BÀI THAM GIA THAO LUẬN CỦA NHÓM CẦU VỒNG

Câu 1: phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật nghiên cứu là gì?
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Theo sách Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Phương pháp là công cụ để thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin từ thực tế trên cơ sở mục tiêu của 1 đề tài nghiên cứu nhất định.


Phương pháp luận có nguồn gốc từ 2 từ Hy Lạp là Methos có nghĩa là con đường, phương pháp của nghiên cứu và nhận thức, logos nghĩa là khái niệm, lý thuyết. Hiểu theo nghĩa của thuật ngữ thì đó là “lý thuyết về phương pháp cho nhận thức khoa học và cải tạo thế giới” . Ngoài ra còn được hiểu là “toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được áp dụng cho 1 khoa học nào đó”.
Tóm lại, phương pháp luận là lý luận về phương pháp sử dụng hay là sự luận chứng về mặt lý thuyết những phương pháp nghiên cứu khoa học. Về nội dung phương pháp luận như 1 hệ thống của các lý thuyết, các nguyên tắc, quy tắc được thay đổi phụ thuộc vào đặc tính cụ thể của khoa học sử dụng phương pháp luận đó.
Theo Mills (1967) phương pháp tạo nên lý thuyết về cách thức mà theo đó nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Đối với xã hội học, phương pháp luận là lý thuyết về phương pháp nhận thức xã hội, là cách thức mà theo đó nhà xã hội học xem xét, lý giải đối tượng theo nghiên cứu của mình, là “hệ thống các nguyên tắc của triết học xã hội và lịch sử triết học nhằm giải thích cho con đường và luận giải cho những phương pháp để xây dựng, làm tăng trưởng và vận dụng tri thức xã hội học.
Phương pháp là lý thuyết được biến thành phương tiện, thành con đường cho nghiên cứu.
Có ý kiến cho rằng, phương pháp luận là lĩnh vực chiến lược chung, còn hệ các phương pháp là sách lược nghiên cứu. Sách lược cần phải được xác định trên cơ sở chiến lược chung của cuộc nghiên cứu.
Theo giáo trình học triết học, bộ giáo dục và đào tạo,nxb: lý luận chính trị
Phương pháp là lý luận về phương pháp về hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng và lựa chọn, vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ khác nhau: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung, phương pháp luận chung nhất.
Theo từ điển triết học, Cung Kim Tiến biên soạn, nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội, có 2 ý kiến.
- Phương pháp luận là toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được áp dụng trong 1 khoa học nào đó.
- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới. Do những nhu cầu của khoa học đang phát triển, các phương pháp nhận thức khoa học cần được luận chứng về lý luận.
Những nguyên tắc của phương pháp khoa học, những phạm trù và khái niệm của nó không phải là tổng số những quy tắc tùy tiện do trí tuệ con người tạo ra mà là biểu hiện của tính quy luật. Vì vậy phải có những lý luận chung cho các phương pháp.
Toàn bộ các nguyên tắc phương pháp luận về việc phân tích và xây dựng các đối tượng với tính cách là những hệ thống.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Theo H. Russel Bernard, Các Phương pháp nghiên cứu trong Nhân học – tiếp cận định tính và định lượng, NXB ĐHQG – 2007, trang 9).
- Phương pháp nói một cách khái quát là sự nghiên cứu làm cách nào chúng ta biết được sự vật hiện tượng và vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu.
- Phương pháp là hệ thống các kĩ thuật để thu thập thông tin và xử lí dữ liệu.
- Mỗi ngành mỗi lĩnh vực có những phương pháp nghiên cứu riêng và cũng có sử dụng những phương pháp liên ngành.
- Phương pháp nghiên cứu dựa trên 3 giả định:
+ Thực tại nằm đâu đó chờ được phát hiện.
+ Quan sát trực tiếp và cách khám phá nó.
+ Giải thích hiện tượng, sự vật dựa trên quan điểm duy vật và không bao giờ cần đến cách giải thích siêu hình.
Theo giáo trình học triết học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nxb: Lý luận chính trị
Phương pháp theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt đến mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định. Cơ sở của mọi phương pháp nhận thức là những quy luật khách quan của hiện tại nên phương pháp gắn bó chặt chẽ với lý luận.
- Sự hình thành phương pháp nghiên cứu có gần 400 năm và việc áp dụng nó vào hành vi tư tưởng của con người khoảng 150 năm (trích H. Russel Bernard, Các Phương pháp nghiên cứu trong Nhân học – tiếp cận định tính và định lượng, NXB ĐHQG – 2007, trang 10).
- Trong các phương pháp nghiên cứu hiện nay của Nhân học được chia thành 2 phương pháp cơ bản: Phương pháp nghiên cứu Định Tính và Phương pháp nghiên cứu Định Lượng. Hai phương pháp nghiên cứu này đều có kỉ thuật nghiên cứu riêng của mình, nhưng tùy theo tính chất và yêu cầu của đề tài mà chọn phương pháp Định Tính hay Định Lượng làm chủ đạo.

KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
Theo Sách Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Có thể, kỹ thuật nghiên cứu không gắn với 1 công việc cụ thể nào đó của nghiên cứu mà nó phản ánh những khía cạnh nhất định của phương pháp được sử dụng cho công việc đó. Kỹ thuật không là 1 cái gì đó riêng biệt, độc lập hoặc ngang hàng với phương pháp.
Jadov đã xác định: phương pháp được coi như cách thức, con đường cho nghiên cứu khoa học, còn kỹ thuật được coi như tổng thể những định đề đặc biệt cho việc sử dụng có hiệu quả của 1 phương pháp nào đó.
Grawetz (1972): kỹ thuật cũng như phương pháp đều hướng đến trả lời câu hỏi như thế nào. Như phương tiện cho việc đạt đến mục tiêu nhất định, kỹ thuật ở trên mức độ các sự kiện hay ở các giai đoạn thực tế. Kỹ thuật, đó là các giai đoạn thao tác được hạn chế, gắn liền với những yếu tố cụ thể của thực tế tương ứng với mục tiêu nhất định, trong khi đó phương pháp là quan điểm có lựa chọn, là tổng thể xác định của các thao tác và nói chung là của hàng loạt các kỹ thuật. Theo ông, phương pháp và kỹ thuật đều hướng đến trả lời câu hỏi như thế nào, nhưng so với kỹ thuật thì phương pháp là 1 cái gì đó chung hơn, phương pháp thống nhất hàng loạt các kỹ thuật.
Trong mỗi 1 nghiên cứu xã hội học, việc xác định phương pháp luận và các phương pháp cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào mục đích, nội dung và đối tượng cần khảo sát của từng cuộc nghiên cứu.

Website www:http///chungta.com đã có bài viết phân biệt 3 khái niệm này:
Phương pháp luận để chỉ học thuyết về phương pháp hay học thuyết triết học về phương pháp; có khi được dùng để chỉ một khoa học hay một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về phương pháp (1).
b) để chỉ một hệ thống các nguyên lý hoặc các lý thuyết đóng vai trò chỉ đạo các hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn; có khi được dùng để chỉ sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào quá trình nhận thức và thực tiễn (2).
c) để chỉ bản thân phương pháp duy vật biện chứng hay tập hợp tất cả các phương pháp trong các ngành khoa học tương ứng (3).
d) có khi là sự phối hợp của những định nghĩa khác nhau trên đây. Ví dụ, phương pháp luận là "a/ khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu; b/ tổng hợp những cách, những phương pháp tìm tòi dùng trong một ngành khoa học nào đó"(4) hay "phương pháp luận... là học thuyết triết học về các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào quá trình nhận thức, vào sự sáng tạo tinh thần nói chung và vào thực tiễn" (5).

Như vậy, hiện nay khái niệm phương pháp luận còn đang được dùng theo nhiều nghĩa rất khác nhau. Các nhà triết học cũng như các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học cụ thể đã viết rất nhiều về phương pháp luận và những vấn đề phương pháp luận, song bản thân phương pháp luận là gì thì lại chưa được xác định thật rõ ràng. Phương pháp luận là mọi học thuyết về phương pháp hay chỉ là học thuyết triết học về phương pháp? Nó là hệ thống các nguyên lý thế giới quan hay chỉ là sự vận dụng các nguyên lý này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn? Nó là phương pháp duy vật biện chứng hay là tập hợp các phương pháp được dùng trong một ngành khoa học nào đó? Nó là một chức năng của triết học hay là một khoa học riêng biệt?
Để giải quyết được những vấn đề này ta cần lưu ý rằng, bất cứ một bộ môn khoa học nào cũng phải có đối tượng nghiên cứu riêng, có phương pháp nghiên cứu riêng và có hệ thống tri thức riêng. Không có đối tượng thì không có và không thể có bất cứ bộ môn khoa học nào vì không có đối tượng thì không xác định được phải nghiên cứu cái gì? Nhưng sau khi xác định được đối tượng nghiên cứu rồi, mỗi khoa học còn cần phải tìm ra được những phương pháp nghiên cứu thích ứng. Các phương pháp đó không thể là tuỳ tiện. Các phương pháp của vật lý học được xác định bởi những đặc điểm của hình thức vận động vật lý của vật chất, bởi các quy luật và bản chất của nó. Tương tự như vậy, các phương pháp của một bộ môn khoa học này không thể dùng hoàn toàn để nghiên cứu một đối tượng khác của một bộ môn khoa học khác. Tuy nhiên, có thể có một số phương pháp nào đó của một bộ môn khoa học này được áp dụng để nghiên cứu rộng rãi trong một số lĩnh vực khác, chẳng hạn, một số phương pháp của vật lý học có thể được dùng để nghiên cứu trong hoá học, sinh vật học, khảo cổ học v.v.. Đó là do các đối tượng nghiên cứu của hoá học, sinh vật họe, khảo cổ học... bao gồm dưới dạng này hay dạng khác các hình thức vận động vật lý của vật chất. Như vậy, tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của mình mà mỗi khoa học có các phương pháp nghiên cứu riêng của mình. Việc tìm tòi những phương pháp nghiên cứu thích ứng với mỗi bộ môn khoa học nhất định, xác định xem những phương pháp đó là những phương pháp nào, nội dung của mỗi phương pháp là gì, cách áp dụng nó ra sao, phạm vi áp đụng của nó đến đâu v.v. do lý luận về phương pháp của môn khoa họe này giải quyết. Lý luận về phương pháp đó chính là phương pháp luận.
Do chỗ phương pháp nghiên cứu của mỗi bộ môn khoa học đều phụ thuộc vào bản chất và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học đó nên muốn tìm ra được các phương pháp nghiên cứu thích ứng cần phải xuất phát từ bản thân đối tượng. Nhưng đối tượng nghiên cứu của mỗi bộ môn khoa học cụ thể chỉ là một bộ phận nhỏ, một "mảnh” nhỏ của thế giới hiện thực. Bộ phận nhỏ ấy, "mảnh" nhỏ ấy nằm trong một mối liên hệ qua lại chằng chịt hết sức phức tạp với các bộ phận khác, với các "mảnh" khác. Vì vậy, để xác định được hướng đi và cách đi thích ứng, để khỏi bị lạc trong mớ quan hệ chằng chịt các hiện tượng ấy, để luôn luôn nhắm trúng được đối tượng của mình, trước hết cần dựa vào các nguyên lý thế giới quan.
Là những quan điểm khái quát của con người về thế giới nói chung và về vị trí của con người trong thế giới ấy, các nguyên lý thế giới quan có tác dụng định hướng cho người nghiên cứu, không những định hướng trong quá trình tìm ra phương pháp mà còn định hướng ngay cả trong quá trình vận dụng phương pháp. Xuất phát từ những nguyên lý thế giới quan nhất định, những nguyên lý gắn liền với bản chất của đối tượng cần nghiên cứu, người nghiên cứu xác định được những phương pháp nghiên cứu thích hợp. Vì vậy, các nguyên lý thế giới quan chính là cơ sở của các phương pháp, có tác dụng soi sáng cho các phương pháp, đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.
Thế giới quan đúng sẽ đảm bảo tìm ra các phương pháp nghiên cứu đúng. Ngược lại, nếu thế giới quan sai lầm thì các phương pháp nghiên cứu tìm được để nghiên cứu đối tượng đó cũng sẽ sai lầm. Chẳng hạn, xuất phát từ luận điểm cho rằng, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp, những người mác xít đòi hỏi khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội cần áp dụng phương pháp phân tích giai cấp, cần đứng vững trên quan điểm giai cấp. Ngược lại những người theo trường. phái tâm lý trong xã hội học lại xuất phát từ chỗ cho rằng, kinh nghiệm tâm lý và những xúc cảm của con người tạo nên bản chất của các hiện tượng và các quá trình xã hội, vì vậy, họ đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng xã hội bằng các phương pháp của tâm lý học và việc nghiên cứu phải được bắt đầu từ tâm lý cá thể là những đơn vị quan sát cơ bản. Rõ ràng là xuất phát từ những nguyên lý thế giới quan khác nhau, người ta đã đi đến khẳng định những phương pháp nghiên cứu khác nhau và tính chất đúng đắn hay sai lầm của thế giới quan có ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại của việc tìm tòi và vận đụng các phương pháp. Vì vậy, các nguyên lý thế giới quan tạo nên bộ phận quan trọng nhất trong nội dung của phương pháp luận.
Tuy nhiên, phải chăng toàn bộ các nguyên lý thế giới quan đều nằm trong nội dung phương pháp luận của một khoa học cụ thể nhất định? Không. Tất cả tuỳ thuộc ở đối tượng của mỗi bộ môn khoa học. Đối tượng đó chỉ là một bộ phận nhất định của thế giới hiện thực. Vì vậy, nội đung phương pháp luận của mỗi bộ môn khoa học chỉ bao gồm những nguyên lý thế giới quan nào trực tiếp hay ít nhiều trực tiếp liên quan đến đối tượng nghiên cứu mà thôi.
Ngoài các nguyên lý thế giới quan, trong nội dung phương pháp luận của mỗi bộ môn khoa học còn có một loạt nguyên lý khác. Đó là các nguyên lý chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, là các nguyên tắc chung về sự vận dụng các phương pháp, về việc sử dụng các tài liệu, sự kiện v.v. trong một ngành khoa học nhất định. Những nguyên lý và nguyên tắc chung này xuất phát từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Chúng không phải là những nguyên lý thế giới quan nhưng cũng không trực tiếp nằm trong nội đung của các phương pháp. Chẳng hạn, đối tượng nghiên cứu của kibécnêtic là các hệ thống tự điều khiển với bất kỳ cấu trúc nào với bất kỳ nguyên tắc hoạt động nào và với bất kỳ thực thể vật chất nào (có thể đó là cơ thể sống, là các máy tính tự động, là các hệ thống điều khiển các quá trình kỹ thuật...)
Do những đặc điểm đó nên ngoài các nguyên lý thế giới quan, nội dung phương pháp luận của kibécnêtic còn bao gồm những nguyên lý quan trọng khác đặc trưng riêng cho kibécnêtic: nguyên lý trừu tượng hoá khỏi những đặc điểm chất lượng tập trung sự chú ý vào việc tìm những đặc điểm chung trong hoạt động của các hệ thống tự điều khiển, nguyên lý chung về sự sử dụng như nhau của tất cả các công thức và lý thuyết toán học, không tuỳ thuộc vào loại hình hay sự phức tạp của các hệ thống tự điều khiển mà nó nghiên cứu v.v.. Rõ ràng các nguyên lý này không phải là các nguyên lý thế giới quan, tuy chúng gắn bó mật thiết với các nguyên lý thế giới quan, cụ thể ở đây với nguyên lý phản ánh; đồng thời chúng cũng không trực tiếp nằm trong nội dung của các phương pháp nghiên cứu của kibécnêtic, cụ thể là không trực tiếp tạo nên nội dung của các phương pháp mô hình hoá, phương pháp thuật toán hoá và phương pháp "hộp đen" là những phương pháp nghiên cứu cơ bản của kibécnêtic. Tuy vậy, chúng là cơ sở của các phương pháp này, là những nguyên lý chỉ đạo và có tác đụng định hướng rất lớn đối với người nghiên cứu trong lĩnh vực kibécnêtic khi thu thập, sử dụng các tài liệu cũng như khi vận dụng các phương pháp. Vì vậy, chúng cũng tạo nên một bộ phận rất quan trọng trong nội dung của phương pháp luận.
Các nguyên lý thế giới quan cũng như các nguyên lý và nguyên tập chung trên đây mới chỉ là những căn cứ những cơ sở cho các phương pháp và cho việc vận dụng các phương pháp trong một ngành khoa học nhất định. Để có thể thực sự sử dụng được các phương pháp ấy còn cần vạch rõ nội dung cụ thể của chúng, vạch rõ cách áp đụng, phạm vi áp dụng và mối quan hệ qua lại giữa chúng v.v.. Tóm lại, cần có lý luận trực tiếp về bản thân các phương pháp nữa. Lý luận này tạo nên bộ phận thứ ba trong nội dung của phương pháp luận.
Như vậy, khi nói rằng phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là học thuyết về các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực, là nói tới bản chất của nó. Nhưng bản chất chưa phải là toàn bộ nội dung, mặc dầu bản chất là những cái cơ bản nhất, chung nhất trong nội dung. Đứng về không phải đơn thuần chỉ là một hệ thống trình tự các quy trình và các biện pháp nghiên cứu, cũng không phải là một tập hợp tuỳ tiện các nguyên lý nào đó mà là một hệ thống lý luận chặt chẽ với những loại nguyên lý nhất định gắn bó hữu cơ với nhau: Thứ nhất, đó là các nguyên lý thế giới quan gắn liền với bản chất của đối tượng nghiên cứu. Thứ hai, đó là các nguyên lý chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, các nguyên tắc chung về việc vận dụng các phương pháp, về sự sử đụng tài liệu, sự kiện... trong một ngành khoa học nhất định; các nguyên lý và nguyên tắc chung này gắn liền với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Cuối cùng, đó là lý luận về bản thân các phương pháp (về nội dung, phạm vi và mối quan hệ qua lại giữa các phương pháp) của ngành khoa học ấy. Tất cả các bộ phận này gắn bó mật thiết với nhau tạo nên một hệ thống lý luận chặt chẽ, thống nhất và là một thành phần không thể thiếu được của bất cứ bộ môn khoa học nào.
Vì vậy, phương pháp luận không phải là một tập hợp lý luận tuỳ tiện, càng không phải chỉ là một tập hợp đơn thuần các phương pháp được dùng trong một ngành khoa học nào đấy, nhưng đồng thời nó cũng không phải là một khoa học riêng biệt đứng độc lập như các khoa học khác. Phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được của mỗi bộ môn khoa học, là học thuyết về các phương pháp. Chính vì thế, phương pháp luận không phải chỉ là một học thuyết triết học về các phương pháp như một số tác giả khẳng định.
Để hiểu rõ hơn thực chất của phương pháp luận, ta cần phân biệt kỹ hơn nửa phương pháp luận với phương pháp. Chú ý rằng phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là học thuyết về phương pháp, còn "phương pháp là một hình thức quán triệt hiện thực về mặt lý luận và thực tiễn xuất phát từ những quy luật vận động của khách thể được nghiên cứu; là một hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh của hoạt động cải tạo, thực tiễn hay hoạt động nhận thức, lý luận"(6).
Phương pháp là cách thức mà theo đó, người ta hành động hay nhờ đó mà người ta nghiên cứu ra một hệ thống kiến thức về một đối tượng nhất định. Do đó sẽ rất sai lầm khi khẳng định rằng phương pháp luận - đó là phương pháp biện chứng, rằng phương pháp luận khoa học tổng quát - đó là phương pháp triết học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Ở đây các tác giả đã lầm lẫn giữa lý luận về phương pháp với bản thân phương pháp. Thực ra chỉ có triết học với tư cách là một hệ thống lý luận về phương pháp mới có thể là cơ sở phương pháp luận của khoa học, hay nói chính xác hơn, là phương pháp luận chung nhất của khoa học, còn phương pháp triết học không hoàn thành được chức năng đó vì bản thân phương pháp triết học chỉ là sự vận dụng lý luận triết học vào hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn, chỉ là một công cụ để nhận thức mà thôi.
Sự lầm lẫn giữa phương pháp luận với phương pháp có thế còn do nguyên nhân khác: do sự lầm lẫn giữa lý luận về phương pháp với lý luận được tóm tắt trong phương pháp, vì thực chất thì phương pháp - đó chính là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu. Mọi lý luận đúng đắn được nghiên cứu đầy đủ đều hoàn thành hai chức năng: một mặt, nó là sự phản ánh một lĩnh vực thực tại nhất định, mặt khác, nó có thể được dùng với tính cách là phương pháp. Nó sẽ được dùng với tính cách là phương pháp khi nào nó được dùng làm phương tiện để đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, là phương tiện giải thích các sự kiện và quy luật mới phát hiện được, là công cụ để hoạt động thực tiên. Trong những trường hợp ấy bao giờ lý luận cũng phải được thể hiện ra bằng hệ thống các quy tắc và các biện pháp nhất định. Chẳng hạn, những công trình nghiên cứu của Buden và Kiếcsôp vào những năm 1859 - 1860 đã đi đến kết luận rằng: mỗi nguyên tố hoá học đều được đặc trưng bởi một phổ hoàn toàn xác định. Đó là lý luận; và khi người ta sử dụng lý luận ấy với tư cách là một công cụ nhận thức, nghĩa là thể hiện lý luận đó ra bằng hệ thống các quy tắc và biện pháp nhất định để đi tìm các nguyên tố mới hay phát hiện sự tồn tại của các nguyên tố trong các hợp chất thì nó biến thành phương pháp? cụ thể ở đây là phương pháp phân tích quang phổ rất phổ biến trong vật lý học và hoá học. Như vậy, lý luận nói rằng "mỗi nguyên tố hoá học đều được đặc trưng bởi một phổ hoàn toàn xác định" đã được tóm tắt trong phương pháp phân tích quang phổ, là cái lõi của phương pháp này. Còn lý luận về bản thân phương pháp phân tích quang phổ như nội dung cụ thể của nó là gì, bao gồm những quy tắc và biện pháp cụ thể nào, cách áp dụng cụ thể nó ra sao, phạm vi áp dụng của nó đến đâu, v.v., đó là những vấn đề của phương pháp luận, của lý luận về phương pháp phân tích quang phổ và không nên lẫn lộn nó với lý luận được tóm tắt trong phương pháp ấy.
Tương tự như vậy, bản thân từ thức về các quy luật chung của sự phát triển của thế giới khách quan được diễn đạt trong chủ nghĩa duy vật biện chứng dưới dạng các quy luật, các phạm trù v.v. chưa phải là phương pháp biện chứng. Đó mới là lý luận. Lý luận này trở thành phương pháp khi nào nó được ứng dụng vào thực tiễn nhận thức và cải tạo hiện thực. Lêmn viết: "Cái mà Mác và Ăng ghen gọi là phương pháp biện chứng - để đối lập với phương pháp siêu hình - chẳng qua chỉ là phương pháp khoa học trong xã hội học, phương pháp coi xã hội là một cơ thể sinh động, phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết hợp một cách máy móc và do đó có thể tuỳ ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được); mà muốn nghiên cứu cơ thể đó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một kết cấu xã hội nhất định, và cần phải nghiên cứu những quy luật hoạt động và phát triển của kết cấu xã hội đó"(7). Như vậy, quan điểm coi xã hội là một cơ thể sinh động, phát triển không ngừng chứ không phải là một cái gì được kết hợp một cách máy móc, tuỳ tiện, là lý luận biện chứng. Khi lý luận ấy được vận dụng vào việc nghiên cứu xã hội thì nó biến thành phương pháp biện chứng trong xã hội học với tất cả những yêu cầu, những quy tắc cụ thể của phương pháp ấy: phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một kết cấu xã hội nhất định, phải nghiên cứu những quy luật hoạt động và phát triển của kết cấu xã hội đó v.v..
Vì phương pháp, về thực chất, là lý luận đã được kiểm nghiệm và được thể hiện ra bằng hệ thống những quy tắc và trình tự các biện pháp nhất định, trong khi đó phương pháp luận ngoài lý luận về bản thân phương pháp lại còn bao gồm những nguyên lý thế giới quan và những nguyên tắc chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật nên việc sử dụng phương pháp bao giờ cũng phải đưa vào phương pháp luận.
Phương pháp là công cụ ở trong tay nhà nghiên cứu, còn phương pháp luận thông qua nhà nghiên cứu mà điều khiển công cụ ấy. Chính vì thế, trong mối quan hệ qua lại giữa phương pháp luận và phương pháp, phương pháp luận đóng vai trò chỉ đạo, chi phối đối với phương pháp. Phương pháp luận trực tiếp ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng và phương pháp nghiên cứu, đến cách chọn lọc tài liệu ban đầu, đến việc phân định cái chủ quan và cái khách quan trong các hiện tượng, đến phương thức kết hợp các phương pháp nghiên cứu v.v.. Tóm lại, nó trực tiếp chi phối việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Do vậy, nếu có sai lầm xảy ra thì sai lầm thường không phải ở trong bản thân phương pháp mà ở phương pháp luận. Ví dụ, xã hội học thực nghiệm hiện nay sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu như quan sát, phỏng vấn, thu thập số liệu thống kê, các phương pháp toán học v.v.. Bản thân các phương pháp này không sai lầm.
Chúng được Ăng ghen dùng khi viết "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh", được Lênin dùng khi viết "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”. Như vậy, bản thân các phương pháp này có thể được sử dụng một cách có hiệu quả với điều kiện là người nghiên cứu phải đứng trên lập trường đúng đắn, có phương pháp luận đúng đắn. Trường hợp phương pháp luận sai lầm thì dù sử dụng chính những phương pháp đó nhưng kết quả nhất định vẫn sẽ sai lầm. Chẳng hạn, khi nghiên cứu các tầng lớp xã hội, nhiều nhà xã hội học đứng trên lập trường của chủ nghĩa tâm lý(8), lấy đó làm phương pháp luận chỉ đạo công tác nghiên cứu của mình, đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn và trưng cầu ý kiến một cách rất chủ quan. Ví dụ, nhà nghiên cứu hỏi đối tượng nghiên cứu: "Anh tự cho mình thuộc về giai cấp nào?". Câu trả lời được coi là căn cứ duy nhất để xếp người đó vào một giai cấp nhất định. Đó chính là cách làm của những theo chủ nghĩa tâm lý ở Trường Đại học Xoócbon. Cho nên cái sai ở đây không phải do bản thân phương pháp trưng cầu ý kiến mà là do lập trường xuất phát, do phương pháp luận của người nghiên cứu.
Vậy có trường hợp nào phương pháp sai lầm không? Có, song đó là trường hợp cá biệt. Về vấn đề này P.V.Cốpnhin đã có nhận xét rất đúng: "Vì phương pháp khoa học dựa trên hệ thống lý luận khách quan đúng đắn nên về bản chất nó không thể sai lầm; sai lầm chỉ có thể ở chỗ sử dụng nó trong thực tiễn, đặc biệt ở chỗ mở rộng phạm vi tác động quá giới hạn của đối tượng mà các quy luật của đối tượng ấy được phản ánh trong hệ thống lý luận là cơ sở của phương pháp đó”(9). Bản thân phương pháp chỉ sai lầm khi nó được xây dựng trên hệ thống tri thức sai lầm. Song không một nhà khoa học nghiêm túc nào lại xây dựng phương pháp trên những tri thức mà người ta biết chắc chắn là sai lầm. Do vậy, phương pháp sai lầm chỉ là trường hợp cá biệt. "Thường thường sai lầm không phải ở phương pháp, mà ở phương pháp luận”.
Như đã nói ở trên, các nguyên lý thế giới quan tạo nên bộ phận quan trọng nhất trong nội dung của phương pháp luận. Song điều đó không có nghĩa rằng thế giới quan hoàn toàn đồng nhất với phương pháp luận, ngay cả khi các nguyên lý thê giới quan nằm trong nội dung của phương pháp luận.
Thế giới quan vừa thống nhất với phương pháp luận, vừa khác biệt với nó. Chúng thống nhất với nhau (nhưng không trùng nhau hoàn toàn) về mặt nội dung nhưng khác nhau về mặt chức năng. Đứng về mặt nội dung mà xét thì trong phương pháp luận của một khoa học cụ thể nhất định, mọi luận điểm thế giới quan đều đồng thời là luận điểm phương pháp luận, nhưng ngược lại thì không phải như vậy vì trong nội dung của phương pháp luận ngoài các luận điểm có tính chất thế giới quan còn có những luận điểm chung không mang tính chất ấy. Về mặt chức năng thì thế giới quan làm nhiệm vụ giải thích thế giới và vạch rõ vị trí của con người trong thế giới ấy, còn phương pháp luận thì làm nhiệm vụ hướng dẫn cho hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người. Vì vậy, khi nằm trong nội dung của phương pháp luận, các nguyên lý thế giới quan không làm nhiệm vụ giải thích thế giới mà làm nhiệm vụ chỉ đạo cho hành động. Không những thế, khi nằm trong nội dung của phương pháp luận, các nguyên lý thế giới quan cũng không được vận đụng như một công cụ, không thể hiện ra bằng các biện pháp, các quy trình cụ thể, nghĩa là không biến thành một phương pháp. Trong phương pháp luận, các nguyên lý thế giới quan được vận dụng với tư cách là những nguyên lý hướng dẫn cho việc vận dụng các phương pháp, cho việc xác định các con đường nghiên cứu. Với tư cách là những nguyên lý chung, các nguyên lý thế giới quan có thể chỉ ra về đại thể phương hướng giải quyết các vấn đề trước khi các vấn đề này được giải quyết cụ thể bằng những phương tiện cụ thể của một ngành khoa học nhất định. Cho nên chỉ có thể hiểu luận điểm nói rằng phương pháp luận thực chất là sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn theo nghĩa đó chứ không thể theo nghĩa vận dụng chúng như một công cụ. Khi đã được vận dụng như một công cụ thì chúng đã biến thành phương pháp. Chẳng hạn, tư tưởng của Lê nin về sự vô cùng tận của điện tử là một nguyên lý thế giới quan, nhưng đó đồng thời cũng là một trong những nguyên lý phương pháp luận cực kỳ quan trọng của vật lý học hiện đại. Nó không được vận dụng như công cụ, như một phương pháp, mà được vận dụng với tính cách là một nguyên lý chỉ đạo và thực tế thì nó đang là ngọn cờ chỉ đường cho sự nghiên cứu trong vật lý học hiện đại.
Vì các nguyên lý thế giới quan đóng vai trò chỉ đạo rất lớn đối với các hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn nên bất cứ phương pháp luận nào cũng phải dựa trên nền tảng thế giới quan nhất định, đều phải xây dựng từ những luận điểm thế giới quan nhất định. Song, như ta đã biết, thế giới quan có thể đúng, cũng có thể sai, có thể khoa học, cũng có thể không khoa học. Tính chất đúng đắn hay sai lầm, khoa học hay không khoa học này của thế giới quan quyết định tính chất đúng đắn hay sai lầm, khoa học hay không khoa học của phương pháp luận và do đó có ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại của việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp. Vì vậy, nhiệm vụ của những người nghiên cứu là phải biết lựa chọn và vận dụng một cách có ý thức phương pháp luận nào khoa học nhất, đúng đắn nhất để tránh được những sai lầm, tránh phải đi đường vòng trong các nghiên cứu khoa học cụ thể của mình.
Vì phương pháp luận không phải là một khoa học riêng biệt đứng độc lập như các khoa học khác mà là một bộ phận không thể thiếu được của mỗi bộ môn khoa học, là lý luận về các phương pháp được sử dụng trong bộ môn khoa học ấy nên có thể nói rằng mỗi khoa học đều có phương pháp luận của mình. Song điều đó không có nghĩa là phương pháp luận của các khoa học hoàn toàn tách biệt với nhau và không tồn tại một phương pháp luận chung cho mọi khoa học. Cũng tương tự như với các phương pháp, phương pháp luận có nhiều loại: có phương pháp luận riêng, chỉ đúng cho từng bộ môn khoa học nhất định, có phương pháp luận chung áp dụng được cho một số môn khoa học và có phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất, áp dụng được cho mọi bộ môn khoa học.
Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học, vì, một mặt, triết học là bộ phận quan trọng nhất của thế giới quan, mà thế giới quan, như ta đã biết, lại tạo nên phần quan trọng nhất trong nội dung của phương pháp luận; mặt khác triết học nghiên cứu và xây dựng căn cứ lý luận cho các loại phương pháp nhận thức - các phương pháp triết học chung nhất cũng như các phương pháp khoa học cụ thể. Dĩ nhiên, triết học không nghiên cứu và không thể nghiên cứu tất cả các phương pháp của tất cả các bộ môn khoa học cụ thể, - vả lại đó cũng không phải là nhiệm vụ _của nó mà là nhiệm vụ của các khoa học cụ thể, - nhưng triết học đưa ra lý luận chung nhất về các phương pháp, lý luận chung đó sẽ giúp các khoa học cụ thể xây dựng lý luận về phương pháp cho trường hợp cụ thể của mình.
Mối quan hệ giữa phương pháp luận phổ biến - triết học với phương pháp luận của các khoa học cụ thể là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Các phương pháp luận của các khoa học cụ thể chính là những biểu hiện cụ thể của phương pháp luận phổ biến trong mỗi khoa học nhất định. Nội dung của chúng vừa thống nhất với phương pháp luận phổ biến, vừa có những nét đặc thù riêng nảy sinh từ đặc điểm của đối tượng, và do đó, từ đặc điểm nhận thức đối tượng ấy trong mỗi khoa học nhất định. Vì "cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng", và "bất cứ cái riêng nào cũng không được bao quát hoàn toàn trong cái chung"(11).
Cho nên không thể nào tách biệt phương pháp luận phổ biến với phương pháp luận riêng trong các khoa học cụ thể cũng như trong mỗi hoạt động nghiên cứu khoa học được.
Phương pháp luận phổ biến của tất cả các khoa học cụ thể là triết học. Nhưng triết học có nhiều loại: có triết học đúng đắn, khoa học, có triết học sai lầm, phản khoa học. Vậy trong tình hình phát triển như vũ bão của khoa học hiện nay, khi trong khoa học nhiều quan niệm cũ đang bị đảo lộn, nhiều thành tựu mới cùng những khó khăn mới mà khoa học vấp phải đang đòi hỏi phải có một cách nhìn mới đối với sự vật thì thứ phương pháp luận nào có thể là phương phán luận phổ biến duy nhất khoa học, duy nhất đúng đắn, đáp ứng được đầy đủ nhất những yêu cầu của khoa học? Thực tiễn phát triển của khoa học hiện đại chứng tỏ rằng một phương pháp luận như thế chỉ có thể là triết học Mác - Lênin, hơn thế nữa, đó là toàn bộ triết học Mác - Lênin chứ không phải chỉ có một bộ phận nào đó của nó lý luận nhận thức, lôgíc học hay chủ nghĩa duy vật biện chứng) như một số tác giả khẳng định.
Hiện nay triết học Mác - Lênin đang đóng vai trò là phương pháp luận phổ biến, đồng thời là phương pháp luận phổ biến duy nhất đúng đắn của khoa học hiện đại vì nó được xây dựng và được khái quát hoá lên từ những thành tựu của khoa học và của thực tiễn. Nó vạch ra những quy luật phát triển chung nhất của thế giới, và do đó, nó vũ trang cho con người phương pháp đúng đắn nhất để nhận thức và cải tạo hiện thực. Lý luận của triết học Mác - Lênin là lý luận duy vật và biện chứng, mà ngày nay, như Ph.Ăng ghen đã chỉ rõ, "Chính phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên, bởi vì chỉ có nó mới có thể là cái tương đồng và do đó mới đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác... Chỉ có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học tự nhiên thoát ra khỏi những khó khăn về lý luận"(12).
Sự phát triển mãnh liệt của khoa học hiện đại ngày càng chứng tỏ rằng chỉ có triết học Mác xít, mà theo lời Lênin, những khái niệm của nó "mềm dẻo, linh động, liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất trong các mặt đối lập, đặng thâu tóm được thế giới" mới có khả năng vũ trang cho các khoa học cụ thể một phương pháp nhận thức đúng đắn duy nhất, mới có khả năng giải thích được các đặc điểm và các kết quả của nhận thức khoa học hiện đại; chỉ có nó mới xác định đúng được khuynh hướng của khoa học, chỉ ra được về đại thể phương hướng đúng đắn của sự tìm tòi khoa học trong mỗi lĩnh vực, hiện tượng nhất định, vạch ra được các hình thức và các phương pháp làm phong phú nó bằng các kết quả mới. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà hiện nay triết học Mác - Lênin ngày càng tranh thủ được trái tim và khối óc của nhiều nhà khoa học ngay ở các nước tư bản, nơi mà các trường phái triết học duy tâm đủ loại đang giữ địa vị thống trị. Nhà sinh vật học Anh nổi tiếng G.B.C.Khônđêin sau khi được đọc "Biện chứng của tự nhiên" của Ăng ghen đã viết rằng, nếu ông sớm được làm quen với tác phẩm này thì chắc chắn ông đã tránh được nhiều lầm lẫn trong công tác nghiên cứu của mình. Còn Pônlănggiơvanh, nhà vật lý học người Pháp vĩ đại, ngay từ năm 1945 đã viết: "Tôi nghĩ rằng chỉ có triết học duy vật biện chứng mới có thể là sợi chỉ dẫn đường cho chúng ta trong những công việc đầy khó khăn và lâu dài sắp tới"(13). Ngay cả một số nhà khoa học duy tâm, chẳng hạn, A.Eđinhgơtơn, có lúc cũng phải thừa nhận: "Nhà vật lý học hoàn toàn tin vào thế giới hiện thực bên ngoài chừng nào ông ta còn tư duy với tính cách là một nhà vật lý học"(14). Tất cả những điều đó càng chứng tỏ rằng chỉ có triết học Mác-Lênin, chỉ có lý luận duy vật biện chứng mới có thể thực sự là phương pháp luận phổ biến duy nhất đúng đắn của khoa học hiện đại.
Dĩ nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là một đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách giải quyết cụ thể cho tất cả mọi vấn đề cụ thể của khoa học cũng như của đời sống.
Nhưng, với tính cách là một phương pháp luận khoa học nhất, đúng đắn nhất, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của khoa học hiện đại nhất, nó đã và đang giúp các nhà khoa học trong việc tìm hiểu nhiều vấn đề khó khăn và đã dẫn nhiều người đến những kết quả lý thú.
Đứng vững trên lập trường của triết học Mác - Lê nin, mặc dù đội ngũ còn ít ỏi, thời gian đi vào công tác nghiên cứu khoa học chưa lâu nhưng các nhà khoa học của chúng ta đã có những cống hiến nhất định. Chắc chắn rằng với đội ngũ ngày càng đông đảo, lại được vũ trang bởi phương pháp luận khoa học tiên tiến nhất của thời đại - phương pháp luận mác xít Lêninít, - các nhà khoa học của chúng ta sẽ ngày càng có nhiều cống hiến lớn lao hơn nữa, góp phần đắc lực vào việc thực hiện những nhiệm vụ mà thực tiễn cách mạng nước ta đang đặt ra.
Câu 2s: có phải dự án khoa học nào cũng sử dụng nghiên cứu định lượng hay không?
Không phải trong tất cả các dự án khoa học đều sử dụng phương pháp định lượng. Để chứng minh cho quan điểm của mình nhóm tôi xin được phân tích vấn đề như sau:
Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng.
Để làm được điều đó nhà nghiên cứu phải xác định “nguồn” nơi có thể thu thập được số liệu thích hợp. Một khi nguồn đã được xác định, nhà nghiên cứu phải lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu cho phép thu hoạch được số liệu tốt nhất. Trong trường hợp lý tưởng, nhà nghiên cứu phải sử dụng bất kỳ phương pháp thích hợp mà nhờ đó thu thập được số liệu đáng tin cậy.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng loại phương pháp thực nghiệm nào lại phụ thuộc vào loại dữ liệu cần được thu thập. Khi nào cần thông tin định lượng(dữ liệu thu thập bằng số) thì các phương pháp định lượng là thích hợp nhất. Nếu dữ liệu cần thu thập là định tính (nhấn mạnh đến từ ngữ) thì nhà nghiên cứu cần phải sử dụng các phương pháp định tính.
Trong nghiên cứu nhân học các nhà nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng. việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng của các thì các nhà nghiên cứu phải xem xét vấn đề cần nghiên cứu của mình là gì, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu lựa chọn các phương pháp thích hợp để tiến hành nghiên cứu.
.
Câu hỏi đặt ra đây cần giải quyết để làm rõ thêm vấn đề cần chứng minh ở trên đó là vậy nghiên cứu định lượng là gì? Và khi nào tiến hành nghiên cứu định lượng? nghiên cứu định tính là gì? Sự khác nhau giữa hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính là gì?
Trước hết dựa vào nguồn tài liệu đã thu thập và những kiến thức được trang bị về phương pháp nghiên cứu định tính thì nghiên cứu định tính là: là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Phương pháp này nhấn mạnh đến từ ngữ hơn là các con số.
Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.


Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập.
Các phương pháp nghiên cứu định tính được phát triển và sử dụng đầu tiên trong các nghiên cứu nhân chủng học, một bộ môn khoa học xã hội. Các nhà nhân chủng học đi đến các cộng đồng mà họ muốn nghiên cứu và sống ở đó một thời gian dài để quan sát người dân và tìm hiểu những nguyên nhân chi phối hành vi ứng xử của họ. Để có được những thông tin sâu, các nhà nhân chủng học thường sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn phi cấu trúc, thu thập lịch sử đời sống, thảo luận nhóm và nghiên cứu trường hợp.
Thoạt tiên, những kỹ thuật này được phát minh nhằm thu thập những thông tin mô tả, phi định lượng. Ngày nay, các kỹ thuật đó được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi của nhân chủng học mà còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như các dự án khoa học.
Để tìm hiểu vì sao các dự án khoa học không chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng mà còn sử dụng nghiên cứu định tính làm phương pháp nghiên cứu. Cũng như có nhiều dự án khoa học sử dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính bởi có sự khác nhau giữa nghiên cứu định lượng và định tính có thể liệt kê một số đặc điểm như sau:
Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng một bảng hỏi đã chuẩn bị trước theo một cơ cấu nhất định cho mọi đối tượng nghiên cứu. Một ví dụ điển hình của phương pháp này là điều tra KAP.
Nghiên cứu KAP cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu tương đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ và triển khai khá nhanh chóng; và kết quả thu được từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng.
Tuy nhiên KAP có một số nhược điểm và cần được sử dụng một cách thận trọng. Đáng lưu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:

Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.
Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định luợng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.

Nghiên cứu định tính cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất.

Các phương pháp thu thập thông tin khác nhau đem lại thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu. Các phương pháp NCĐT và NCĐL có thể kết hợp để bổ sung lẫn cho nhau.
Ví dụ:

- NCĐT có thể hỗ trợ cho NCĐL bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra.
- NCĐL có thể hỗ trợ cho NCĐT bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu
- NCĐT có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các NCĐL


Sử dụng NCĐT trong trường hợp Sử dụng NCĐL trong trường hợp
Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ Chủ đề nghiên cứu đã được xác định rõ và đã quen thuộc
Nghiên cứu thăm dò, khi chưa nắm được những khái niệm và các biến số Khi những vấn đề cần đo lường khá nhỏ hay đã từng được giải quyết
Khi cần thăm dò sâu, khi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa những khía cạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn Khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ
Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số Khi cần sự mô tả chi tiết bằng các con số cho một mẫu đại diện
Khi cần có sự linh hoạt trong hướng nghiên cứu để phát hiện những vấn đề mới và khám phá sâu một chủ đề nào đó Khi khả năng tiến hành lại sự đo lường là quan trọng
Nghiên cứu sâu và chi tiết những vấn đề được chọn lựa kỹ càng, những trường hợp hoặc các sự kiện Khi cần khái quát hóa và so sánh kết quả trong quần thể nghiên cứu.
Ví dụ:
Nghiên cứu định tính đặc biệt có giá trị trong các lĩnh vực sức khỏe, KHHGĐ, sức khoẻ sinh sản và AIDS ... vì nó cho phép:

- Khám phá, thăm dò những vấn đề khó và còn ít được biết đến, ví dụ như mãi dâm, ma túy, HIV/ AIDS
- Tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về AIDS
- Đề ra những biện pháp can thiệp phù hợp và phát hiện những quần thể cần được chú trọng trước hết
- Thăm dò tính khả thi, chấp nhận và sự phù hợp của những chương trình mới
- Phát triển những hoạt động về thông tin, giáo dục và truyền thông và tài liệu phù hợp
- Nhận biết những tồn tại trong những can thiệp đang triển khai và đưa ra những giải pháp thích hợp đối với những tồn tại đó
- Hoàn chỉnh những thông tin định lượng thu được trong các giám sát thường xuyên và các nghiên cứu đánh giá bằng cách giúp giải thích những kết quả thu được từ nghiên cứu định lượng.
- Thiết kế các công cụ điều tra chính xác hơn bằng cách phát hiện các chủ đề thích hợp nhất cho nghiên cứu điều tra bằng cách xác định các câu hỏi thích hợp và cách diễn đạt chúng cho phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng là:phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ giữa lý thuyết và nghiên cứu.
Nhưng trong quá trình nghiên cứu một số ý kiến cho rằng:
Sự phân biệt định tính và định lượng cần cẩn trọng, đôi khi khó tách biệt rạch ròi phương pháp nào là định tính, phương pháp nào là định lượng.
Hầu hết các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đều có mặt định tính và mặt định lượng của nó, có điều hàm lượng khác nhau mà thôi.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể mà nhóm tìm được trên Internet nhằm làm rõ hơn vấn đề đã nêu ở trên. Khi nghiên cứu thị trường các nhà nghiên cứu lựa chọn sử dụng phương pháp định tính hay nghiên cứu định lượng hoặc là sử dụng cả hai phương pháp cũng tùy vào trường hợp và vấn đề mà đề dự án quan tâm nghiên cứu.
““Lấy ví dụ về phương pháp quan sát chẳng hạn, các nhà nghiên cứu nhân học ở Việt Nam thường xếp quan sát vào nhóm các phương pháp định tính (bài trên cũng chỉ là một dẫn chứng thôi), song cần phải đính chính lại rằng, quan sát cũng có thể là quan sát định lượng chứ không chỉ thuần tuý định tính.
Tại sao lại nói như vậy, quay trở lại về ví dụ về cách sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu mại dâm mà bài viết trên đưa ra chẳng hạn, việc quan sát và đếm số bao cao su hàng ngày chính là những dữ liệu định lượng chứ không phải định tính, trường hợp này, nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng chứ không phải là định tính nữa.
Như vậy, nếu dữ liệu thu thập từ phương pháp quan sát mà có thể lượng hoá, và được phân tích định lượng thì lúc đó phương pháp này sẽ được xếp vào định lượng, còn khi dữ liệu không được lượng hoá và chỉ được phân tích định tính thì nó sẽ được xếp vào nhóm định tính.
Phương pháp bảng hỏi soạn sẵn cũng như vậy, các câu hỏi mở trong bảng hỏi soạn sẵn cũng có thể được dùng để phân tích định tính, trong khi những dữ liệu từ phỏng vấn sâu lại có thể được sử dụng để phân tích định lượng. Những ai biết sử dụng phần mềm Nvivo để xử lý dữ liệu định tính đều biết rằng phần mềm này cho phép thực hiện phép đếm trong các dữ liệu định tính và cho chúng ta đầu ra là một bảng dữ liệu để có thể dùng để xử lý định lượng được. Như vậy việc xếp phương pháp nào vào định tính, phương pháp nào vào định lượng cũng chỉ là tương đối mà thôi.
Trong nghiên cứu thị trường thì nhà nghiên cứu đa phần sử dụng nghiên cứu định lượng đa phần ở đây không bao hàm nghĩa tất cả các nghiên cứu thị trường đều được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng mà trong nghiên cứu các nhà nghiên cứu vẫn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
Sau đây là bài viết tham khảo để minh chứng vấn đề đó:
Sau việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng các phương pháp nghiên cứu định lượng, giờ đây, các chuyên gia marketing đang xem xét các phương pháp định tính hơn nhằm tìm ra cách thức thu hút khách hàng.

Nhờ sự phát triển của công nghệ, các nhà sản xuất ngày càng hiểu biết nhiều hơn về khách hàng nhưng liệu họ có hiểu biết nhiều hơn so với thời gian hàng chục năm về trước hay không? Giáo sư marketing trường kinh doanh Wharlton (thuộc Đại học Pensilvania) bình luận rằng "Chúng ta chỉ đơn giản nhập đơn hàng của từng khách hàng vào trong 1 con chíp, nhưng để hiểu được những gì trong đầu khách hàng đó thúc đẩy họ mua hàng thì chúng ta vẫn chưa thoả mãn với 1 câu trả lời nào."
Các chuyên gia marketing có thể quá phụ thuộc vào các công nghệ mới nhằm tập hợp và xử lý dữ liệu. Thậm chí, có công ty quản lý khách hàng bằng các thiết bị radio và lắp đặt video camera tại nhà cho khách hàng. Chiến lược này có vẻ hữu dụng nhằm hiểu được khách hàng sử dụng sản phẩm như thế nào, nhưng rút cuộc những gì họ có chỉ là 1 đống băng video. Vấn đề nằm ở chỗ KHI NÀO thì khách hàng quyết định mua sản phẩm.
Các công ty cũng cần xem xét lợi ích và chi phí của các dự án thu thập và xử lý dữ liệu. Nếu lợi ích đạt được không thể bù đắp nổi chí phí, khi đó, rủi ro đối với các chuyên gia marketing chính là vấn đề ban lãnh đạo công ty sẽ từ bỏ công việc tìm hiểu khách hàng và chỉ đơn thuần dựa vào những thông tin định lương. Nghĩa là, ban lãnh đạo có thể quyết định cắt giảm bộ phận marketing và tăng cường các chuyên gia quản lý sản phẩm (inventory control specialists) và các nhân viên nhận đơn hàng từ khách hàng (order-takers). Wal-Mart với chiến lược chú trọng phát triển công nghệ nhằm cắt giảm chi phí từ chuỗi cung cấp hàng hoá của mình (supply chain) là một ví dụ minh hoạ rõ ràng nhất. Mọi công ty đều phải lựa chọn vị trí của mình trên thị trường và Wal-Mart đã quyết định đứng về phía "chi phí". Nhiều công ty khác tự cho rằng họ đứng về phía "khách hàng" nhưng những gì họ làm chỉ là cung cấp thêm dịch vụ chăm sóc khách hàng. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các công ty phải tự xây dựng các mô hình marketing của riêng mình, thay vì việc sử dụng dữ liệu do các hiệp hội sản xuất cung cấp như trước kia.
George Day, giáo sư marketing của trường Wharlton, chỉ ra rằng các phương pháp định lượng như data mining (theo đó, dữ liệu được xử lý nhằm tìm ra các xu hướng tiêu dùng) có giá trị nhất định đối với những công ty mà sản phẩm của họ đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, với các công ty đang tìm kiếm hướng phát triển mới cho sản phẩm của mình tại các thị trường đang phát triển nhanh chóng hoặc các công nghệ đang có xu hướng tích hợp, thì lại không có dữ liệu để áp dụng phương pháp này. Thậm chí, ngay cả khi dữ liệu định lượng được sử dụng, các chuyên gia marketing vẫn cần phải sử dụng phương pháp định tính nhằm giải đáp những xu hướng tiêu dùng hiện tại và dự báo trong tương lai.
Vấn đề thực sự của các công ty chính là việc làm thế nào để sử dụng thông tin về tâm lý khách hàng, cho dù họ sử dụng bất kỳ phương pháp nào để thu thập thông tin đó.
Whirlpool (nhà sản xuất các sản phẩm điện lạnh gia dụng hàng đầu của Mỹ) và P&G đã có câu trả lời rất hiệu quả. Tại hai công ty này, thông tin về khách hàng được xây dựng thành những "ngân hàng dữ liệu về ý tưởng sản phẩm" nhằm tạo điều kiện cho công ty phát triển các sản phẩm mới. Những thông tin này bao gồm cả thông tin về phản ứng của khách hàng đối với từng đặc điểm cụ thể của sản phẩm. Các thông tin có thể được tổng hợp thành một nhóm và so sánh nhằm phát triển các ý tưởng về sản phẩm mới. Khi đó, công ty có thể áp dụng các phương pháp định tính thông qua việc hình thành 1 nhóm phát triển sản phẩm để tranh luận nhằm tìm ra cách thức chuyển các ý tưởng này thành sản phẩm cụ thể.
Một xu hướng khác cũng được nhận ra chính là việc các công ty tăng cường áp dụng các kỹ thuật định tính trong các dự án nghiên cứu thị trường nhằm kích thích khách hàng phản ánh ý kiến trung thực nhất của họ. Đơn giản là có nhiều trường hợp, khách hàng không muốn thảo luận về một số vấn đề cụ thể. Có thể họ không muốn nói về điểm yếu của mình với người khác hoặc họ thậm chí không biết lý do tại sao họ lại thực hiện một số công việc nào đó. Để tìm ra sự thật, các chuyên gia marketing phải dự đoán xem khách hàng thực sự nghĩ gì. Ví dụ, khách hàng có thể được mời xem một đoạn phim hoạt hình về một nhóm người trong một tình huống cụ thể, sau đó, họ được đề nghị điền các mẩu hội thoại giữa những nhân vật hoạt hình đó. Hoặc họ có thể được hỏi những câu hỏi đại loại như họ nghĩ thế nào về một tình huống xảy ra hoặc mô tả một tình huống.
Trên khía cạnh định lượng, các chuyên gia nghiên cứu thị trường thường xem xét các phương pháp không chỉ ghi nhận những phản ứng của người tiêu dùng trên các phiếu điều tra mà còn ghi nhận thời gian phản hồi hoặc phản ứng ngầm của người tiêu dùng. Lý do là những người tham gia trả lời phỏng vấn có thể không muốn nói ra những gì họ thực sự nghĩ về một số vấn đề cụ thể. Ví dụ điển hình chính là dược phẩm Viagra hoặc McDonald''''s. Khi đó, cần quan sát xem thời gian họ phản hồi là bao lâu. Thời gian phản hồi nhanh có nghĩa là họ nói ra sự thật vì không mất nhiều thời gian để suy nghĩ một câu trả lời với ý khác.
Cách nghiên cứu này đã được sử dụng phổ biến trong các môn khoa học xã hội nhằm tìm hiểu phản ứng đối với các vấn đề đang gây tranh cãi liên quan đến giới tính (gender) hoặc sắc tộc. Nhưng hiện nay, phương pháp này được sử dụng ngày càng nhiều trong các nghiên cứu thị trường và marketing.

Một điểm đáng nói nữa là các phương pháp định tính nên được sử dụng trước khi áp dụng các phương pháp định lượng nhằm thiết lập các mô hình phản ứng của người tiêu dùng hoặc các thuật ngữ sẽ sử dụng trong định lượng.
Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã giúp cho việc thu thập dữ liệu định lượng trở nên dễ dàng hơn và cho phép các công ty phân tích các kết quả nghiên cứu thị trường nhanh hơn. Tuy nhiên, giá trị của các thông tin định tính vẫn chưa được nhìn nhận 1 cách đúng đắn.

Ví dụ, tại một số khu vực , các công ty truyền hình cáp chiếu các quảng cáo khác nhau cho các gia đình khác nhau. Những gia đình này chỉ muốn theo dõi những quảng cáo liên quan tới các sản phẩm họ muốn hoặc sẽ mua, do đó các chuyên gia marketing có thể xác định ảnh hưởng của quảng cáo tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Những phát hiện này ảnh hưởng tới quyết định về thời lượng quảng cáo và nội dung quảng cáo.
Một phương pháp nghiên cứu thị trường khác chính là phương pháp xây dựng cộng đồng người tiêu dùng 1 nhãn hiệu sản phẩm. Theo đó, các công ty sẽ thu hút các nhóm khách hàng sử dụng 1 nhãn hiệu sản phẩm để tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn. Đó chính là trường hợp của công ty Harley-Davidson. Tại công ty này, các giám đốc thường xuyên mặc áo da, cưỡi xe máy và đua cùng với nhiều khách hàng khác tại các hoạt động do công ty tài trợ. Đó chính là phương pháp định tính thực sự nhằm thu thập thông tin từ khách hàng. Họ xây dựng và thúc đẩy sự tin tưởng của người tiêu dùng vào sản phẩm một cách rất độc đáo.
Ngoài ra, một số công ty đang hình thành các ban tư vấn khách hàng nhằm giúp họ tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng. Các ban tư vấn này thường là những công ty độc lập, có nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý và hành vi của người tiêu dùng. Ban tư vấn hoạt động giống như bộ phận cố vấn. Họ có thể hỏi khách hàng đại loại như "trong 5 năm nữa, bạn sẽ sống thế nào? Bạn có khúc mắc gì? Chúng tôi có thể làm gì để giúp bạn giải quyết những khúc mắc đó?””
Từ trên cơ sở đã đưa ra ở trên theo nhóm thì không phải dự án khoa học nào cũng thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng mà phải tùy mục đích, đề tài, phạm vi nghiên cứu đề tài mà lựa chọn phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp,dữ liệu thu thập là số hay là nhấn mạnh từ ngữ thì nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hay phương pháp nghiên cứu định lượng, hay là cả hai phương pháp. Ngày nay từ thực tiễn nghiên cứu các dự án khoa học cho thấy lý tưởng nhất là việc sử dụng cùng lúc hai phương pháp đề thực hiện nghiên cứu đề tài một cách tốt nhất để mang lại hiệu quả cao khi thực hiện đề án nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo:
I. internet
1.các phương pháp nghiên cứu định tính.- đăng ngày: Saturday,2 June 2007, 08:35:59.- tải làm tài liệu vào lúc 21h:36 ngày 25/02/2010.web: http://my.opera.com/xahoihoc/blog/show.dml/1051699
2. nghiên cứu thị trường định lượng hơn định tính.- đăng ngày: 11 march 2009.- tải làm tư liệu: vào lúc 21h:36 ngày 25/02/2010.- web: http://mediaviet.com.vn/mvc/index.php/nghien-cuu-thi-truong/phuong-phap-nghien-cuu/1281-nghien-cu-th-trng-nh-lng-hn-nh-tinh.html
II. sách:
1. các phương pháp nghiên cứu trong nhân học- tiếp cận định tính và định lượng/ H. Russel Bernard.-Nxb: ĐH Quốc Gia Tp. HCM,2007

Nhận xét

  1. Phương pháp luận dựa trên nền tảng thế giới quan, là một hệ thống lý luận đã được kiểm chứng?
    Phương pháp đồng nghĩa với phương pháp luận khi được sử dụng như một công cụ trong nghiên cứu khoa hoc?

    Được trở thành diễn đàn để NH07 tranh luận những vấn đề khoa học là niềm vinh dự rất lớn đối với blog của tôi!

    Trả lờiXóa
  2. Chào các bạn,
    Tôi rất hoan nghên về tinh thần làm việc của nhóm viết bài đề dẫn. Nhóm tác giả đã có đầu tư nghiêm túc cho bài thảo luận. Tuy nhiên, sau các ý kiến tổng luận, các bạn nên tóm ý đưa ra quan điểm riêng và nhất là đặt ra các câu hỏi thảo luận. Chẳng hạn như các bạn cho rằng phương pháp luận duy vật biện chứng được xem là tối ưu nhất trong nghiên cứu hiện nay? các bạn khác có đồng ý không?
    Cũng theo các bạn, trường hợp lý tưởng nhất là áp dụng cả hai phương pháp định lượng và định tính? các bạn khác thì sao?
    Một câu hỏi tôi muốn đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu nó như thế nào?
    ND.Loc

    Trả lờiXóa
  3. Lý luận trên của các bạn là hợp lý nếu đứng trên quan điểm thực chứng.
    Ngoài việc nắm chắc phương pháp luận triết học vào quá trình nhận thức thì nhà nghiên cứu cũng cần nắm bắt phương pháp luận để giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
    Tôi không đồng ý khi cho rằng phương pháp luận có vai trò quyết định cho toàn bộ nghiên cứu nếu đứng trên quan điểm bản thể học. Hay là việc đi tìm ý nghĩa của hiện tượng trong chính bản thân của chúng, hay nói cách khác là nhìn nhận vấn đề dưới nhãn quan của người trong cuộc. Khi đứng trên quan điểm này thì lý thuyết được rút ra từ dữ liệu. Như vậy lý thuyết không thể quyết định cho nghiên cứu.

    Trả lờiXóa
  4. Út đã đọc bài viết về bài tập của thầy đưa ra cho nhóm Cầu Vồng tồng hợp tài liệu để cả lớp bình luận.
    Thứ nhất : Nhóm đã giải thích ngữ nghĩa của từ đồng thời đưa ra các lập luân về phương pháp luận là gì theo định nghĩa triết học, xã hội học,…và nhóm cũng đã khẳng định:
    Nhưng theo tôi nghĩ nói theo một cách ngắn gon và dễ hiểu thì:
    Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng đó, chúng hợp thành nội dung của phương pháp luận.
    Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp
    Phương pháp là cách thức để đạt mục đích. Phương pháp luận là khoa học về phương pháp và các phương pháp nghiên cứu.
    Thứ hai, phương pháp nghiên cứu là gì?Tôi đồng tình với nhóm chọn định nghĩa của H. Russel Bernard, Các Phương pháp nghiên cứu trong Nhân học – tiếp cận định tính và định lượng, NXB ĐHQG – 2007, trang 9).làm chuẩn để giải quyết câ hỏi này
    Thứ ba, kỹ thuật nghiên cứu là, tôi không thấy các bạn trình bày. Có thể là do sơ xuất của nhóm hay khi tìm tài liệu không đề cập đến vấn đề nay nên các bạn bỏ ngỏ.thực sự thì kỹ thuật nghiên cứu là gì tôi không mã hóa được khái niệm của nó như thế nào nữa, dường như mang tính mơ hồ và nó là kỹ xảo thao tác khi tiến hành nghiên cứu của mỗi cá nhân gì đó, nó thuộc về kỹ thuật của mỗi cá nhân khi đã trãi nghiệm qua một cái gì đó, mình không biết diễn tả như thế nào, nói một cách nôm na là thế. Mong thầy và các ban hiểu.
    Câu hỏi thứ 2:
    Theo nhóm Cầu Vồng trình bày thì các bạn khẳng định việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng của các thì các nhà nghiên cứu phải xem xét vấn đề cần nghiên cứu của mình là gì, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu lựa chọn các phương pháp thích hợp để tiến hành nghiên cứu.
    việc xếp phương pháp nào vào định tính, phương pháp nào vào định lượng cũng chỉ là tương đối mà thôi. Ngày nay từ thực tiễn nghiên cứu các dự án khoa học cho thấy lý tưởng nhất là việc sử dụng cùng lúc hai phương pháp đề thực hiện nghiên cứu đề tài Tôi đồng tình với nhóm về câu trả lời này,đồng thời nhóm đã phân tích và đưa ra những ví dụ cụ thể đề chứng minh cho quan điêm của mình.Nhóm các bạn đã cố gắng giải quyết tốt về những vấn đế mà thầy đua ra đề chúng ta bàn luận, qua đó cho thấy sự đoàn kết và khả năng làm việc nhóm của các bạn tuy nhiên vẫn còn thiếu sót một phần nhỏ trong một câu là kỹ thuật nghiên cứu là gi ?, mong nhóm bổ sung thêm. Đồng thời khi trình bày giữa câu 1 và câu 2 cần ngăn cách một dòng như thế dễ xem hơn và nên bôi đen hay gạch dưới những từ khóa hay vần đề nào đó mà các bạn cần nhấn mạnh. Chúc nhóm học tốt.

    Trả lờiXóa
  5. KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
    Theo Sách Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
    Có thể, kỹ thuật nghiên cứu không gắn với 1 công việc cụ thể nào đó của nghiên cứu mà nó phản ánh những khía cạnh nhất định của phương pháp được sử dụng cho công việc đó. Kỹ thuật không là 1 cái gì đó riêng biệt, độc lập hoặc ngang hàng với phương pháp.
    Jadov đã xác định: phương pháp được coi như cách thức, con đường cho nghiên cứu khoa học, còn kỹ thuật được coi như tổng thể những định đề đặc biệt cho việc sử dụng có hiệu quả của 1 phương pháp nào đó.
    Grawetz (1972): kỹ thuật cũng như phương pháp đều hướng đến trả lời câu hỏi như thế nào. Như phương tiện cho việc đạt đến mục tiêu nhất định, kỹ thuật ở trên mức độ các sự kiện hay ở các giai đoạn thực tế. Kỹ thuật, đó là các giai đoạn thao tác được hạn chế, gắn liền với những yếu tố cụ thể của thực tế tương ứng với mục tiêu nhất định, trong khi đó phương pháp là quan điểm có lựa chọn, là tổng thể xác định của các thao tác và nói chung là của hàng loạt các kỹ thuật. Theo ông, phương pháp và kỹ thuật đều hướng đến trả lời câu hỏi như thế nào, nhưng so với kỹ thuật thì phương pháp là 1 cái gì đó chung hơn, phương pháp thống nhất hàng loạt các kỹ thuật.
    Trong mỗi 1 nghiên cứu xã hội học, việc xác định phương pháp luận và các phương pháp cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào mục đích, nội dung và đối tượng cần khảo sát của từng cuộc nghiên cứu.

    Đây là phần kỹ thuật nghiên cứu mà nhóm đã tìm trong sách phương pháp nghiên cứu của xã hội học đã nêu trên. Thực sự tài liệu về kỹ thuật nghiên cứu ít hơn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu rất nhiều, nên bạn thông cảm.

    Chính vì ngành xã hội học và ngành nhân học rất gần với nhau, nên chúng tôi đồng ý với lý giải của XHH. Tuy ngắn những đọc kỹ ở trên có thể thấy "Kỹ thuật, đó là các giai đoạn thao tác được hạn chế, gắn liền với những yếu tố cụ thể của thực tế tương ứng với mục tiêu nhất định, trong khi đó phương pháp là quan điểm có lựa chọn, là tổng thể xác định của các thao tác và nói chung là của hàng loạt các kỹ thuật. Theo ông, phương pháp và kỹ thuật đều hướng đến trả lời câu hỏi như thế nào, nhưng so với kỹ thuật thì phương pháp là 1 cái gì đó chung hơn, phương pháp thống nhất hàng loạt các kỹ thuật." Ví dụ phương pháp là nghiên cứu định tính, hay đinh lượng, nhưng kỹ thuật là trong phương pháp định tính có phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phỏng vấn hồi cố... và đây chính là kỹ thuật nghiên cứu.

    NHÓM CẦU VỒNG

    Trả lờiXóa
  6. chào các bạn!
    Diệp rất hoan nghênh tin thần làm việc của nhóm,các bạn đã rất tập trung trình bày nội dung đầy đủ sâu sắc.
    Tuy nhiên Diệp có vài suy nghĩ sau khi đọc bài của nhóm:
    Thứ nhất là phần trình bày về phương pháp luận
    Nhóm các bạn đã nêu lên những luận cứ về phương pháp luận của một số nhà khoa học.Các diễn giải của các bạn phải chăng muốn khẳng định rằng phương pháp luận là một ngành khoa học độc lập chỉ chuyên nghiên cứu về các phương pháp nghiên cứu trong khoa học?
    Thứ hai nhóm trình bày về phương pháp nghiên cứu định tính"là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Phương pháp này nhấn mạnh đến từ ngữ hơn là các con số.
    Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày"Nếu như chỉ có thế thì đây chưa phải là một phương pháp nghiên cứu khoa học mà nó chỉ dừng lại ở miêu tả đơn thuần ai cũng có thề làm được?

    NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP

    Trả lờiXóa
  7. Diệp mến, cám ơn Diệp đã đóng góp cho bài của nhóm.
    Về câu hỏi thứ nhất: Nhóm đồng ý với bài viết “phương pháp luận như là một hệ thống của các lý thuyết được thay đổi phụ thuộc vào đặc tính cụ thể của khoa học sử dụng phương pháp luận đó.” Hay “Phương pháp là lý luận về phương pháp về hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng và lựa chọn, vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn.” Vì vậy, phương pháp luận của một đề tài nghiên cứu khoa học tức là hệ thống lý thuyết mà nhà nghiên cứu sử dụng để là nền tảng cho đề tài nghiên cứu của mình, và đề tài nghiên cứu đó phải phát triển theo định hướng của phương pháp luận mà họ đã chọn. Ví dụ: khi bạn chọn lý thuyết Cấu trúc của Claude Le1vi – Strauss làm nền tảng lý thuyết cho đề tài nghiên cứu khoa học của bạn thì lý thuyết cấu trúc này có thể gọi là phương pháp luận cho đề tài. Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới. Chính vì vậy, phương pháp luận là biểu hiện của tính quy luật, chứ không phải những quy tắc tùy tiện do trí tuệ con người tạo ra. Phương pháp luận được nhóm mình hiểu như thế, nhưng nhóm không dám khẳng định phương pháp luận có phải là một ngành khoa học độc lập hay không, vì chưa có cơ sở để khẳng định, vì nhóm mới chỉ thu thập được bài viết của webside chungta.com nói “có khi được dùng để chỉ một khoa học hay một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về phương pháp”

    Câu hỏi thứ 2 của Diệp:
    “Phương pháp luận là lĩnh vực chiến lược chung, còn hệ các phương pháp là sách lược nghiên cứu. Sách lược cần phải được xác định trên cơ sở chiến lược chung của cuộc nghiên cứu”. Phương pháp nói một cách khái quát là sự nghiên cứu làm cách nào chúng ta biết được sự vật hiện tượng và vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu.
    - Phương pháp là hệ thống các kĩ thuật để thu thập thông tin và xử lí dữ liệu.
    - Mỗi ngành mỗi lĩnh vực có những phương pháp nghiên cứu riêng và cũng có sử dụng những phương pháp liên ngành.
    Cũng như Diệp đã đọc phương pháp nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Phương pháp này nhấn mạnh đến từ ngữ hơn là các con số. Vì vậy nhà nghiên cứu không chỉ mô tả mà còn dựa trên những dữ liệu thu thập được để phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người hay của nhóm người. Theo nhóm nghĩ chính điều này làm cho phương pháp nghiên cứu định tính không phải ai cũng có thể làm được, mà cần phải qua quá trình học tập và thực hành mới hiểu và làm tốt phương pháp này.

    NHÓM CẦU VỒNG

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Mình là Đài, phải nói thật ngac nhiên khi đọc bài của nhóm Cầu Vòng, trong một thời gian ngắn mà các bạn có thể thu thập được chừng ấy khái niệm. Hai câu hỏi được đặt ra các bạn hầu như đã giải quyết hết một cách rất khoa học và cụ thể. Tuy nhiên, mình muốn đóng góp 1 ý kiến đó là tuy trình bày đầy đủ nhưng theo mình các bạn vẫn chưa chốt lại được theo 1 ý kiến chung của nhóm, mình phải dành mhiều thời gian và phải thật sự rất chú tâm mới có thể đọc được hết phần trình bày của các bạn, và minh chắc chắn rằng mình vẫn chưa hiểu hết ý của các bạn.
    Đóng góp về nội dung khoa học mình xin có ý kiến như sau:
    Mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp nghiên cứu đặc trưng cho từng ngành. Phương pháp là công cụ, giải pháp , cách thức, bí quyết hay một quy trình nào đó để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu. Bản chất của phương pháp nghiên cứu chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như là một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp là cách thực hiện của chủ thể, gắn chặt với chủ thể nên mang tính chủ quan, mà trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ chúng mà ta phát hiện ta phương pháp.
    Tôi đồng ý với những lý giải của các bạn khi chứng minh không phải dự án nghiên cứu nào cũng cần nghiên cứu định lượng cũng như chưa có một định nghĩa chính xác nào về phương pháp luận nghiên cứu.
    Cuối cùng mình cám ơn các bạn đã cung cấp những kiến thức đó cho lớp vì thực sự nó rất có ích và cần thiết cho chúng ta.

    Trả lờiXóa
  10. Công Hùng-0766021
    Có thể nói các bạn trình bày rất chi tiết, nhưng phần phương pháp luận nhìn chung là quá rộng. Mình xin bổ sung ý kiến của mình
    Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo xây dựng các phương pháp xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn vận dụng phương pháp. Nói cách khác phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tằc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra
    Theo mình các bạn nên tóm tắt ngắn gọn và chặt chẽ hơn ý kiến và quan điểm của nhóm trên cơ sở những tài liệu đã thu thập được thì sẽ thành công hơn. Cám ơn các bạn

    Trả lờiXóa
  11. Trước đây, khi nói đến phương pháp luận hay phương pháp nghiên cứu, tôi hiểu một cách rất đơn giản: phương pháp luận là hệ thống lí thuyết về phương pháp nghiên cứu, là cơ sở lí luận cho nghiên cứu còn phương pháp nghiên cứu là những công cụ, những cách thức mà nhà nghiên cứu vận dụng nó trong quá trình nghiên cứu của mình, đôi khi tôi còn nhập nhằng giữa hai khái niệm này.Nhng sau khi nghe thầy phân tích và đọc cả phần của các bạn thì tôi có thể hình dung một cách cụ thể về hai khía niệm này, tôi có thể hiểu rõ hơn được bản chất của chúng và phân biệt được chúng. Các bạn đã đưa ra khá cụ thể và đầy đủ về các khái niệm của phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, gần như những gì liên quan đến các khái niệm này đều được các bạn thu thập tìm hiểu và phân tích rất kĩ, rất đầy đủ, nó giúp cho mọi người có thể đọc và dể dàng nắm bắt được vấn đề. Tuy nhiên, theo tôi nhận thấy sau khi đọc xong bài viết của các bạn thì trên đây phần lớn là các bạn thu thập tài liệu xoay quanh các vấn đề này mà các bạn chưa đưa ra ý kiến chung của mình. Các bạn đã thu thập khá dầy đủ các thông tin về các vấn đề này, nhưng tôi nghĩ các bạn cần đưa ra ý kiến của mình về vấn đề trên và những thông tin mà các bạn thu thập được là rất nhiều, các bạn nên có một phần tóm lược lại nội dung những thông tin đó, nêu ra nội dung chính nhất để người đọc có thể hình dung được vấn đề một cách cụ thể, chính xác hơn. Vì để hiểu được ván đề mà các bạn đưa ra, tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Thông tin các bạn đưa ra chưa được chốt ý nên nội dung vấn đề dễ bị loãng và làm cho người đọc khó nắm bắt vấn đề.
    Về phần áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cho các dụ án nghiên cứu như thế nào thì tôi đồng ý với các bạn. tôi thấy các bạn phân tích khá đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc. Theo tôi nghĩ thì không phải bất kì một dự án nghiên cứu nào cũng áp dụng phương pháp định lượng, giống như các bạn phân tích, khi tiến hành bất kì một đtài nghiên cứu nào thì nhà nghiên cứu cũng cần xác định rõ mục đích nghiên cứu của mình, điều kiện nghiên cứu của mình là như thế nào để vận dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, xá định rõ thông tin, dữ liệu mình muốn thu thập là như thế nào rồi mới đưa ra phương pháp nghiên cứu cho mình.
    Nói chung, các bạn đã phân tích khá cụ thể và rõ ràng ở vấn đề này.
    Quỳnh Thư

    Trả lờiXóa
  12. Hi các bạn ! Nhóm cầu Tuột tuần sau sẽ thảo lư65n cùng các bạn về vấn đề :
    1) Câu hỏi nghiên cứu là gí ?
    2) Giả thuyết nghiên cứu của việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu?
    Trong đó, bên cạnh việc trao đổi cùgn các bạn về 2 câu hỏi trên thì nhóm còn phải tím đọc và phân tích một số công trình nghiên cứu, sách, bài viết thuộc chuyên ngành Khoa Nhan học, hay xã hội học...từ đó trích lọc ra một số tác phẩm, chỉ ra đâu là lý trhuyết nghiên cứu trong tác pohẩm đó, và giả thuyết nghiên cứu của bài viết đó như thế nào. Nhằm đưa đến cho các bạn hiểu hớn về 2 câu hỏi trên. Đưa ra dan64 chứng hay ví dụ để giúp các bbạn hiểu hơn.
    Hiện tại nhóm đang tìm tài liệu,nên nhóm rất mong có sự giúp đỡ của các bạn, các bạn có ý kiến hay có tài liệu hoặc gợi ý về tài liệu sách, công trình nghiên cứu hãy cung cấp thông tin giúp đỡ cho nhóm nha! Để nhóm và các bạn có thể tiòm hiểu và biết nhiều hơn về 2 câu hỏi trên.
    Dung cám ơn các bạn rất nhiềunhen !

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC