thấy bài đọc các bạn sử dụng rất nhiều thuật ngữ mới nhưng lại không giải thích rõ ràng vì vậy đọc rất khó hiểu. Mình nhận thấy nếu các bạn có những khái niệm cho những thuật ngữ mới, và trình bày theo ý hiểu của nhóm bạn thì bài viết của các bạn sẽ thuyết phục và hay hơn.
Ở câu hỏi thứ nhất, mình muốn hỏi nhóm bạn. Các bạn nói nên sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng "khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ". Mình chưa hiểu ý này cho lắm. Ở câu hỏi thứ hai, các bạn đưa ra một só thang đo để thẩm định độ tin cậy của dữ liệu vậy nhờ nhóm bạn chia sẻ, những thang đo đó có những ưu và khuyết điểm như thế nào.
Thật sự thì khi đọc bài này mình vẫn chưa nắm được nội dung vì thuật ngữ nhiều quá. Nhờ nhóm bạn chia sẻ, trao đổi để mọi người hiểu thêm
Cảm ơn nhóm bạn rất nhiều
Nguyễn Thị Minh Thương 0766092
Nhóm xin trả lời:
Nhóm xin cám ơn những đóng góp của bạn. nhóm xin trả lời những câu hỏi của bạn như sau.
Thứ nhất do bài viết trong nội dung nhóm trình bày đã khá dài hơn nữa do post lên blog nên nhóm nghĩ trình bày quá dài sẽ khiến cho các bạn rối mắt.
Thứ hai nhóm thực sự nghĩ những thuật ngữ như phương sai, độ lệch chuẩn, chọn mẫu… hoàn toàn không phải thuật ngữ lạ để cần giải thích tường tận vì các bạn đã được tiếp xúc với chúng khi học môn Thống kê xã hội và một phần kiến thức của môn định tính.
Thứ ba như đã trình bày ở trên các kiến thức chúng mình nêu ra đều nằm trong cuốn “ Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học” của tác giả H.Russel Bernard, một cuốn sách các bạn đã được cung cấp. Chi tiết về các thang đo mong các bạn tự tham khảo thêm.
Nhóm xin các ơn sự đóng góp của các bạn. Chúc các bạn học tốt.
Lê Bá Long nói...
chào các bạn!
mình không biết nhận xét như thế nào nữa, vì khi đọc bài của các bạn và phân góp ý kiến thì các bạn đã nói hộ những gì mà mình cần muốn nói rồi, mình mong các bạn giải thích rõ các thuật ngữ mà các bạn đưa ra để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề các bạn muốn trình bày.
Nhóm trả lời:
Xin cám ơn ý kiến đóng góp của các bạn. Các thắc mắc của bạn chúng mình đã giải thích ở phần trên. Mong tiếp tục nhận được những ý kiến của bạn để chúng ta cùng học tốt hơn. Xin cám ơn.
thanh nói...
Bài viết của các bạn chỉ tập trung miêu tả về lý thuyết mà chưa có sự kết hợp với thực tiễn. Hơn nữa, có những thuật ngữ khó hiểu. Mong các bạn đưa bài hoàn chỉnh hơn.cám ơn vì bài viết của nhóm bạn.
Nhóm trả lời:
Xin cám ơn những đóng góp của bạn. Chúng mình đang tiếp tục hoàn thiện, mong bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến. Xin cám ơn.
De nghi nhom tiep tra loi cac cau hoi va tiep thu cac y kien dong gop va cap nhat phien ban hoan chinh nhat de tui cham diem giua ky.
chuc cac ban thanh cong.

Nhận xét

  1. Chào nhóm, mình thấy bài làm của nhóm dù chưa hoàn chình về mặt nội dung lắm ( vì còn hơi khó hiểu) nhưng đã cố gắng khái quát được nội dung về độ tin cậy của dữ liệu định lượng cách thức thẩm định của dữ liệu định lượng trong Nhân học như thế nào. Mình muốn hỏi nhóm là theo nhóm cách thẩm định nào là tốt nhất để kiểm định dữ liệu tốt nhất? Có phải chỉ có hai cách để thẩm định dữ liệu là : dùng than đo trong nghiên cứu và quan sát có phản ứng hay không? Chúc nhóm thành công!

    Trả lờiXóa
  2. Mức độ tin cậy của dữ liệu định lượng.
    Theo Lưu, khi nhìn thấy một dữ liệu định lượng được đưa ra trong bất cứ trường hợp nào, người tiếp nhận nó ,có thể do nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn muốn sử dụng lại số liệu đó cho nghiên cứu của mình thì nhất thiết cần phải cò sự đối chiếu giữa cách tiếp cận vấn đề của mình với cách tiếp cận vấn đề của người đã nghiên cứu. Trong trường hợp xét ví dụ mà thầy đưa ra, có một kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 70 hay 80 % thanh niên thiếu kĩ năng sống. Việc đầu tiên mình nghĩ khi tiếp nhận thông tin này là không thể tin ngay được. Tin ở đây theo mình không có nghĩa là phủ nhận tư cách của người đã nghiên cứu đề tài đó nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến số liệu này, bạn cần phải xem xem người nghiên cứu đã tiếp cận khái niệm “ kĩ năng sống của họ ở khía cạnh nào” còn bạn tiếp nhận và hiểu nó ở khía cạnh nào.Do đó mà người tiếp nhận thông tin phải hết sức “tỉnh táo” trong việc đánh giá mức độ tin ncậy từ các số liệu do ngiên cứu định lượng đưa ra.
    Một việc cần lưu ý khác khiến cho dữ liệu định lượng được xem là phải đặt lại vấn đề là cách mà phương pháp ngiên cứu định lượng chọn để tiếp cận với đối tượng cung cấp thông tin cho mình. Phương pháp định lượng khác phương pháp định tính ở một điểm rất quan trọng ở chỗ nếu phương pháp ngiên cứu định chọn đi theo thuyết kiến tạo để nghiên cứu đối tượng thì định lượng lại chọn theo CN khách quan. Khách quan ở đây, theo mình hiểu là vì nó có thể kiểm chứng được như vậy câu hỏi đặt ra là có vấn đề gì nữa khi các số liệu mà định lượng đưa ra khi mà chúng có thể được nhà nghiên cứu đã kiểm định chúng và thống kê bằng những con số.? Thật ra, mình tin vào tính khách quan đó nhưng đặt vấn đề ở chỗ khi nhà nghiên cứu định lượng nhận thức vấn đề và nhìn vấn đề từ sự hiểu biết của mình sau đó tiến hành đi kiểm tra nó theo những chuẩn mực mà nhà nghiên cứu cho là khách quan thì thật sự nó có còn mang tính khách quan nữa hay không.Trong khi đó, so sánh với pp định tính với cách tiếp cận bằng cách nghe chính đối tượng của mình nói vấn đề đó theo họ nhìn nhận là như thế nào, hay họ thực sự là ai, họ có suy nghĩ gì về vấn đề mà nhà nghiên cứu đặt ra, theo mình nghiên cứu theo hướng này mất rất nhiều thời gian , cũng có thể số lượng mẫu không nhiều nhưng pohản ánh được sâu hơn vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm. Ở đây, mình không có ý phê bình cách tiếp cận nguồn thông tin của nghiên cứu định lượng vì rõ ràng ở đó có những ưu thế mà định tính không thể làm được hoặc tuỳ vào vấn đề nghiên cứu của chúng ta mà chúng ta nên chọn lựa phương pháp nào cho thích hợp như đã thảo luận trong bài mối quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu. Khi đưa ra sự so sánh với nghiên cứu định tính, mình nghĩ rằng có nên chăng nhà nghiên cứu mặc dù không chọn làm theo phương pháp nghiên cứu định tính cũng nên thực hiện một khảo sát chung trước khi áp dụng nghiên cứu một cách đại trà vì nếu cứ theo quan điểm của nhà nghiên cứu mà không lường trước được những biến đổi có thể xảy ra ở các cộng đồng khác nhau thì kết quả nghiên cứu cũng khó có thể chính xác được.Mình lấy ví dụ cô Dung đưa ra để phân tích thì thấy đây là vấn đề cần được quan tâm. Cô đã đưa ra ví dụ về kết quả một nghiên cứu cho rằng có 10% dân số Việt Nam theo đạo Phật trong khi theo một số quan sát chưa có sự kiểm định thì con số ấy phải trên đó rất nhiều.Vấn đề ở đây là bởi vì nhà nghiên cứu khi tiến hành hỏi thì chỉ lấy thông tin từ những người mà họ tự nhận mình có pháp danh, giữ giới luật …trong khi còn có rất nhiều người khác cũng theo đạo Phật nhưng không đủ các tiêu chuẩn do nhà nghiên cứu đặt ra thì không được xác nhận. Mình chỉ đặt ra vấn đề, mời các bạn tham gia vào bàn luận. Một câu hỏi mà mình muốn thắc mắc là nếu tiến hành như cách mình đã trình bày trên, tức là khảo sát bằng định tính trước khi làm đại trà bằng định lượng thì có sự vi phạm nào không?

    Trả lờiXóa
  3. Mức độ tin cậy của dữ liệu định lượng.
    Theo Lưu, khi nhìn thấy một dữ liệu định lượng được đưa ra trong bất cứ trường hợp nào, người tiếp nhận nó ,có thể do nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn muốn sử dụng lại số liệu đó cho nghiên cứu của mình thì nhất thiết cần phải cò sự đối chiếu giữa cách tiếp cận vấn đề của mình với cách tiếp cận vấn đề của người đã nghiên cứu. Trong trường hợp xét ví dụ mà thầy đưa ra, có một kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 70 hay 80 % thanh niên thiếu kĩ năng sống. Việc đầu tiên mình nghĩ khi tiếp nhận thông tin này là không thể tin ngay được. Tin ở đây theo mình không có nghĩa là phủ nhận tư cách của người đã nghiên cứu đề tài đó nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến số liệu này, bạn cần phải xem xem người nghiên cứu đã tiếp cận khái niệm “ kĩ năng sống của họ ở khía cạnh nào” còn bạn tiếp nhận và hiểu nó ở khía cạnh nào.Do đó mà người tiếp nhận thông tin phải hết sức “tỉnh táo” trong việc đánh giá mức độ tin ncậy từ các số liệu do ngiên cứu định lượng đưa ra.
    Một việc cần lưu ý khác khiến cho dữ liệu định lượng được xem là phải đặt lại vấn đề là cách mà phương pháp ngiên cứu định lượng chọn để tiếp cận với đối tượng cung cấp thông tin cho mình. Phương pháp định lượng khác phương pháp định tính ở một điểm rất quan trọng ở chỗ nếu phương pháp ngiên cứu định chọn đi theo thuyết kiến tạo để nghiên cứu đối tượng thì định lượng lại chọn theo CN khách quan. Khách quan ở đây, theo mình hiểu là vì nó có thể kiểm chứng được như vậy câu hỏi đặt ra là có vấn đề gì nữa khi các số liệu mà định lượng đưa ra khi mà chúng có thể được nhà nghiên cứu đã kiểm định chúng và thống kê bằng những con số.? Thật ra, mình tin vào tính khách quan đó nhưng đặt vấn đề ở chỗ khi nhà nghiên cứu định lượng nhận thức vấn đề và nhìn vấn đề từ sự hiểu biết của mình sau đó tiến hành đi kiểm tra nó theo những chuẩn mực mà nhà nghiên cứu cho là khách quan thì thật sự nó có còn mang tính khách quan nữa hay không.Trong khi đó, so sánh với pp định tính với cách tiếp cận bằng cách nghe chính đối tượng của mình nói vấn đề đó theo họ nhìn nhận là như thế nào, hay họ thực sự là ai, họ có suy nghĩ gì về vấn đề mà nhà nghiên cứu đặt ra, theo mình nghiên cứu theo hướng này mất rất nhiều thời gian , cũng có thể số lượng mẫu không nhiều nhưng pohản ánh được sâu hơn vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm. Ở đây, mình không có ý phê bình cách tiếp cận nguồn thông tin của nghiên cứu định lượng vì rõ ràng ở đó có những ưu thế mà định tính không thể làm được hoặc tuỳ vào vấn đề nghiên cứu của chúng ta mà chúng ta nên chọn lựa phương pháp nào cho thích hợp như đã thảo luận trong bài mối quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu. Khi đưa ra sự so sánh với nghiên cứu định tính, mình nghĩ rằng có nên chăng nhà nghiên cứu mặc dù không chọn làm theo phương pháp nghiên cứu định tính cũng nên thực hiện một khảo sát chung trước khi áp dụng nghiên cứu một cách đại trà vì nếu cứ theo quan điểm của nhà nghiên cứu mà không lường trước được những biến đổi có thể xảy ra ở các cộng đồng khác nhau thì kết quả nghiên cứu cũng khó có thể chính xác được.Mình lấy ví dụ cô Dung đưa ra để phân tích thì thấy đây là vấn đề cần được quan tâm. Cô đã đưa ra ví dụ về kết quả một nghiên cứu cho rằng có 10% dân số Việt Nam theo đạo Phật trong khi theo một số quan sát chưa có sự kiểm định thì con số ấy phải trên đó rất nhiều.Vấn đề ở đây là bởi vì nhà nghiên cứu khi tiến hành hỏi thì chỉ lấy thông tin từ những người mà họ tự nhận mình có pháp danh, giữ giới luật …trong khi còn có rất nhiều người khác cũng theo đạo Phật nhưng không đủ các tiêu chuẩn do nhà nghiên cứu đặt ra thì không được xác nhận. Mình chỉ đặt ra vấn đề, mời các bạn tham gia vào bàn luận. Một câu hỏi mà mình muốn thắc mắc là nếu tiến hành như cách mình đã trình bày trên, tức là khảo sát bằng định tính trước khi làm đại trà bằng định lượng thì có sự vi phạm nào không?

    Trả lờiXóa
  4. Ngoài ra, mình còn nghĩ mức độ tin cậy của dữ liệu định lựợng còn phụ thuộc vào một số các câu hỏi như số lượng mẫu bạn chọn như thế nào, có đảm bảo tính đại diện hay không, bạn tiến hành điều tra đồng đại hay lịch đại, tỉ lệ các câu trả lời bạn nhận được sau khi phỏng vấn có đủ đảm bào không …( mọi ngưòi có thể tìm thấy các thông tin này trong sách các ppnc trong nhân học của H. Russel Bernard)
    LÀm thế nào để thu nhận thông tin một cách chính xác nhất.Theo mình từ những phân tích trên có một số ý kiến sau
    - Thao tác hoá rõ ràng và tránh mơ hồ các khái niệm
    - Nên kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính để thấy được bao quát tình hình chung
    - Trong thiết kế nghiên cứu nên kết hợp các loại thiết kế nghiên cứu với nhau như nghiên cứu đồng đại và lịch đại hoặc trường hợp và so sánh …
    - Đảm bảo số lượng mẫu nghiên cứu
    - Đảm bảo tỉ lệ nhận lại được sau phỏng vấn.
    Đó là các ý kiến của mình, mọi ngưòi xem và góp ý cho với nhé.
    Trần Thị Ngọc Lưu- nhóm cầu vồng.

    Trả lờiXóa
  5. Vo Cong hung-0766021.
    Hung nghi do tin cay cua du lieu dinh luong khong chi don thuan la o phan bang hoi nghien cuu, ma trong khi thu thap du lieu bang hoi ta phai chu y xem doi tuong ma ta lua chon, tuc mau ma ta chon khi nghien cuu co phu hop voi muc dich cua de tai hay khong, vi chi nhung doi tuong mau thich hop moi cung cap cho ta nhung thong tin day du va dang tin cay. Vi vay viec chon mau thuc su la rat quan trong trong mot nghien cuu dinh luong

    Trả lờiXóa
  6. chào nhóm! mình đọc bài của các bạn thấy các bạn phân tích hơi lan man và khó hiểu. các bạn làm về mức độ tin cậy nhưng không nói ở mức độ nào là có thể đưa ra kết luận cho bài nghiên cưu. vì không nắm bắt được nhiều nên mình không có 1 kiến nhưng mình hoan nghênh tinh thần làm việc của các bạn trong việc giải quyết câu hỏi ặc dù một số vấn đề chưa thỏa đáng. chào các bạn

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC