Sự tích chùa Ông Mek - Thị xã Trà Vinh

  1. Theo lời Acha: Kim Vuông – Tư Chịa, 361 Lê Lợi – khóm 4 – phường 1 – tx Trà Vinh. Và Acha Kim Sang, Xá Bình – Long Đức – tx Trà Vinh
Theo kinh sách kể lại thì ngôi chùa này đa được xây dựng rất lâu, từ năm 642, và đã trải qua rất nhiều đời sư cả. Điểm đó bây giờ là sân vân động phừng 1 thị xã Trà Vinh.

Đến đời sư cả Mék, tại vùng này sảy ra một trận lũ rất lớn. Khi lũ rút đi, những đứa trẻ mục đồng (trẻ chăn trâu) thấy có pho tượng Phật từ đâu trôi về mắc tại một con sông gần chùa.. Lũ trẻ mới đem chuyện nhìn thấy kể cho các nhà sư đang tu tại chùa. Các nhà sư mới ra xem thì quả đúng là sự thật, liền cho là Đức Phật giáng hạ về chùa. Nghĩ vậy các sư tìm cách để mang pho tượng đó về chùa, nhưng kì lạ là họ không làm cách nào để di chuyển pho tượng đó

Các sư lấy làm lạ, nên về nói với Sư Cả. Vị sư cả của chùa lúc bấy giờ tên là Mék. Ngay đêm hôm đó, Sư Cả nằm mơ thấy Phật về dạy rằng “nếu muốn đưa ta về chùa thì hãy lấy bảy sợi chỉ mà buộc vào thắt lưng ta, khi đó hãy kéo ta về” (Acha: Kim Sang).
Làm theo lời Phật dạy, sư Cả Mék đã kéo được tượng Phật về. Nhưng tượng không được kéo về tận chùa, công việc di chuyển đã gặp sự cố. Khi pho tượng tới nơi mà bây giờ là chính điện của chùa ông Mẹc thì các sợi chỉ bị đứt. Sư Cả tìm mọi cách để đưa tượng về chùa nhưng không được. Thầm hiểu ý Phật muốn tọa lạc tại đây, Sư Cả bèn cho rời chùa về nơi – bây giờ là Khóm 4 – Phường 1. Năm chùa được xây dựng xong là 1604, từ đó người ta gọi chùa này là chùa Ông Mék. “Nhưng người Việt họ không phát âm được từ Mék, nên đọc lái đi là chùa Ông Mẹc. lâu dần chùa này có tên là chùa Ông Mẹc” (Acha: Kim Sang). Theo tất cả các sư và phật tử thì pho tượng mà ông Mék kéo về bây giờ đang ở bên trong pho tượng Phật lớn màu vàng, ở chính điện

(Thu hoạch tại chùa Ông Mek, tháng 4 - 2009)
Nguyễn Quốc Việt, lớp Nhân học 07.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC