PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE




Tìm hiểu về câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu thật sự là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Qua phần trình bày trong bài viết đầu tiên của nhóm đã được post vào 13/03/2010, nhóm nhận thấy một số thiếu sót trong bài viết của mình, cụ thể như: chưa định nghĩa rõ ràng về một số khái niệm, từ ngữ một số chỗ gây mơ hồ khó hiểu, chưa có ví dụ cụ thể để chứng minh… Tất cả những thiếu sót đó hy vọng sẽ được giải quyết trong bài viết này. Chân thành cảm ơn vì những ý kiến đóng góp của thầy và các bạn!
Đối với bất kì một nghiên cứu khoa học nào thì việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là xác định được đề tài, mục tiêu nghiên cứu - những mong muốn mà nhà nghiên cứu hi vọng sẽ đạt được, khám phá ra, giải quyết được khi hoàn thành việc nghiên cứu (mục tiêu nghiên cứu khi đạt được, giải quyết được qua nghiên cứu sẽ trở thành kết quả nghiên cứu).

Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được hình thành trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu. Nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi nghiên cứu để góp phần làm chi tiết hơn, định hướng các bước cần tìm hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu đồng thời cũng được trả lời qua kết quả nghiên cứu

Ví dụ: Với đề tài “Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và sức khỏe” thì những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra rõ ràng dựa vào mục tiêu nghiên cứu và trả lời bằng kết quả nghiên cứu.

Mục tiêu chính: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tình trạng di cư và sức khỏe
Mục tiêu
Câu hỏi
Kết quả
Mô tả mối liên hệ giữa tình trạng di cư và sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của người di cư được đánh giá như thế nào so với những người không di cư? Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt là gì? Nhân tố nào ảnh hưởng quyết định đến sức khoe của người di cư?
Di cư có tính chọn lọc về sức khỏe. Người di cư có sức khỏe tốt hơn người không di cư, mặc dù sự khác biệt này là không lớn. Điều này cũng đúng cho từng nhóm tuổi, từng giới và từng vùng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người di cư gồm có: tuổi, tình trạng việc làm, nguồn nước, công trình vệ sinh, trình độ học vấn, hút thuốc, điều kiện nhà ở và nơi cư trú.

Cách thức để xây dựng được câu hỏi nghiên cứu tốt:
- Xác định được mục tiêu nghiên cứu rõ ràng.
- Trước khi tiến hành nghiên cứu cần có những khảo sát về đối tượng nghiên cứu, qua đó tập hợp được những cơ sở dữ liệu đề hình thành được mục tiêu nghiên cứu tốt. Và từ mục tiêu nghiên cứu tốt, rõ ràng để hình thành câu hỏi nghiên cứu. 
Ví dụ: Trước khi thực hiện đề tài trên, nhà nghiên cứu có những cuộc khảo sát về mức sống các thành phố, số liệu thống kê từ các  thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…

Một câu hỏi nghiên cứu tốt cần đáp ứng được những yếu tố sau:
- Câu hỏi gần gũi có khả năng giải quyết được ở kết quả nghiên cứu. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu được xác định, câu hỏi nghiên cứu phải kích thích khả năng mở rộng các vấn đề cụ thể trong mục tiêu nghiên cứu, gợi nên nhiều suy nghĩ, khả năng tư duy của nhà nghiên cứu. Đôi khi câu hỏi nghiên cứu sử dụng cấu trúc gồm 2 vế nghịch lí, tương phản nhau để gợi nên suy tưởng cho nhà nghiên cứu.
Ví dụ: Vì sao nhà nước chi nhiều trong khoản thu ngân sách quốc gia để đảm bảo cho y tế mà vấn đề về y tế, sức khỏe của người di cư và không di cư lại không nhận được đồng đều? (1)
- Câu hỏi nghiên cứu dựa vào mục tiêu nghiên cứu mà mục tiêu của nhà nghiên cứu đáp ứng và giải quyết được vấn đề của xã hội đương thời. Do đó câu hỏi nghiên cứu cũng mang tính xã hội, đi kịp với những vấn đề đương đại.
- Câu hỏi đặt ra vấn đề mới cho một cách tiếp cận cũ
- Câu hỏi nghiên cứu cần rõ ràng, dễ hiểu, tránh gây hiểu nhầm. Câu hỏi nghiên cứu cần phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và có khả năng trả lời được trong kết quả nghiên cứu.
(1): Câu hỏi do nhóm đặt ra không có trong bài nghiên cứu của tác giả
 
2.1. Phân biệt giả thiết và giả thuyết
Giả thiết: (toán học) là mệnh đề được cho sẵn và không cần phải chứng minh. 
Giả thuyết: Điều tạm nêu ra (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó và tạm được công nhận. (Từ điển Tiếng Việt)
Điểm khác nhau cơ bản của giả thuyết và giả thiết là giữa cái cần chứng minh, cần kiểm nghiệm trong nghiên cứu và cái được cho sẵn, thừa nhận và không cần quan tâm đến việc chứng minh tính đúng sai của nó.

2.2. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu và vai trò của giả thuyết nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu “là một kết luận giả định do nhà nghiên cứu đặt ra để theo dõi, xem xét, phân tích, kiểm chứng trong quá trình nghiên cứu.” (Vũ Cao Đàm, 1996).
Ví dụ:
Câu hỏi nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Người di cư hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào? Mức độ hiểu biết so với người không di cư nhiều hơn hay ít hơn? Nguyên nhân gây nên tình trạng trên
Người di cư thiếu hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tỉ lệ người di cư có sự hiểu biết thấp hơn so với người không di cư. Nguyên nhân gây nên vấn đề trên do yếu tố bất lợi về tâm lí, chi phí y tế, việc tiếp cận thông tin…

Với câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu trên có thể được xây dựng và giải quyết như sau:
- Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu và bất biến trong quá trình nghiên cứu
- Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế trong nghiên cứu, phù hợp với khung lí thuyết tác giả sử dụng, nhiều giả thuyết có khả năng kiểm nghiệm trong thực tế.
- Giả thuyết đóng vai trò là cơ sở, là khởi điểm của một công trình nghiên cứu, đồng thời cũng có vai trò định hướng cho công trình nghiên cứu đó. Giả thuyết nghiên cứu khi được kiểm chứng, được khẳng định thì sẽ là cơ sở lí luận giúp ta nhân thức sâu hơn về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Ngay cả khi giả thuyết đó không phù hợp, bị bác bỏ thì quá trình kiểm chứng cũng rất có ích trong quá trình tìm kiếm chân lí của nhà nghiên cứu.

Với ví dụ đã được trình bày ở trên, nhóm nhận thấy:
- Giả thuyết được đưa ra là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu
- Trong bài viết, giả thuyết trên dựa vào kết quả của các cuộc khảo sát từ trước là: “Di cư và sức khỏe” - Viện Xã hội học, “Nghiên cứu di cư nông thôn, đô thị”… để đưa ra giả thuyết nghiên cứu trên. Đối với giả thuyết trên còn phù hợp với cả khug lí thuyết di cư sức khỏe mà nhà nghiên cứu sử dụng
- Trong trường hợp giả thuyêt nghiên cứu trên được kiểm nghiệm là đúng ở kết quả nghiên cứu (82 – 83% người di cư biết đến bệnh lây qua đường tình dục). Giả sử, kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết nghiên cứu trên là sai thì nhà nghiên cứu cũng có được những nhận định về kết quả của mình so với các kết quả trước đó, càng tiến 1 bước dài trong hiểu biết của mình.

Tầm quan trọng của giả thuyết nghiên cứu:
- Giúp ta suy nghĩ nhìn nhân kĩ hơn về câu hỏi nghiên cứu, hay chính xác hơn là mục tiêu nghiên cứu.
- Giả thuyết là sự trình bày mối quan hệ nhân – quả đôi khi cũng miêu tả cho thấy khuynh hướng của sự thay đổi và sự phát triển của đối tượng nghiên cứu
- Giả thuyết là công cụ, phương pháp luận chủ yếu cho việc tổ chức quá trình điều tra. Vai trò phương pháp luận của giả thuyết nghiên cứu thể hiện ở chỗ, nó là mắc xích, là quan điểm lí luận, là cơ sở thực nghiệm của nghiên cứu, giúp ta khoanh lại các phạm vi mà vấn đề nghiên cứu đặt ra.

Lưu ý
- Lí thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến giả thuyết nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có khuynh hướng đưa ra giả thuyết trên nền tảng vững chắc của lí thuyết mà nhà nghiên cứu quan tâm và đặt niềm tin vào giá trị khoa học hay tính đúng đắn của nó.
- Giả thuyết là giả đinh kết quả của nghiên cứu nhưng lí thuyết là kết quả của quá trình kiểm nghiệm lâu dài bằng những luận điểm, chứng cứ khoa học. Nếu giả thuyết được chứng minh được tính đúng đắn bằng các bằng chứng khoa học thì nó khả năng trở thành lí thuyết nghiên cứu

Hạn chế của giả thuyết nghiên cứu:
Quá mong muốn khẳng định giả thuyết, do đó người nghiên cứu nếu không có cái nhìn khách quan thì dễ đưa cuộc nghiên cứu đi theo một hướng để nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra. - Việc đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sẽ dễ dàng khiên người nghiên cứu bỏ qua các hiện tượng khác cùng đồng thời xảy ra trong quá trình nghiên cứu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.

Theo quan điểm của nhóm, hiện nay chưa có cách khắc phuc triệt để, chủ yếu nằm ở bản thân nhà nghiên cứu, cần tiến hành nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu thật kĩ càng để hạn chế đến mức tối đa những sai số có thể xảy ra.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau( như đã được trình bày ở phần giả thuyết nghiên cứu). Câu hỏi nghiên cứu hình thành thì mới có thể có được những giả thuyết nghiên cứu. Theo nhóm, 2 yếu tố trên là không thể thiếu, bổ sung cho nhau để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
*
*     *
MỘT SỐ Ý KIẾN PHẢN HỒI TRONG BÀI VIẾT ĐẦU TIÊN.
- Cần đưa nhiều quan điểm ở Việt Nam và thế giới khác nhau như thế nào.
- Cần có những dẫn chứng cụ thể (chú ý phân tích các bài nghiên cứu để chứng minh).
- Phân biệt câu hỏi nghiên cứu và lí thuyết nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Mối quan hệ?
- Giả thích vấn đề được quan tâm là gì?
- Giả thích sự kết tinh của lí thuyết xã hội đương thời.
- Câu hỏi phù hợp gần gũi có mâu thuẫn với câu hỏi nghiên cứu sáng tạo
- Giả thuyết nghiên cứu đi theo nguyên lí chung là gì?
- Chốt ý phần hạn chế của giả thuyết nghiên cứu.
- Có thể thay đổi vị trí của câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được không. Sự cần thiết, vai trò.
- So sánh giữa yêu cầu giả thuyết nghiên cứu tốt và hạn chế. Cho ví dụ chứng minh vai trò của giả thuyết nghiên cứu
- Không đồng ý với quan điểm của nhóm về hạn chế của giả thuyết nghiên cứu làm nhà nghiên cứu bị ảnh hưởng chủ quan, góp phần làm sai lệch kết quả nghiên cứu
- Định nghĩa rõ ràng câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra vào giai đoạn nào của nghiên cứu
- Có mâu thuẫn không giữa mâu câu hỏi kích thích ý tưởng sáng tạo và câu hỏi gần gũi.
- Giả thuyết nghiên cứu là bất biến (không thay đổi) trong quá trình nghiên cứu.
- Câu hỏi nghiên cứu à Giả thuyết nghiên cứ ?

Chân thành cảm ơn góp ý của các bạn, hy vọng bài viết trên đã giải quyết được những thắc mắc đã nêu trên.

Mong các bạn đóng góp để nhóm hoàn thiện bài làm của mình.

Nhận xét

  1. Hoan nghên tinh thần làm việc nghiêm túc của nhóm.

    Trả lờiXóa
  2. Bài của các bạn làm lại cũng khá chi tiết và có cố gắng. Đưa ra được sự phân biệt giữa câu hỏi nghiên cứu và lí thuyết nghiên cứu có ví dụ minh họa rõ ràng. Tuy nhiên sự trình bày thì chưa rõ ràng, bố cục tổng thể nhìn vào còn rối rắm, tạo cảm giác gò bó cho người đọc, khó tập trung.

    Trả lờiXóa
  3. @ Mai Hương: Mình soạn thảo word rùi paste thẳng vào luôn, nên có lẽ với một số code bị lỗi đối với 1 số trình duyệt. Hương thử sử dụng firefox xem sao. Đây là bài viết file word, nếu cần thiết thì H down về để xem dễ hơn: http://docs.google.com/Doc?docid=0AehgInYryHKvZGNzejd0Zm1fMmZwczQza2Nx&hl=en
    Thank u !^^

    Trả lờiXóa
  4. Với bài phân tích trên của nhóm Cầu Tuột thì mình nhận thấy các mối liên quan giữa câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Giữa câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu có mối tương quan bổ trợ lẫn nhau một cách mật thiết, cái này bổ sung cho cái kia không thể tách rời nhau trong quá trình nghiên cứu khoa học của khoa học xã hội. Nhóm đã phân tích đầy đủ và cũng đưa ra các ví dụ minh họa cho bài phân tích của mình. Mình đánh nhận thấy bài phân tích của nhóm rất tốt nhưng các bạn cần chọn lọc thông tin và sắp xếp cho hợp lý hơn vì khi đọc bố cục chưa được rõ ràng. Cám ơn nhóm đã cung cấp cho mình thêm được nhiều kiến thức hơn trong bài làm của nhóm....!!
    Hoàng Mậu Tuấn 0766053 NH07

    Trả lờiXóa
  5. So với bài trước thì bài này của các bạn hoàn thiện hơn rất nhiều, trình bày từng vấn đề cụ thể, rõ ràng, súc tích, ngắn gọn về khái niệm của câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu; đặc biệt các bạn cũng cho tụi mình thấy được cả mối tương quan giữa chúng nữa. tuy nhiên, mình nghĩ nếu các bạn đã đưa ra hạn chế của giả thuyết nghiên cứu rồi thì sao không đưa thêm hạn chế của câu hỏi nghiên cứu luôn??? Và một phần cũng rất quan trọng nữa là các bước (hay cách thức) để xây dựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu hoàn hảo nhất. (với mình thì ngoài việc hiểu khái niệm của chúng thì áp dụng chúng vào nghiên cứu cũng rất quan trọng).
    Chúc nhóm học tốt!!!

    Trả lờiXóa
  6. Bai lam cua ban kha hay day.
    Bai viet da giup duoc toi rat nhieu trong bai chuan i nay

    Trả lờiXóa
  7. các bạn cho mình hỏi xíu với,mình vẫn chưa nắm rõ về cái gọi lag giả thuyết bởi vậy mình vẫn chưa xác định được giả thuyết của đề tài:
    XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỐT CÁ NHÂN MÔN TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
    các bạn giúp mình xác định giả thuyết của đề tai này với nha. mình xin cảm ơn nhiều

    Trả lờiXóa
  8. I think a real Valentine would want you to have a heart free of any aches or disease.
    Sometimes the gym at the hotel is very limited and most likely not in great shape.
    That is when we noticed the black smoke coming out from under the hood.


    Here is my blog - turbofire

    Trả lờiXóa
  9. Lastly, the attached heel was designed to absorb the amount
    of shock that your feet might receive every time you touch the ground.
    Boots are a fall & winter wardrobe staple for
    many women but sometimes it's just not practical to wear traditional calf-high boots. But there is more to Florida than beautiful beaches such as swimming, fishing, snorkeling, picnicking and much more.

    my page; cheap cowboy boots for women

    Trả lờiXóa
  10. In addition to translators, they also have experienced qualified and proficient team so as to make sure that English to Dutch translation delivered
    is of supreme quality, thus providing services from start to the finish point.

    This is to help prevent the virus from spreading to the other
    animals in the house. In some cases where they have brought efficiency to how we interact with people, it has been a change for the better.


    Here is my web blog effortless english aj hoge []

    Trả lờiXóa
  11. cảm ơn bài viết của anh chị, rất hay, em đang cần...:)

    Trả lờiXóa
  12. chào các a c và mọi người. Mình làm đề tài là " Đặc trưng văn hóa người Thái ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức trọng, tỉnh Lâm Đồng". Mình làm chủ yếu hai đặc trưng văn hóa là ẩm thực và hôn nhân. Mình đặt câu hỏi là Tại sao lại có sự thay đổi trong ẩm thực và hôn nhân của người Thái? Nguyên nhân của sự thay đổi là gì? và giả thuyết nghiên cứu của mình là Nguyên nhân của sự thây đổi trong ẩm thực và hôn nhân là do ( rất nhiều lý do m kể sau). Các anh chị, các bạn làm ơn đóng góp ý kiến giúp mình xem liệu câu hỏi và giả thuyết mình có ổn chưa và có thể giúp mình xây dựng một vài câu hỏi và giả thuyết được không.
    cảm ơn mọi người rất nhiều

    Trả lờiXóa
  13. mình còn mơ hồ về hai vấn đề này quá

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC