Sự quan trọng của câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu trong nhân học




Bài viết trình bày thế nào là câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu và những vai trò của giả thuyết nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học.

1. Câu hỏi nghiên cứu (Research question)

Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đưa ra và trả lời bằng kết quả nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đề án nghiên cứu. Nó góp phần định hướng cho quá trình nghiên cứu về nội dung, cũng như phương pháp thực hiện, giới hạn đối tượng và phạm vi tác giả muốn nghiên cứu.

 Cách thức để xây dựng được câu hỏi nghiên cứu tốt:

Xác định vấn đề bạn quan tâm. Một câu hỏi nghiên cứu tốt là câu hỏi đặt ra vấn đề nhà nghiên cứu quan tâm, yêu thích và muốn giả quyết nó trong quá trình nghiên cứu của mình.

Tìm cách đóng khung nghiên cứu qua những khảo sát về địa điểm, đối tượng nghiên cứu. Sau đó tập hợp tất cả những khảo sát đề hình thành nên câu hỏi nghiên cứu.

 Một câu hỏi nghiên cứu tốt nên là:

Gợi lên nhiều liên tưởng, kích thích sự sáng tạo

Đi kịp với vấn đề thời đại, có thể là kết tinh của các lí thuyết xã hội đương thời.

Câu hỏi có hai vế đối trọng mang tính chất nghịch lí ( Vd: Vì sao tiền đầu tư vào y tế giáo dục ngày càng tăng mà chất lượng không được cải thiện? ...

Câu hỏi đặt ra một cách tiếp cận mới khác biệt cho một vấn đề cũ .

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra vấn đề thật sự khó khăn trong tình thế hiện tại nhưng nếu những kết quả nghiên cứu có khả năng lấp đầy và giải quyết những khó khăn đó thì nhà nghiên cứu sẽ thu được sự hỗ trợ rất lớn và tầm quan trọng của nghiên cứu đối với cộng đồng lớn.

Câu hỏi nghiên cứu mang tính gợi mở và có thể kết nối được. Ngay cả khi viêc bạn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở đối tượng nhỏ hẹp nhưng những câu hỏi nghiên cứu gợi mở và kết nối được với những vấn đề khác cùng liên quan sẽ làm cho nghiên cứu của bạn có chiều sâu và độ rộng đáng kể.

Câu hỏi nghiên cứu cần rõ ràng, đảm bảo không có những từ ngữ gây khó hiểu hay hiểu nhiều ý.

Câu hỏi phù hợp gần gũi và có thể giả quyết trong nghiên cứu.

Hạn chế số lượng biến trong một câu hỏi nghiên cứu. Nghĩa là trong quá trình nghiên cứu thì nhà nghiên cứu có thể đặt nhiều câu hỏi nhưng mỗi câu hỏi nghiên cứu nên hỏi vào 1 vấn đề không nên kết hợp nhiều vấn đề trong 1 câu hỏi.

Xem xét câu hỏi nghiên cứu có khả thi hay không? Liệu với câu hỏi nghiên cứu như trên vấn đề có được giải quyết trong nghiên cứu? Làm thế nào đề tài sẽ được thực hiện? Là đề tài có khả năng phê duyệt ....

2. Giả thuyết nghiên cứu là gì

Giả thuyết nghiên cứu là một phát biểu về mối liên hệ giữa các biến (biến độc lập và phụ thuộc) (mối liên hệ nhân – quả), nhà khoa học sẽ đi kiểm định giả thuyết này qua quá trình nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu

Đặc tính của giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt quá trình nghiên cứu.

Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.

Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.

Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.

Các yêu cầu của giả thuyết tốt:

Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.

Phải có mối quan hệ nhân - quả.

Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu

Lợi ích của việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

Buộc ta phải suy nghĩ kĩ về kết quả có thể có của nghiên cứu.

Giúp ta hiểu kĩ câu hỏi nghiên cứu và các biến có liên quan

Giả thuyết nghiên cứu với mối quan hệ nhân – quả tiên đoán kết quả nghiên cứu, định hướng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu có hướng đi đúng đống động cơ tiếp cận mục tiêu

Hạn chế của việc đưa ra giả thuyết:

Quá mong muốn khẳng định giả thuyết, do đó người nghiên cứu nếu không có cái nhìn khách quan thì dễ đưa cuộc nghiên cứu đi theo một hướng để nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra.

Việc đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sẽ dễ dàng khiên người nghiên cứu bỏ qua các hiện tượng khác cùng đồng thời xảy ra trong quá trình nghiên cứu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu

Tài liệu tham khảo
- Research Question (© 2001 Regents of the University of California)
- Một số bài viết tham khảo tại các website : 


Nhận xét

  1. Xin lỗi các bạn, đáng lẽ bài viết phải được post vào hôm thứ 6 nhưng ma k không hỏi được pass nên chưa post lên đây được mà post bên blog k. Mong các bạn đóng góp ý kiến cho nhóm!

    Trả lờiXóa
  2. Mình muốn góp ý một chút. Sau khi đọc bài mình đã hiểu được nền tảng lý thuyết của những vấn đề mà các bạn trình bày. Nhưng mình chưa thật sự thấy được sự quan trọng của giả thuyết nghiên cứu trong Nhân học. mong các bạn trình bày rõ hơn.
    Một câu hỏi nghiên cứu thì dĩ nhiên lúc nào cũng là cần thiết. Theo nhóm bạn, giả thuyết nghiên cứu có thật sự là cần thiết hay không trong một nghiên cứu Nhân học? giữa giả thuyết nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu khác nhau như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu có thể thay thế được lý thuyết nghiên cứu hay không?
    Lan Đài

    Trả lờiXóa
  3. nhóm bạn đã đưa ra các phân tích về câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu nhưng mình chưa thấy các bạn đưa ra quan điểm mà các bạn sử dụng là của ai.
    Thứ 2 mình chưa thấy rõ tầm quan trọng của giả thuyết nghiên cứu.
    Cuối cùng mình muốn hoỉ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu có mối liên hệ gì với nhau không?
    Cán ơn các bạn!

    Trả lờiXóa
  4. Các bạn đã đưa ra các định nghĩa cũng như phân biệt câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu rất rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên bạn có thể đưa ra ví dụ cụ thể mối quan hệ về giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu trong một đề tài nghiên cứu khoa học nào đó thì mọi người có thể dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ hơn về vấn đề mà các bạn đang nói đến. Bởi vì, đôi khi đưa ra lí thuyết không thì người đọc cũng khó có thể hình dung được.

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn nhóm đã đưa ra cho Duy biết về:
    * CÂU HỎI NGHIÊN CỨU LÀ GÌ?

    * GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ
    TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
    Theo quan điển của Duy thì Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu được đưa ra từ "Quan sát" và thực chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề” nghiên cứu cho nhà khoa học và người nghiên cứu.
    Theo Duy Câu hỏi nghiên cứu phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng (xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng, trả lời. Thí dụ, câu hỏi: “Có bao nhiêu học sinh đến trường hôm nay?”. Câu trả lời được thực hiện đơn giản bằng cách đếm số lượng học sinh hiện diện ở trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: “Tại sao bạn đến trường hôm nay?”. Rõ ràng cho thấy rằng, trả lời câu hỏi này thực sự hơi khó thực hiện, thí nghiệm khá phức tạp vì phải tiến hành điều tra học sinh.
    Theo Duy Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, ? Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp người nghiên cứu chọn chủ đề nghiên cứu thích hợp. Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thông tin khác nhau).
    Nhóm bạn có thể cho mình biết sự khác nhau giữa :Giả thuyết” và “giả thiết” và Vì Sao cần phải có giả thuyết nghiên cứu ?
    Cám Ơn các Bạn
    Hoài Duy.

    Trả lờiXóa
  6. mình muốn hỏi theo nhóm bạn có phải bất kỳ một nghiên cứu nào cũng đều cần có giả thuyết nghiên cứu không?
    nhà nghiên cứu cần làm gì để không sa vào giả thuyết hay bị giả thuyết dẫn dắt 1 cách mù quáng hay cố tình gượng ép để dẫn dắt vấn đề theo hướng nhà nghiên cứu mong muốn. hay nói cách khác có biện pháp nào để nhà nghiên cứu có thể khắc phục những hạn chế của giả thuyết nghiên cứu?

    Trả lờiXóa
  7. Minh thay bai lam cua ca nhom da kha tot: ngan gon,de hieu. Khi doc qua bai viet cua nhom minh thay hieu ro ve cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu. Tuy nhien theo minh nghi giua cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu co moi quan he voi nhau. Nhom can noi ro them ve moi quan he giua cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu.

    Trả lờiXóa
  8. chào các bạn!
    mình đã đọc bài của các bạn, theo mình các thông tin các bạn đưa lên đã đầy đủ, mình chỉ góp ý thêm là các bạn nên phân tích rõ hơn về phần đặt giả thuyết trong nghiên cứu, theo những gì mình biết thì giả thuyết nghiên cứu rất quan trọng trong nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu trong nghành Nhân học, giả thuyết nghiên cứu không những giúp nhà nghiên cứu định hình vấn đề mà nó còn giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về vấn đề mà mình quan tâm.

    qua đây nhóm cũng cho mình hỏi : theo nhóm giữa giả thuyết nghiên cứu với câu hỏi nghiên cứu có mối quan hệ nào không? nếu có thì quan hệ như thế nào?

    khi đặt câu hỏi nghiên cứu nhà nghiên cứu cần phải lưu ý đến những vấn gì?

    Trả lờiXóa
  9. Mình đã đọc những khái niệm mà các bạn đã đưa ra về giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, vậy theo nhóm thì sự khác nhau giữa “giả thiết” và “giả thuyết” là gì, sử dụng từ ngữ nào thì phù hợp và chính xác?
    Và nếu như trong quá trình nghiên cứu phát sinh những vấn đề khiến giả thuyết nghiên cứu của bạn không phù hợp thì liệu có phải luôn tuân theo nguyên tắc “giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu” không?

    Trả lờiXóa
  10. Minh thay bai lam cua ca nhom da kha tot: ngan gon,de hieu. Khi doc qua bai viet cua nhom minh thay hieu ro ve cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu. Tuy nhien theo minh nghi giua cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu co moi quan he voi nhau. Nhom can noi ro them ve moi quan he giua cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu.

    Trả lờiXóa
  11. chào các bạn!
    mình đã đọc bài của các bạn, theo mình các thông tin các bạn đưa lên đã đầy đủ, mình chỉ góp ý thêm là các bạn nên phân tích rõ hơn về phần đặt giả thuyết trong nghiên cứu, theo những gì mình biết thì giả thuyết nghiên cứu rất quan trọng trong nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu trong nghành Nhân học, giả thuyết nghiên cứu không những giúp nhà nghiên cứu định hình vấn đề mà nó còn giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về vấn đề mà mình quan tâm.

    qua đây nhóm cũng cho mình hỏi : theo nhóm giữa giả thuyết nghiên cứu với câu hỏi nghiên cứu có mối quan hệ nào không? nếu có thì quan hệ như thế nào?

    khi đặt câu hỏi nghiên cứu nhà nghiên cứu cần phải lưu ý đến những vấn gì?

    Trả lờiXóa
  12. Chao nhom Cau Tuot!
    Minh cam on cac ban da cho minh thay hieu hon ve cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu. Tuy nhien minh thay duong nhu cac ban chi dua ra duoc nhung khai niem ve 2 van de tren va khong thay duoc dau la dieu dac trung hay mot cach hieu ve 2 van de nay 1 cach ro rang nhat.
    Nhom van chua dua ra viec lay tai lieu cua tac gia nao de chung minh nhung dieu ma nhom da trinh bay?Nhung dieu cac ban noi co ve nhu khong co co so nao vung chac ve mat khoa hoc ca.
    Theo minh thi khi thay giao 2 van de nay cho nhom cac ban tim hieu thi khong don thuan la chi de cac ban trinh bay cac khai niem mot cach rieng le nhu vay.Nhom nen noi ro hon ve moi quan he giua cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu?
    Luon luon la mot chieu ve 2 khai niem nay hay sao?(cau hoi nhien cuu roi toi gia thuyet nghien cuu).Co the co nguoc lai ko?
    Thuy Trang 0766050

    Trả lờiXóa
  13. Chao cac ban minh la Hung
    Đầu tiên mình xin cảm ơn phần trình bày của nhóm cầu tuột, bài viết khá gọn gàng và dễ hiểu. Tuy nhiên mình vẫn có một vài ý kiến sau.
    Đầu tiên các bạn có định nghĩa câu hỏi nghiên cứu như sau "Câu hỏi nghiên cứu là là câu hỏi được đưa ra và trả lời bằng kết quả nghiên cứu" theo mình cách định nghĩa này còn khá mơ hồ khiến người đọc chưa hiểu hết được định nghĩa.
    Thứ hai, mình không thật sự nghĩ rằng bài viết đã đảm nhận được nhiệm vụ của nó là làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Theo mình các bạn nên cho một ví dụ (cho dễ hiểu hơn), chẳng hạn như là bạn hãy đưa ra một dẫn chứng về hậu quả của việc nghiên cứu mà thiếu mất phần câu hỏi nghiên cứu, hay phần lý thuyết nghiên cứu. Một lần nữa xin cảm ơn bài viết của nhóm cầu tuột

    Trả lờiXóa
  14. Nhận xét của Nguyễn Phương :
    Xin chào nhóm, mình thấy vấn đề các bạn nêu khá rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn và súc tích. Mình chỉ có một vài góp ý nhỏ là muốn các bạn chỉ ra mối quan hệ giữa câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Nhóm có thể lấy một vài ví dụ để minh chứng cho tầm quan trọng của câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đc ko?
    Cám ơn vì những chia sẻ của nhóm cho cả lớp. Bibi!
    ( Nguyễn Thị Phương . MSSV 0666071 )

    Trả lờiXóa
  15. quang hào xin chân thành cám ơn nhóm cầu tuột. nhờ bài viết của các bạn mình cũng hiểu nhiều hơn về câu hỏi nghiên cứu và thế nào là giả thuyết nghiên cứu mình thấy kì này nhón bạm đã làm rất tốt nhất là bài viết rất súc tích ngắn gọn và dễ hiểu.

    Trả lờiXóa
  16. Bài viết của các bạn ngắn gon,dễ đọc. Tuy nhiên thì những gì các bạn nói,các bạn dựa trên quan điểm của ai để chứng minh cho vấn đề mình đặt ra.Và hình như việc nêu lên tầm quan trọng của giả thuyết nghiên cứu trong Nhân học vẫn chưa được làm rõ, nên mong các bạn giải thích thêm,cảm ơn
    Thanh 0766094

    Trả lờiXóa
  17. Chào các bạn
    Mình đã đọc bài của nhóm bạn đăng. Sau khi đọc xong mình có đôi chỗ thắc mắc nhờ nhóm bạn giải đáp giúp.
    -Khi đưa ra lý thuyết về câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của giả thuyết nghiên cứu, nhóm bạn đã dựa trên nguồn tài liệu của tác giả nào đưa ra nhưng kết luận nêu trên.
    -Mình chưa hiểu lắm khi nhóm bạn nói rằng: "Một câu hỏi nghiên cứu tốt nên gợi lên nhiều liên tưởng, kích thích sự sáng tạo" trong khi đó các bạn cũng đưa ra quan điểm cho rằng: "Câu hỏi nghiên cứu cần rõ ràng, đảm bảo không có những từ ngữ gây khó hiểu hay hiểu nhiều ý.". Theo như mình hiểu thì 2 quan điểm này có vẻ trái ngược nhau.
    -"Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt quá trình nghiên cứu.". Nói như vậy phải chăng là nhóm bạn khẳng định rằng trong suốt quá trình nghiên cứu giả thuyết nghiên cứu là bất biến.
    Cảm ơn nhóm các bạn rất nhiều.
    Nguyễn Thị Minh Thương

    Trả lờiXóa
  18. Hoangchinhqsx@gmail.comlúc 08:23 14 tháng 3, 2010

    Chào nhóm cầu tuột!
    Mình đã đọc bài của các bạn.Cảm ơn các bạn nhiều vì đã cho mình có những thông tin quan trọng trong nghiên cứu. Nhưng nhóm các bạn vẫn chưa đưa ra được một kết luận chung cho cả bài làm và chưa có sự liên kết trong bai. Tuy bài làm ngắn gọn và cô đọng súc tích.
    Trong bài làm của cả hai câu hỏi thì nhóm các bạn chưa đưa ra nguồn tài liệu nào để nhóm các bạn có những dữ liệu để giải quyết vấn đề.
    Xong bài đọc thì mình xin có ý kiến: Trong câu một thì định nghĩa của nhóm bạn còn quá mơ hồ và nhóm bạn dựa vào tài liệu nào để có định nghĩa đó. Nhóm bạn có thể cho một ví dụ cụ thể.
    Hồ Văn Chính (0766003)

    Trả lờiXóa
  19. Theo mình hiểu câu hỏi nghiên cứu ở đây được hiểu như vấn đề nghiên cứu. Mỗi đề tài thường chứa đối tượng nghiên cưú, trong đối tượng nghiên cứu lại chứa vấn đề nghiên cứu tức là câu hỏi nghiên cứu nào dành cho đối tượng nghiên cứu mà chúng ta đã xác định. Vì vậy trong quá trình chọn lựa đề tài, người nghiên cứu phải xác định cho mình câu hỏi nghiên cứu,vấn đề mà mình cần nghiên cứu ở đây là gì. Nếu như trong đối tượng mình chọn lựa mà nhà nghiên cứu không thấy được câu hỏi được đặt ra để giải quyết một vấn đề gì đó xung quanh đối tượng thì không thể tiến hành nghiên cứu được bởi vì từ câu hỏi nghiên cứu đó, nhà nghiên cứu mới tiếp tục xác định xem tôi phải làm những gì để giải quyếtcho câu hỏi nghiên cứu mà tôi đã đặt ra( lưu ý đây có thể là một vấn đề cũ, một câu hỏi cũ để kiểm định hoặc cũng có thể là một câu hỏi mới dành cho đối tượng nghiên cứu để khám phá...{tuỳ thuộc vào nhà nghiên cứu}). Những việc cần giải quyết ví dụ như thu thập tư liệu gì cần, sử dụng phương pháp nào, cách thức tiến hành, luận điểm, luận cứ…Ở đay cần phân biệt câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi dùng để hỏi trong một bảng hỏi được thiết kế theo phương pháp định tính hay định lượng. Câu hỏi dùng để hỏi chỉ là một trong những phần rất nhỏ phục vụ cho việc tìm ra câu trả lời giải quyết cho câu hỏi được đặt ra cho đối tượng.

    Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể đặt ra một số các giả thuyết nghiên cứu, các giả thuyềt này chỉ là những phán đoán tạm thời chưa được chứng minh và có thể đúng cũng có thể sai. Tuy nhiên, trong nghiên cứu cần thiếtphải xây dựng giả thuyết nghiên cứu vì khi một giả thuyết được đặt ra, chúng ta có điểm khởi đầu để chứng minh điều mình muốn nói,dù cho trong quá trình chứng minh, các kết quả mang lại có thể đi ngược lại với giả thuyết ban đầu chúng ta đã đưa ra. Tuy nhiên, dù một giả thuyết là đúng hay sai thì qua giả thuyết đó các một luận điểm khoa học của chúng ta trong đề tài cũng sẽ được chứng minh ( mình nghĩ mọi người nên xem lại giả thuyết Ha va Ho trong môn thống kê xã hội)

    Trần Thị Ngọc Lưu ( nhóm cầu vồng)

    Trả lờiXóa
  20. Nhóm cảm ơn các câu hỏi đóng của các bạn. Thay mặt nhóm, K trả lời 1 số câu hỏi như sau:
    - Nguồn gốc tài liệu sử dung:
    Nhóm mình sử dụng bài viết Research question của Institute of International Studies’ Online Dissertation Proposal Workshop: http://globetrotter.berkeley.edu/DissPropWorkshop/ cho phần câu hỏi nghiên cứu và sử dụng một số tài liệu khác được trích dẫn từ 2 trang web sau: http://www.nistpass.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=75&Itemid=51 và http://www.vocw.edu.vn/content/m10152/latest/

    Trả lờiXóa
  21. Bài viết này khá rõ ràng, súc tích và dễ hiểu hơn so những bài viết của các nhóm trước, tuy nhiên trong bài viết này có thể các bạn đã cô đọng ý quá và ngôn ngữ hơi mang tính học thuật nên khiến cho bài viết có nhiều chỗ khó hiểu. MÌnh cũng có một số thắc mắc trong vấn đề các bạn đã trình bày ở trên. Thứ nhất, ngay từ đầu, khi đọc vào định nghĩa mà các bạn nêu ra cho câu hỏi nghiên cứu " câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đưa ra và trả lời bằng kết quả nghiên cứu". Theo mình thì định nghĩa này hơi mơ hồ, theo như trên câu chứ mà các bạn định nghĩa thì có phải câu hỏi nghiên cứu được đưa ra sau khi đã thu được kết quả nghiên cứu? Nó được đưa ra và trả lời cùng 1 lúc ( khi đã có kết quả nghiên cứu)? các bạn có thể diễn đạt lại rõ ràng và cụ thể hơn về định nghĩa này? Các bạn có thể cho tôi biết câu hỏi nghiên cứu được đặt ra vào giai đoạn nào trong công trình nghiên cứu? Theo như các bạn trình bày thì câu hỏi nghiên cứu " góp phần định hướng cho quá trình nghiên cứu về nội dung cũng như về phương pháp thực hiện...", nghĩa là câu hỏi nghiên cứu phải được đặt ra ngay từ đầu, có thể là từ lúc lên đề cương cho đề tài mình muốn nghiên cứu, nhưng như vậy thì liệu nó có bị mâu thuẫn với ý mà các bạn đưa ra trong cách xây dựng một câu hỏi nghiên cứu tốt không? - "Tìm cách đóng khung nghiên cứu qua những khảo sát về địa điểm, đối tượng nghiên cứu. Sau đó tập hợp tất cả những khảo sát đề hình thành nên câu hỏi nghiên cứu", ở đây thì mình lại hiểu rằng câu hỏi nghiên cứu được hình thành song song với quá trình thực hiện đề tài?
    Thứ hai, ở phần một câu hỏi nghiên cứu nên là của các bạn mình thấy có nhiều chỗ chưa hiểu lắm: "Đi kịp với vấn đề thời đại, có thể là kết tinh của các lí thuyết xã hội đương thời", các bạn có thể giải thích rõ hơn hoặc cho ví dụ chứng minh về ý kiến này không?; Có nhất thiết một câu hỏi nghiên cứu phải có hai vế đối trọng và mang tính chất nghịch lí không?Như thế có thể tránh khỏi được tình trạng gây khó hiểu, mơ hồ trong 1 câu hỏi nghiên cứu không? Theo mình, một câu hỏi nghiên cứu không nhất thiết phải như vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra để giúp nhà nghiên cứu định hướng cho vấn đề và giải quyết vấn đề bằng kết quả nghiên cứu thì không cần phải có hai về đối trọng, vì sau khi có được kết quả nghiên cứu thì nhà nghiên cứu có thể trả lời hoặc chứng minh cho câu hỏi nghiên cứu ấy; các ý sau đây của các bạn thì mình hoàn toàn không hiểu: " Câu hỏi đặt ra một cách tiếp cận mới khác biệt cho một vấn đề cũ .
    * - Câu hỏi nghiên cứu đặt ra vấn đề thật sự khó khăn trong tình thế hiện tại nhưng nếu những kết quả nghiên cứu có khả năng lấp đầy và giải quyết những khó khăn đó thì nhà nghiên cứu sẽ thu được sự hỗ trợ rất lớn và tầm quan trọng của nghiên cứu đối với cộng đồng lớn.
    "...Nói chung ở phần này các ban đưa ra các ý kiến khá mơ hồ, mình nghĩ hơi cso phần chủ quan, nếu các bạn chứng minh và giải thích nó rõ ràng thì mình nghĩ rằng những ý kiến của các bạn sẽ dẽ hiểu hơn.

    Trả lờiXóa
  22. Cũng giống nhưu ở phần trên, trong phần trình bày giả thuyết nghiên cứu của các bạn cũng còn có một số ý mơ hồ, các bạn có thể làm rõ hơn ý này - " Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu"?
    Theo mình hiểu, giả thuyết là một lời giả định cho vấn đề nghiên cứu, được đặt ra để nhà nghiên cứu đi thu thập thông tin để chứng minh hoặc phản bác nó, vì rõ ràng tính chất của nó là một giả thuyết nghiên cứu, nó có thể đúng hoặc sai, vấn đề là ở suốt quá trình nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã tìm được gì, đã chứng minh được gì dựa trên giả thuyết nghiên cứu đó. Vì thế cho nên mình chưa đồng ý với ý kiến của các bạn trong phần hạn chế của giả thuyết nghiên cứu mà các bạn đã nêu ra trong bài:"Quá mong muốn khẳng định giả thuyết, do đó người nghiên cứu nếu không có cái nhìn khách quan thì dễ đưa cuộc nghiên cứu đi theo một hướng để nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra". Nhà nghiên cứu dựa trên giả thuyết như một định hướng để giải quyết vấn đề, có thể chấp nhận hoặc bác bỏ sau khi nghiên cứu và thu được kết quả chứ không phải tuân thủ theo giả thuyết và xem như đó là một chân lí cho vấn đề mà mình muốn tìm hiểu, mình nghĩ ở đây các bạn nói về lí thuyết nghiên cứu thì đúng hơn.
    Trên đây là những ý kiến đóng góp và một số thắc mắc của mình. Mong các bạn có thể giúp mình hiểu rõ được vấn đề hơn.
    Chúc các bạn thành công!

    Trả lờiXóa
  23. hoangchinhqsx@gmail.comlúc 09:56 14 tháng 3, 2010

    Theo nhóm bạn thì giả thiết nghiên cứu có quan trong không? hãy cho một ví dụ chứng minh.
    Trong câu hai thì nhóm bạn mới đưa ra được đặc tính,các yêu cầu của giả thuyết tốt và hạn chế của việc đưa ra giả thuyết nhưng nhóm bạn vẫn chưa đưa ra những thuận lợi và sự so sánh giữa những điều đó.

    Trả lờiXóa
  24. Mình muốn góp ý một chút. Sau khi đọc bài mình đã hiểu được nền tảng lý thuyết của những vấn đề mà các bạn trình bày. Nhưng mình chưa thật sự thấy được sự quan trọng của giả thuyết nghiên cứu trong Nhân học. mong các bạn trình bày rõ hơn.
    Một câu hỏi nghiên cứu thì dĩ nhiên lúc nào cũng là cần thiết. Theo nhóm bạn, giả thuyết nghiên cứu có thật sự là cần thiết hay không trong một nghiên cứu Nhân học? giữa giả thuyết nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu khác nhau như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu có thể thay thế được lý thuyết nghiên cứu hay không?

    Với câu hỏi của bạn Lan Đài nhóm xin trả lời như sau:
    Như nhóm đã trình bày, giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu. Giả thuyết có thể đúng hoặc sai nhưng nó tạo điểm bắt đầu, tạo hướng đi cho nhà nghiên cứu thông qua việc kiểm định( chứng minh) giả thuyết nghiên cứu. Nói một cách đơn giản câu hỏi nghiên cứu chỉ ra điểm đích mà nhà nghiên cứu muốn đến còn giả thuyết nghiên cứu như là cách định hình mà nhà nhà nghiên cứu nghĩ có thể đến được điểm đích bằng con đường đó, đương nhiên con đường mà nhà nghiên cứu nghĩ co thể đến đc hoặc không đến đc nơi nhà nghiên cứu mong muốn

    Phần thứ 2 bạn đài muốn hỏi nhóm là phân biệt giả thuyết nghiên cứu và lí thuyết nghiên cứu, theo nhóm có thể phân biệt như sau:
    - Lí thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến giả thuyết nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có khuynh hướng đưa ra giả thuyết trên nền tảng vững chắc của lí thuyết mà nhà nghiên cứu quan tâm và đặt niềm tin vào giá trị khoa học hay tính đúng đắn của nó.
    - Giả thuyết là giả đinh kết quả của nghiên cứu nhưng lí thuyết là kết quả của quá trình kiểm nghiệm lâu dài bằng những luận điểm, chứng cứ khoa học. Nếu giả thuyết được chứng minh được tính đúng đắn bằng các bằng chứng khoa học thì nó khả năng trở thành lí thuyết nghiên cứu

    -

    Trả lờiXóa
  25. Các chức năng mà nhóm gán cho câu hỏi nghiên cứu quả là rất mãnh liệt.

    Trả lờiXóa
  26. Việt đăng gùm một số ý kiên từ Nhanhoc07knh:
    Minh thay bai làm cua nóm khá tốt, ngan gộn dễ hiểu. Sau khi đọc bài xong, mình nắm được vấn đề thế nào là câu hỏi nghiên cứu và gthuyet Nghiên cứu. Tuy nghien theo mình giữa câu hỏi nc và gia thuyết nc có mối quan hệt với nhau, nhóm cũng có nói nhưng không kỹ lắm, nhóm nên tìm hiểu và nói sâu hơn về mối quan hệ giữa câu hỏi nc và giả thuyết nc. chúc nhóm thành công
    Kim cương

    chao nhóm CẦU TUỘT!
    hoan nghênh tinh thần làm việc của nhóm các bạn. Nhóm Cầu Tuột đã
    trình bày 1 cách ngắn gọn và tương đối dễ hiểu về giả thuyết nghiên
    cứu và câu hỏi nghiên cứu.vậy, cho Út hỏi giữa câu hỏi nghiên cứu và
    giả thuyết nghiên cứu cái nào wan trọng hơn cái nà. Trong 1 đề tài
    nghiên cứu,thiếu 1 trong 2(gia thuyết và câu hỏi nc)thì có thực hiện
    được ko?các bạn có thể trình bày rõ thêm về mói quan hệ giữa 2 vấn đề
    này được không.Còn 1 điều nữa là khi trình bày vấn đề này đó là theo
    nhận định của nhóm hay các bạn tham khảo tài liệu thêm ơ đâu thì vui
    lòng trích thêm nguồn đề các bạn biết mà cùng tham khảo như thê câu
    trả lời của các bạn sẽ hoàn hảo hơn.
    GOOD LUCK!!!!
    ** Ghi chú :
    đ6y là bài nhân xét của UT nè, trong Blog của Kim có bài giống như vậy
    là do lỗi kỹ thuật. Mai Hương cũng lên mạng vảo blog gởi bài Út quên
    đồi tên, chứ không phải Mai Hương nhân xét nha
    Xin chào các bạn nhóm cầu tuột!
    Cám ơn nhóm đã có những câu trả lời rất tốt. Các bạn nên đăng bài sớm hơn để lớp có thời gian để bình luận.Những vấn đề mà các bạn nêu trên rất dễ hiểu.Tuy nhiên,nhóm có thể cho mình biết huớng tiếp cận vấn đề của các bạn ở đây là gì?Cám ơn bài viết của nhóm rất nhiều.
    HUYỀN CHANG, MSSV:0766002

    Trả lờiXóa
  27. Với 2 từ cần phân biệt: Giả thuyết và giả thiết, nhóm sử dụng theo từ điển tiếng việt để phân biệt như sau:
    - Giả thiết là Những điều coi là cho trước trong một định lý để căn cứ vào đó mà suy ra những điều cần phải chứng minh. 2. l. Ví phỏng như thế.

    - Giả thuyết (dt). Điều tạm nêu ra (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó và tạm được công nhận.

    Như vậy tóm lại là: Giả thiết là cái sẵn có, được cho từ trước ( thường được sử dụng trong toán học) không cần phải chứng minh. Giả thuyết là cái tạm nêu ra, tạm được công nhân để giải thích 1 hiện tượng nào đó, cần được chứng minh bằng các chứng cứ khoa học

    Trả lờiXóa
  28. Bài các bạn đưa ra có những câu chữ gây cho người đọc thật khó hình dung bởi lời lẽ nó trừu tượng.
    Câu hỏi nghiên cứu: "Nó góp phần định hướng cho quá trình nghiên cứu về nội dung, cũng như phương pháp thực hiện, giới hạn đối tượng và phạm vi tác giả muốn nghiên cứu", L e rằng người đọc rất khó hình dung. Nếu các bạn nói như thế thì L thấy có cũng giống như lý thuyết trong nghiên cứu. Vậy L muốn biết giữa câu hỏi nghiên cứu và lý thuyết trong nghiên cứu có mối quan hệ với như thế nào ?
    Trong cách thức để xây dựng câu hỏi nghiên cứu tốt, các bạn có đưa ra:"Xác định vấn đề bạn quan tâm", vấn đê quan tâm ở đây là j?
    "muốn giả quyết nó trong quá trình nghiên cứu của mình", thật khó hiểu, các bạn giải thích rõ hơn được không.
    "Đi kịp với vấn đề thời đại, có thể là kết tinh của các lí thuyết xã hội đương thời", cần nói rõ hơn, tại sao phải đi kịp với vấn đề thời đại, kết tinh các lý thuyết xã hội đương thời là gì ?
    "Câu hỏi phù hợp gần gũi", L thấy mâu thuẫn với ở trên, ở trên câu hỏi nghiên cứu phải mới, có tính sáng tạo, mà ở đây thì gần gũi.
    Giả thuyết nghiên cứu phải đi theo một nguyên lý chung, nguyên lý đó là gì?
    Trong phần hạn chế của giả thuyết nghiên cứu, L thấy những gì các bạn đưa ra khó hiểu, các bạn có thể chốt ý lại cho người khác dể hiểu vấn đề hơn.
    Có gì L sẽ trao đỗi với các bạn sau, vì bài gởi chậm trễ mong thầy va các bạn thông cảm, giải đáp những thắc mắc còn chưa rõ.

    Trả lờiXóa
  29. Chao nhom Cau Tuot.
    Nhom da co gang thao tac hoa hai khai niem mot cach ngan gon nhat, do la uu diem cua nhom. Tuy nhien, vi ngan gon nen chua lam ro duoc cac y nghia cua cau hoi nghien cuu va gia thuyet nghien cuu. Toi anh gia cao tinh than tham gia thao luan cua cac thanh vien trong lop. Dac biet y kien cua ban Luu nhan xet trong bai nay cung kha tot, nhom co the tham khao.
    Viec tiep theo cua nhom la tiep thu cac y kien cua cac ban de hoan chinh phien ban moi de dua len cho moi nguoi vao luc 19g ngay thu ba. khi hoan chinh phien ban moi cac ban luu y mot so van de sau:
    - Can dua nhieu quan diem, o VN va the gioi, khac nhau nhu the nao?
    - Can co nhung dan chung cu the nhu bai cua nhom Cau Dua tuan truoc, nghia la cac ban phai phan tich cac bai nghien cuu cac tac gia di truoc va dua ra quan diem cua minh.
    chuc cac ban thanh cong

    Trả lờiXóa
  30. mình đã đọc kỹ bài đọc của nhóm các bạn,mình muốn hỏi các bạn là, các bạn có nói gỉa thuyết nghiên cứu giúp định hướng cơ sở khoa học cho nghiên cứu, vậy thì lý thuyết nghiên cứu trong trường hợp này có vai trò như thế nào cho nghiên cứu. giữa gải thuyết nghiên cưu và lý thuyết nghiên cứu, cái nào định hướng cho cái nào? (dịu)
    cảm ơn các bạn!

    Trả lờiXóa
  31. mình đã đọc kỹ bài đọc của nhóm các bạn,mình muốn hỏi các bạn là, các bạn có nói gỉa thuyết nghiên cứu giúp định hướng cơ sở khoa học cho nghiên cứu, vậy thì lý thuyết nghiên cứu trong trường hợp này có vai trò như thế nào cho nghiên cứu. giữa gải thuyết nghiên cưu và lý thuyết nghiên cứu, cái nào định hướng cho cái nào? (dịu)
    cảm ơn các bạn!

    Trả lờiXóa
  32. Chào nhóm Cầu Tuột..!
    Mình nhận xét hơi chậm chút vì mình nghĩ......
    Bài của nhóm phân tích thì cũng có những diểm đúng với yêu cầu của thầy nhưng mình thấy còn thiếu xót hơi nhiều và hai khái niệm giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu chưa được rõ ràng cho lắm.....
    Mong nhóm sẽ làm tốt hơn nữa để các bnaj trong lớp học được hiểu hơn....!
    Chào nhóm....!
    Hoàng Mậu Tuấn 0766053 NH07

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC