LÝ THUYẾT NỀN TẢNG

DỊCH SÁCH “QUANLITATIVE RESEARCH”

Lý thuyết nền tảng: một phương pháp luận đặc biệt đã được phát triền bởi Glaser và Strass ( 1967) cho mục đích xây dựng lí thuyết từ dữ liệu. Trong cuốn sách này thuật ngữ lý thuyết nền tảng được dùng trong 1 ý nghĩa phổ biến hơn để chỉ những sự xây dựng lí thuyết thu được từ những phân tích dữ liệu định tính.


Phương pháp luận: là một cách suy nghĩ về việc nghiên cứu hiện tượng xã hội
Các phương pháp: Những kĩ thuật và thủ tục cho sự thu thập và phân tích dữ liệu.
Định hướng triết học: một thế giới quan làm nền tảng và cung cấp thông tin cho phương pháp luận và phương pháp.
Những phân tích định tính: một quá trình điều tra và giải thích dữ liệu để rút ra ý nghĩa, thu được sự am hiểu và phát triển tri thức kinh nghiệm.
QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM:
Nhóm tôi dựa trên quan điểm triết học duy vật biện chứng.
- “Phương pháp luận để chỉ một hệ thống các nguyên lý hoặc các lý thuyết đóng vai trò chỉ đạo các hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn; có khi được dùng để chỉ sự vận dụng các nguyên lý thế giới quan vào quá trình nhận thức và thực tiễn.”
Mỗi bộ môn khoa học có 1 đối tượng nghiên cứu riêng, đối tượng nghiên cứu đó có đặc điểm và bản chất riêng, do đó, mỗi bộ môn khoa học cần có 1 phương pháp phù hợp với đối tượng của bộ môn đó. Tuy nhiên, các đối tượng của các bộ môn khoa học khác nhau lại có mối liên hệ với nhau, nên cần phải xác định đối tượng rõ ràng để xác định phương pháp cho đúng.
Để xác định đặc trưng của đối tượng cần dựa trên các nguyên lý thế giới quan. Nguyên lý thế giới quan là những quan điểm khái quát của con người về thế giới nói chung và về vị trí của con người trong thế giới ấy, các nguyên lý thế giới quan có tác dụng định hướng cho người nghiên cứu, không những định hướng trong quá trình tìm ra phương pháp mà còn định hướng ngay cả trong quá trình vận dụng phương pháp.
Phương pháp là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu. phương pháp là cách thức làm thế nào (kỹ thuật và thủ tục) để thu thập và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên cách thức này phải được dựa trên nền tảng là các nguyên lý thế giới quan để xác định đối tượng nghiên cứu.
Tóm lại, nguyên lý thế giới quan là cơ sở của phương pháp luận và phương pháp.
Kỹ thuật nghiên cứu là một bộ phận cấu thành của phương pháp, nó phản ánh những khía cạnh nhất định của phương pháp. Tuy nhiên một kỹ thuật không chỉ áp dụng cho 1 phương pháp mà còn áp dụng cho các phương pháp khác.

NHÓM CẦU VỒNG

Nhận xét

  1. Chào thầy và các bạn,

    Em rất vui vì bài viết lần này so với bài trước có nhiều tiến bộ: súc tích và kết cấu rõ ràng hơn. Người đọc phải tập trung cao độ và lâu hơn nếu muốn nắm được hết nội dung của bài nên những bài viết như thế này sẽ kích thích khả năng tư duy cho mọi người.

    Bên cạnh đó em có hai thắc mắc (có thể là lỗi đánh máy dẫn đến khó hiểu):
    1. "Strass" hay "Strauss"? (dòng đầu).
    2. Phương pháp [luận?] là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu (dòng thứ 8 từ dưới lên).

    Trần Khánh Hưng

    Trả lờiXóa
  2. tra loi cau hoi cua Hung
    Cam on Hung da co phat hien rat chinh xac ve mot so loi ki thuat cua nhom.
    - ten tac gia chinh xac la Strauss
    -khai niem nay khong cp chu luan.Day la dinh nghia cua phuong phap. Xin cac ban khac luu y y kien nay. cam on

    Trả lờiXóa
  3. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của các bạn đó là phương pháp luận là để chỉ các nguyên lý hoặc các lý thuyết đóng vai trò chỉ đạo các hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn và tôi cũng đồng tình với các bạn là mỗi khoa và mỗi nghành sẽ có một phương pháp nghiên cứu riêng cho mình về đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận phù hợp.Sự phát triển của thế giới quan là sự phát triển theo quy luật khách quan từ thấp đến cao và tư duy con người cũng phát triển theo quy luật đó .Mỗi một chuyên nghành khoa học luôn tìm ra cho mình một hướng đi nghiên cứu và nhiều khi đó cũng là sự kết hợp liên nghành để cùng tìm ra những phương pháp nghiên cứu.Những phương pháp này cũng là những kĩ thuật đã được lĩnh hội từ thực tiễn và đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên sâu để tìm ra nó.Có thể nhận xét của tôi chưa được hoàn hảo vì sự hiểu biết của tôi còn có giới hạn mong thầy và các bạn góp ý thêm.Xin cám ơn thầy và các bạn đã đọc.



    Ngô Đình Thọ MSSV : 0766046

    Trả lờiXóa
  4. Chào thầy và các bạn tôi là Hiếu ,tên đầy đủ là Cao Văn Hiếu,học cùng lớp với các bạn,giới tính nam có lẽ tôi không cần phải giới thiệu thêm.Sau khi đọc bài của các bạn tôi thấy giọng văn rất hay nhưng thực sự tôi thấy nó chẳng ra sao cả,tuy nhiên tôi cũng quyết định đồng tình với quan điểm của các bạn vì các bạn có rất nhiều cố gắng mặc dù đây là bài làm lại mà thầy yêu cầu các bạn làm lại.Tôi đồng tình với ý kiến của các bạn vì các bạn có cố gắng chứ thực sự tôi đọc tôi cũng không biết các bạn viết gì :D.Vâng xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  5. chào thầy và các bạn mình là cao thị diễm phương , sau khi đọc bài cua các bạn mình thực sự không hiểu cho lăm nên mình không có ý kiến gì những cái các bạn làm mình không thấy có nhiều thay đổi so với lần trước lắm .

    Trả lờiXóa
  6. goi ban Cao Van Hieu,
    nhung y kien cua nhom chung toi dua ra la co co so va lap luan ro rang, co the cach giai thich cua chung toi lam ban kho hieu, chung toi san sang giai thich diem ma ban cam thay khong hop li, nhung chung toi cung xin noi ro chung toi da lam viec dua tren nhung tranh luan rat khoa hoc. That su, chung toi khong can ban dong y voi chung toi chi vi ban thay giong van hay va su no lu, co gang. Dieu chung toi that su muon la cac thanh vien trong lop hieu ro va phan biet duoc cac khai niem nay. Chinh vi vay ma nhom chung toi da rat co gang. Cam on.
    Nhom Cau vong

    Trả lờiXóa
  7. goi ban Cao Diem Phuong, neu ban khong hieu nhung gi chung toi trinh bay,chung toi rat san sang giai thich ro hon de giup ban hieu nhung xin cho biet diem cu the nao khien ban gap rac roi. Cam on.
    mhom cau vong.

    Trả lờiXóa
  8. mình thấy các bạn định nghĩa về phương pháp luận khá hay nhưng mình có một định nghĩa do tìm hiểu từ nhiều nguồn và mìh thấy nó cũng dễ hiểu.
    phương pháp luận là hệ thống lý lận về phương pháp nghiên cứu.Nó mang tính gợi mở và hướng dẫn.
    Kỹ thuật là cách mà một nhà nghiên cứu vận dụng để có được thông tin bằng cách này hay cách khác. Dó là quan điểm riêng của mình, mìh không chắc là đúng nên mong các bạn góp ý.
    Mình muốn hỏi nhóm thêm là giữa phương pháp và phương pháp luận có mối quan hệ gì với nhau không?
    Lê Hải Yến

    Trả lờiXóa
  9. goi ban Ngo Dinh Tho,
    de hieu ro hon nhung nhan dinh cua chung toi, moi ban doc lai mot cach ki cang hon cac bai viet chung toi da goi hom truoc, dac biet la bai viet ve phuong phap luan, bai viet kha dai nhung trinh bay rat logic va ro rang. xin luu y ban dieu ban nhan dinh khi hieu phuong phap luan trong pham vi cua nganh va khoa, cung nhu noi ham cua hai khai niem phuong phap va ki thuat nghien cuu. Cam on
    Nhom Cau vong.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi nhận thấy bài làm của nhóm Cầu vồng đã tốt, khá ngắn gọn, có thể hiểu được vấn đề đặt ra, tuy nhiên theo tôi hơi trừu tượng. Sau đây tôi xin tóm tắt theo ý hiểu của tôi về các vấn đề:
    Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp,nói cách khác thì phương pháp luận chính là cách thức chúng ta nghiên cứu có mối liên hệ giữa lý thuyết và cách mà chúng ta nghiên cứu.
    Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một ngành khoa học nào.
    Phương pháp luận nghiên cứu là cách thức mà chúng ta lựa chọn phương pháp trong nghiên cứu sao cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu để đạt được hiệu quả cao nhất.
    Ví dụ : Huấn luận viên có nhiệm vụ hướng dẫn, bày trận đấu cho đội bóng để đội bóng có thể chơi tốt nhất và giành chiến thắng.
    Kỹ thuật nghiên cứu theo tôi nghĩ là cách thức mà chúng ta sử dụng công cụ nào đó kết hợp với phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho việc nghiên cứu được tốt hơn.
    Ví dụ: Cầu thủ đá bóng lừa bóng vào khung thành là chính cầu thủ đang sử dụng kỹ thuật của bản thân mình với sự huấn luyện của huấn luận viên để đưa bóng vào khung thành.

    Theo tôi, không phải dự án nghiên cứu nào cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tùy theo từng mục đích và đề tài nghiên cứu mà chúng ta lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng. Có những đề tài nghiên cứu nếu sử dụng phương pháp định lượng sẽ không làm rỏ được nội dung mà người nghiên cứu muốn nghiên cứu. Ví dụ : Muốn miêu tả mức độ một người phụ nữ bị đau khi sinh thì chỉ cần nói : “ Đau muốn chết đi được” là người ta có thể hiểu được. Nhưng còn đối với định lượng thì chỉ dùng mức độ từ 1 đến mức độ 5, vẫn không thể hiện được sự đau khi sinh của người phụ nữ.

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  12. Trước hết nhóm xin cảm ơn bạn Yến đã tham gia đọc và góp ý! các định nghĩa mà Yến trình bày trên nhóm đã thu thập và trình bày vào bài nhóm đăng tải lần trước. Bài đăng hôm nay nhóm xin trình bày các định nghĩa về các vấn đề phương pháp, phương pháp luận và kỷ thuật nghiên cứu trong sách thầy giáo giới thiệu và từ những thông tin thu thập được nhóm đưa ra ý kiến của mình về 3 khái niệm đó.Mong Yến đọc và góp ý kiến tiếp tục vấn đề thảo luận bài đăng hôm nay.
    Trả lời câu hỏi của Yến về phương pháp luận và phương pháp nếu Yến đọc kỹ đoạn trích này thì sẽ thấy nhóm đã trình bày mối quan hệ của hai khái niệm này:
    "..Phương pháp là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu. phương pháp là cách thức làm thế nào (kỹ thuật và thủ tục) để thu thập và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên cách thức này phải được dựa trên nền tảng là các nguyên lý thế giới quan để xác định đối tượng nghiên cứu.
    Tóm lại, nguyên lý thế giới quan là cơ sở của phương pháp luận và phương pháp..."
    Cảm ơn Yến đã tham gia thảo luận. mong Yến góp ý tiếp tục!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi đồng ý với các bạn ở chỗ: thế giới quan là cơ sở của phương pháp
    luận và phương pháp.Cũng như các thuật ngữ : "phương pháp luận",
    "phương pháp","kỹ thuật nghiên cứu" đã được các bạn giải thích rõ
    ràng.
    Nhưng ở trên Tôi thấy tác giả có đưa ra vấn đề: Thủ tục là một trong
    những phương pháp cho sự thu thập và phân tích dữ liệu định tính, và
    quan điểm của nhóm các bạn cũng có nhắc tới điều này ở dưới nhưng Tôi
    thấy chưa được rõ lắm.
    Vậy nhóm các bạn có thể cho Tôi biết rõ thêm về những Thủ tục trong sự
    thu thập và phân tích dữ liệu định tính là gì ko?.
    Xin cảm ơn các bạn.Nguyễn thị liễu.MSSV: 076609

    Trả lờiXóa
  14. Sau đây là phần nhận xét của HOÀNG THỊ DỊU. MSSV: 0766065
    Tôi đồng ý với ý kiến của các bạn đưa ra, tuy nhiên nhóm các ban
    có thể đưa ra ví dụ cụ thể để chứng minh cho: Thế giới quan là cơ sở
    của phương pháp luận và phương pháp được không? ( Vì Dịu chưa hiểu rõ
    lắm về chỗ này)
    Xin cám ơn các bạn.

    Trả lờiXóa
  15. So với bài viết trước thì bài viết này tôi đã thấy được rõ quan điểm của các bạn. Bài viết của các bạn lần này khá súc tích, rõ ràng, nó không bị loãng ý và gây cho người đọc khó tập trung như bài viết trước.
    Qua đây, tôi cũng đồng ý với quan điểm triết học duy vật biện chứng ( phần đầu) mà các bạn đã nêu ra:
    - “Phương pháp luận để chỉ một hệ thống các nguyên lý hoặc các lý thuyết đóng vai trò chỉ đạo các hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn....”
    Những hình dung ban đầu của tôi về phương pháp luận cũng gần như vậy.
    Cảm ơn các bạn!

    Trả lờiXóa
  16. bài viết kì này các dịch dúng là ngắn gọn và và dễ hiểu hơn bài trứoc nhiều chỉ cần những định ngắn gọn mà đầy đủ là đuọc rồi chứ bài trứơc đọc hoài mà không biết đâu là định chính và đựoc sử dụng nhiều nên còn phân vân. cám ơn nhóm cầu vòng
    QuangHao

    Trả lờiXóa
  17. chào các bạn!
    Đúng như các bạn nhận xét bài viết lần này ngắn gọn hơn nhiều so với bài viết lần trước.Đồng thời các bạn đã trình bài quan điềm của nhóm về các vần đề trên.Trong phần trình bày"Các phương pháp: Những kĩ thuật và thủ tục cho sự thu thập và phân tích dữ liệu."Diệp thấy phần này trình bày rất khó hiểu?
    "các đối tượng của các bộ môn khoa học khác nhau lại có mối liên hệ với nhau" các bạn chứng minh luận điểm này rỏ hơn?

    Trả lờiXóa
  18. Chào nhóm cầu vồng:
    mình rất hoanh nghênh tinh thần làm việc của nhóm các bạn. So với bài trước, bài này các bạn làm súc tích,ngắn gọn,cô đọng và dễ hiểu hơn nhiều.Các bạn đã tìm được lời giải đáp cho bài toán của thầy đưa ra ờ một khía cạnh nào đó tuy nhiên tôi vẫn chưa tìm thấy mối quan hệ giữa phương pháp nghiên cứu là gì, phương pháp luận là gì, kỹ thuật nghiên cứu là gì.

    Trả lờiXóa
  19. toi Kim Cuong,minh la Luu, voi tu cach la y kien ca nhan trong nhom Cau vong, minh khong dong y lam voi quan diem cua ban khi dua ra nhan xet : Phương pháp luận nghiên cứu là cách thức mà chúng ta lựa chọn phương pháp trong nghiên cứu. Minh nghi phuong phap luan khong phai la cach thuc. Viec lua chon phuong phap co the duoc dua tren phuong phap luan khi dung tren nguyen li the gioi quan( tuc la su nhin nhan cua nha nghien cuu ve the gioi, noi ro hon la ve van de can nghien cuu)Tu viec nhin nhan duoc ban chat cua doi tuong, nha nghien cuu se duoc dinh huong cho toan bo qua trinh nghien cuu va cung nhio do xac dinh duoc phuong phap nghien cuu phu hop nhu ban da noi
    -"Kỹ thuật nghiên cứu theo tôi nghĩ là cách thức mà chúng ta sử dụng công cụ nào đó kết hợp với phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho việc nghiên cứu được tốt hơn." Cau nay theo minh khong hop li. Li do:theo minh quan niem ki thuat nghien cuu khong phai la cach chung ta ket hop voi phuong phap ma chung ta chon lua ma trong ki thuat duoc chua dung trong phuong phap. Tuy nhien, mot ki thuat co the o trong phuong phap nay nhung cung co the trong phuong phap khac. vi du, ki thuat phong van hay lap bang hoi co the duoc dung cho ca hai phuong phap dinh tinh va dinh luong.

    Trả lờiXóa
  20. toi Kim Cuong,minh la Luu, voi tu cach la y kien ca nhan trong nhom Cau vong, minh khong dong y lam voi quan diem cua ban khi dua ra nhan xet : Phương pháp luận nghiên cứu là cách thức mà chúng ta lựa chọn phương pháp trong nghiên cứu. Minh nghi phuong phap luan khong phai la cach thuc. Viec lua chon phuong phap co the duoc dua tren phuong phap luan khi dung tren nguyen li the gioi quan( tuc la su nhin nhan cua nha nghien cuu ve the gioi, noi ro hon la ve van de can nghien cuu)Tu viec nhin nhan duoc ban chat cua doi tuong, nha nghien cuu se duoc dinh huong cho toan bo qua trinh nghien cuu va cung nhio do xac dinh duoc phuong phap nghien cuu phu hop nhu ban da noi
    -"Kỹ thuật nghiên cứu theo tôi nghĩ là cách thức mà chúng ta sử dụng công cụ nào đó kết hợp với phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho việc nghiên cứu được tốt hơn." Cau nay theo minh khong hop li. Li do:theo minh quan niem ki thuat nghien cuu khong phai la cach chung ta ket hop voi phuong phap ma chung ta chon lua ma trong ki thuat duoc chua dung trong phuong phap. Tuy nhien, mot ki thuat co the o trong phuong phap nay nhung cung co the trong phuong phap khac. vi du, ki thuat phong van hay lap bang hoi co the duoc dung cho ca hai phuong phap dinh tinh va dinh luong.

    Trả lờiXóa
  21. nhómm hai
    gửi ban Liễu!
    Nhóm hai không nói "Thủ tục là một trong những phương pháp cho sự thu thập và phân tích dữ liệu định tính".
    Nhóm chúng tôi có trình bày:
    "phương pháp là cách thức làm thế nào (kỹ thuật và thủ tục) để thu thập và phân tích dữ liệu".
    "Thủ tục" chúng tôi muốn nói đến là các bước để tiến hành phương pháp nghiên cứu.
    Ví dụ: trong phương pháp nghiên cứu định lượng thì thủ tuc nghiên cứu gồm các bước sau:
    1. chọn lý thuyết nghien cứu phù hợp.
    2. giả thuyết nghiên cứu.
    3. thiết kế nghien cứu.
    4. đo lường các khái niệm...
    Cám ơn Liễu đã bình luận bài của nhóm. Nếu còn diều gì thắc mắc mời bạn trao đổi thêm.

    Trả lờiXóa
  22. Chào Thầy và các bạn!
    Sau khi đọc bài viết của nhóm Cầu vồng gởi, em đồng ý với bạn Khánh Hưng, bài viết lần này ngắn gọn, súc tích và quan trọng hơn là rất rõ ràng. Sau khi đọc giúp chúng ta có một cài nhìn khái quát ban đầu về các thuật ngữ.
    Em đồng ý với quan điểm của Glaser và Strass (1967) về lý thuyết nền tảng. Lý thuyết nảy sinh từ nghiên cứu. Từ những phân tích dữ liệu định tính thu thập được trong nghiên cứu chúng ta xây dựng nên lý thuyết.
    Theo cách hiểu của riêng em, phương pháp luận là cách vận dụng hệ thống các nguyên lý, lý thuyết để lập luận cho một vấn đề, một hiện tượng trong xã hội.
    Kỹ thuật nghiên cứu bao gồm nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau được áp dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất.
    Trong bài viết, em chưa rõ lập luận của nhóm bạn: "Phương pháp là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu". Nhờ nhóm, các bạn và Thầy giải thích giúp em.
    Cảm ơn Thầy và các bạn!
    Nguyễn Thị Minh Thương - 0766092

    Trả lờiXóa
  23. Dù chưa hiểu một cách rõ nhất về phương pháp luận, nhưng khi đọc những lời bình của các bạn thì đã hiểu. Như nhóm 2 đưa ra định nghĩa thì chính xác nhưng do tầm hiểu biết mình có hạn nên mình thấy khó hiểu, nhiều từ ngữ triết học gây cho người đọc khó hình dung.
    Mình cũng xin đưa ra cái khái niệm mà mình hiểu về ppl
    Phương pháp luận là hệ thống các lý thuyết, định hướng, dẫn đường cho chúng ta trong việc xác định các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
    Còn phương pháp là những cách thức, kỹ thuật giúp chúng ta thu thập những thông tin cần thiết.
    Nguyễn Thị Lang.

    Trả lờiXóa
  24. tra loi ban Nguyen Thi Ut. Moi quan he cua phuong phap luan, phuong phap, va ki thuat nghien cuu la: Tu nguyen li the gioi quan dinh huong cho viec xac dinh ban chat cua doi tuong,tu do xac dinh phuong phap luan.phuong phap cung xuat phat tu viec tim ra dung ban chat cua doi tuong, tuy nhien, phuong phap luan la cach suy nghi ve qua trinh giai quyet cac van de, con phuong phap la cach lam (nghia la bao gom thu tuc va cac ki thuat) de thu thap va phan tich du lieu. Nhu vay, xet den cung, ca phuong phap luan va phuong phap du lieu deu duoc xuat phat tu co so la nguyen li the gioi quan. Minh da giai thich cho Kim Cuong ve moi lien he giua ki thuat nghien cuu va phuong phap ( do la moi quan he bao ham).Ut co the tham khao,
    Xin loi vi mang noi Luu lam khong co chuong trinh danh van ban nen moi nguoi thong cam doc chu khong co dau gium nhe, cam on.
    nhom cau vong

    Trả lờiXóa
  25. Ý kiến của Nguyễn Phương và Giáng Hương :
    Sau khi đọc xong bài thảo luận của nhóm Cầu Vồng, cả mình và Giáng Hương đều thống nhất ý kiến như sau : Thực sự là cả hai đứa đều rất ấn tượng với bài thảo luận. Đọc khá dẽ hiểu, bố cục rõ ràng, câu chữ và cách viết phân bổ rất hợp lý.
    Trong phần thảo luận ở câu 1, nhóm các bạn đã đi trực tiếp vào vấn đề chính, mỗi một khái niệm đều được dẫn dắt hợp lý, thậm chí là có thêm lý giải về nguồn gốc của mỗi khái niệm. Cả hai đứa tụi mình đều rất thích cách vào đề này.
    Nội dung bài thảo luận rất chặt chẽ. Nhóm các bạn đã đưa ra những quan điểm, thảo luận, chứng minh và diễn giải. Có nhiều đoạn viết rất hay và cả hai đứa đều rất thích.
    Việc tập trung đất viết vào phương pháp luận và lý giải những nhân tố chính hợp thành, đặc biệt là thế giới quan cho chúng mình biết được phần này quan trọng, ý nghĩa thế nào trong quá trình nghiên cứu. Cách viết rất thu hút, cả hai đứa tụi mình đều tâm đắc nhiều đoạn trong đó.
    Điều bổ ích là sau khi đọc phần cuối câu 1, mình và Giáng Hương đều thấy triết học rất quan trọng, không chỉ bây giờ mà trong cả mai sau. Tụi mình đã ý thức việc quan tâm tới triết học nhiều hơn nữa, bởi triết học được coi là nền tảng của các môn khoa học.
    Trong phần thảo luận câu 2, mình và Giáng Hương đều rất thích cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm các bạn : rõ ràng, tỉ mỉ, và " chuyên nghiệp ". Việc dùng ví dụ để liên hệ, so sánh và chứng minh cho mỗi luận điểm, luận cứ đưa ra giúp tụi mình dễ hình dung vấn đề hơn. Tụi mình cũng rất thích phần so sánh định tính và định lượng, có rất nhiều thông tin mới, bổ ích cho kiến thức còn thiếu hụt của tụi mình.
    Phần ví dụ được đưa ra khá phong phú,nhiều ví dụ rất hay và hấp dẫn. Nhưng mình và Giáng Hương đều mong có thêm những ví dụ về Việt Nam, đặc biệt là trong các dự án khoa học. Tụi mình rất mong biết được việc kết hợp giữa phương pháp định lượng - định tính có hiệu quả thế nào ngay trong các dự án của đất nước mình.
    Tóm lại là, thông tin trong bài thảo luận mà nhóm Cầu Vồng cung cấp rất bổ ích và lý thú, hấp dẫn. Tụi mình rất ấn tượng với việc xác định vấn đề và giải quyết vấn đề mà nhóm đưa ra. Tiếp tục chia sẻ thông tin cho cả lớp, nhóm nhé. Bibi!
    Tên và mã số sinh viên :
    1/ Lê Hoàng Giáng Hương. 0766022.
    2/ Nguyễn Thị Phương. 0666071.

    Trả lờiXóa
  26. Mình đồng ý với quan điểm của nhóm cầu vồng đưa ra là dựa trên quan điểm của triết học được dùng trong nghiên cứu khoa học.
    Nhưng nhóm còn một thiếu xót là nghiên cứu khoa học cũng mang tính chất liên ngành, cần phải áp dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học.!
    Nhóm " RTC"
    Tên: Hoàng Mậu Tuấn ( 0766053 )

    Trả lờiXóa
  27. Bạn Thương thân mến. Nhóm 2 xin trả lời bạn:
    Phương pháp là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu
    Theo nhóm hiểu thì điều đó có nghĩa là phương pháp là các lý luận mà qua các trải nghiệm trên nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học đã rút ra được. Sau đó họ lại áp dụng các phương pháp này để nghiên cứu các hiện tượng xã hội

    Trả lờiXóa
  28. Cảm ơn bạn Diệu đã tham gia thảo luận vấn đề với nhóm!
    theo nhóm: "THẾ GIỚI QUAN là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội." từ những quan điểm của nhà nghiên cưu(tức thế giới quan của nhà nghiên cứu) mà nhà nghiên cứu sẽ xác định phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phù hợp. còn thế nào là phương pháp và phương pháp luận thì Dịu xem lại phần trình bày của nhóm ở trên.
    Nếu chưa rõ mong Diu thảo luận thêm! cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  29. Chào Út. Cảm ơn Út rất nhiều về những đóng góp cho buổi trao đổi của chúng ta.
    Bài viết trước với mong muốn để mọi người có thể hiểu nhiều hơn nên bài đưa lên có hơi dài và gây nhiều khó khăn cho các bạn trong việc tiếp cận.
    Bài lần này dựa trên những gì đã thu thập từ bài đầu tiên tụi mình đã cố gắng trong khả năng có thể, làm sao để diễn đạt và truyền tải hết những thông tin mà nhóm mong muốn cung cấp đến các bạn. Nên nếu được, mình rất mong Út có thể dành thêm chút thời gian để đọc lại kĩ hơn bài của nhóm hoặc xem trong trang chungta.com mà nhóm đã đề cập hôm trước. Đọc xong mà Út vẫn không tìm được mối liên hệ thì nhóm sẽ trực tiếp trao đổi cùng Út để chúng ta giải mã được vấn đề.
    Thân!
    Nhóm cầu vồng.

    Trả lờiXóa
  30. PHẠM THỊ HUYỀN CHANG
    MSSV:0766002
    Tôi đồng ý với quan điểm mà nhóm đưa ra. Khái niệm phương pháp luận mà nhóm đưa ra tôi không có ý kiến j thêm, hoàn toàn đồng ý với định nghĩa mà các bạn đưa ra.Tôi đã tham khảo rất nhiều định nghĩa khác nhau của rất nhiều tác giả nhưng đều có nội dung tươn tự.
    về phương pháp nghiên cứu, như ta đã biết là một nghành khoa học thì cần phải có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Mỗi một đối tượng cụ thể thì cần phải có phương pháp nghiên cứu cho phù hợp thì mới mang lại hiệu quả cao. Những phương pháp nghiên cứu được các nhà khao học đưa ra đều được dựa trên thực tế và cũng lại được kiểm chứng bằng thực tế.
    Kỹ thuật nghiên cứu là một khía cạnh của phương pháp nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu từng đối tượng cụ thể.
    Đây là lần đầu tiên em đưa ra nhân xét môtj vấn đề mà lại là một vấn đề mang nội dung khoa học nên khôn thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và sai sót.Mong thầy góp ý cho em để bài nhận xét sau của em tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  31. Chào Thương
    phương pháp luận nhóm đồng ý với ý kiến của Thương
    Nhưng kỹ thuật nghiên cứu thì không bới vì theo nhóm đã ghi "Kỹ thuật nghiên cứu là một bộ phận cấu thành của phương pháp, nó phản ánh những khía cạnh nhất định của phương pháp." Vì vậy, kỹ thuật không bao gồm phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp là ý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu". Trước hết bạn hãy đọc "nguyên lý thế giới quan là cơ sở của phương pháp luận và phương pháp." Tức là bất cứ phương pháp hay phương pháp luận nào cũng phải đi từ thực tiễn (hay thế giới quan) đó, sau đó phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu những vẫn đề trong thực tiễn (hay có thể nói là những đối tượng nghiên cứu)

    Trả lờiXóa
  32. Cảm ơn Tuấn đã tham gia thảo luận nhưng những vấn đề Tuấn nêu ra nhóm thấy Tuấn chưa đọc kỹ bài viết của nhóm. Chắc về mặt ngôn từ hơi khó hiểu nên nhóm mong Tuấn đọc kỹ lại bài của nhóm để hiểu vấn đề mà nhóm trình bày và đưa ra vấn đề cùng thảo luận thêm.
    Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  33. Các bạn nên nói rõ Thế giới quan là j?

    Trả lờiXóa
  34. chào các bạn! minh là Trần Thi Hằng xin lỗi thầy và các bạn vì mình đã bỏ lỡ nhiều buổi học nên mình khó theo kịp bài!nói chung là bài các bạn viết ngắn gọn súc tích nhưng khá khó hiểu(mình phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần mới hiểu được)và còn một đoạn mong được nhóm giải đáp đó là "Phương pháp là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu."dã được thực tiễn xác nhận lại nhưng hướng trở lại thực tiễn nghien cứu là sao ?
    mong nhóm giải thích kĩ hơn! cảm ơn nhóm!

    Trả lờiXóa
  35. Phản hồi: "Phương pháp là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và lại hướng trở lại thực tiễn nghiên cứu
    - là các lý luận mà qua các trải nghiệm trên nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học đã rút ra được. Sau đó họ lại áp dụng các phương pháp này để nghiên cứu các hiện tượng xã hội"

    Tôi không đồng tình ý kiến này lắm (chính vì vậy tôi có hỏi là có nên đổi câu này để chỉ "phương pháp luận" hay không).

    Tôi xin đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để giải thích:

    Thực tiễn --(tác động)--> nhà nghiên cứu --(đo lường đủ kiểu, đủ thể loại)--> khái quát hệ thống cách thức nghiên cứu: phương pháp luận chứ không phải phương pháp.

    Sau đó các nhà nghiên cứu dựa trên phương pháp luận để tiến hành nghiên cứu thực sự: phương pháp (kĩ thuật và thủ tục).

    Trả lờiXóa
  36. Việt muốn nhóm nói rõ hơn về thuật ngữ phương pháp luận ở Việt Nam và thuật ngữ quốc tế của nó (methodology)về nguồn gốc và quan điểm của nó.
    Trước đó Việt có hỏi PGS.TS Chistina Chwenk về phương pháp và phương pháp luận thì cô trả lời rằng: Ở Mĩ, phương pháp luận được hiểu giống như phương pháp. V có hỏi kĩ hơn về quan điểm của cô nhưng chưa thấy cô hồi âm.

    Trả lờiXóa
  37. Chào nhóm cầu vòg,quả thật lần naỳ các bạn làm ngắn gọn hơn rất nhiều.có lẽ là dịch từ sách tiếng Anh ra nên bài đoc hơi khó hiểu và phải tập trung lắm mới có thể nắm bắt dc vde.mình rất đồng ý với quan điểm lý thuyết và thực tế luôn có mối quan hệ 2 chiều.Các ngành kh deu có tinh dtrung riêng nên luôn faỉ có 1 phuog pháp phù hợp.co fải chăng do tác jả dag trình bày về dinh tinh nen hoi de cao nó hay ko và bỏ quên những pp khác chăng?Thế jơí quan-các bạn dùg no rất nhiều,thế khái niệm này chính xác là như thế naò? Mình là Thuỳ Trang 0766050

    Trả lờiXóa
  38. chào thầy và các bạn! mình là Hoàng Thị Thu Hồng. Thành thật xin lỗi thầy và các bạn, vì một số lý do nên mình đã không theo đầy đủ các buổi học trên lớp của thầy, nên chưa theo kịp bài và nắm vững những kiến thức có bản. MÌnh đã đọc nhiều lần và so sánh so với bài viết trước của các bạn, mặc dù còn hơi trừu tượng, và phải tạp trung suy nghĩ rất nhiều, nhưng mình nhận thấy một số ưu điểm như sau: bài viết có phần dễ hiểu, xúc tích hơn. Vạch ra những ý tiêu biểu ngắn gọn. Bài viết đã đưa ra cái nhìn khái quát nhất về thế giới quan và phương pháp luận, làm rõ nhận định phương pháp luận chính là cách thức chúng ta nghiên cứu có mối liên hệ giữa lý thuyết và cách thức chúng ta nghiên cứu.
    Và mình còn có một thắc mắc chưa hiểu rõ về nhận định: Nguyên lý thế giới quan định hướng trong quá trình vận dụng phương pháp nghiên cứu như thế nào? các bạn có thế giải thích thêm và cho một ví dụ cụ thể được không?

    Trả lờiXóa
  39. Mình nghĩ phần dịch lại của các bạn từ sách phần thầy yêu cầu là ổn. Mình chỉ nghĩ là ở phần quan điểm của nhóm cách các bạn giải thích 1 khái niệm khó hiểu, gây tranh cãi bằng hàng loạt từ ngữ mình nghĩ hơi "khô" "vĩ đại" nên thật sự khó có thể đọc và hiểu ngay ở lần đầu tiên, hay 2 , 3...
    Mình nghĩ có lẽ quan điểm của nhóm đồng tình với bài viết "Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người"
    Hồ Sĩ Quý, PGS.TS.,Viện Thông tin Khoa học xã hội (hosiquy.com)
    Tạp chí Triết học, nhưng cách diễn đạt của tác giả thì dễ hiểu hơn ( http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Nhan-Thuc/Phuong_phap_luan_nghien_cuu_van_hoa_va_con_nguoi/)
    Kim 0766027

    Trả lờiXóa
  40. Gởi nhóm Cầu vồng
    Mặc dù đã hết giờ gởi ý kiến trao đổi, nhưng mình vẫn muốn nói lời cảm ơn nhóm đã giải thích giúp mình về những thắc mắc.
    Còn về quan điểm Kỹ thuật nghiên cứu, có lẽ mình sẽ tìm hiểu thêm. Nếu có gì thắc mắc mình sẽ trao đổi với nhóm và mong các bạn giúp đỡ.
    Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  41. thật sự đọc xong mình vẫn chưa hiểu một số chỗ, vì những từ chung chung thấy nó sao sao ý. Nói về phương pháp luận thì bao giờ cũng gây cho người đọc khó hiểu và phải tư duy rất nhiều khi đọc :). Các bạn cũng đã rất cố gắng khi tìm hiểu và đưa ra những ý kiến chung này.

    Trả lờiXóa
  42. Cám Ơn các bạn đã dành thời gian dich và cho minh hiểu thêm những điều cơ bàn về : Phương pháp luận và định hướng triết học rồi phương pháp định tinh mình mới được hoc.
    Theo quan điểm của Nhóm đưa ra có thể cho mình hỏi thêm một câu : Nếu phương pháp nghiên cứu Định Lượng hay Định tính không nhìn dưới khía cạnh của Triết học thì các bạn sẽ đi theo hướng nào ?
    Nhóm có thể giải thích cho mình rõ hơn về câu: Kỹ thuật nghiên cứu là một bộ phận cấu thành của phương pháp, nó phản ánh những khía cạnh nhất định của phương pháp.
    Cám ơn các bạn
    Nguyễn Văn Duy

    Trả lờiXóa
  43. Blogger Mai Hương nói...

    Cám Ơn các bạn đã dành thời gian dich và cho minh hiểu thêm những điều cơ bàn về : Phương pháp luận và định hướng triết học rồi phương pháp định tinh mình mới được hoc.
    Theo quan điểm của Nhóm đưa ra có thể cho mình hỏi thêm một câu : Nếu phương pháp nghiên cứu Định Lượng hay Định tính không nhìn dưới khía cạnh của Triết học thì các bạn sẽ đi theo hướng nào ?
    Nhóm có thể giải thích cho mình rõ hơn về câu: Kỹ thuật nghiên cứu là một bộ phận cấu thành của phương pháp, nó phản ánh những khía cạnh nhất định của phương pháp.
    Cám ơn các bạn
    Nguyễn Văn Duy

    Trả lờiXóa
  44. 1. Nhìn chung, nhóm viết đề dẫn đã cố gang he thong hoa cac quan diem va dua ra nhan dinh rieng cua minh. Toi ghi nhan su co gang cua cac ban.
    2. Các thanh vien khac cung tham gia nhiet tinh nhung co mot vai y kien chua phai tren tinh than xay dung hoac chua the hien ro quan diem va co dong gop cho thao luan. Hy vong lan sau cac ban khac phuc, muon lam duoc viec nay cac ban cung phai doc tai lieu them ben ngoai va cac bai viec cua cac ban. Toi se danh gia ket qua hoc tap thong qua su tham gia cua cac ban.
    3. Nhom thao luan tong ket thanh bai hoan chinh tu cac dong dong gop y kien cho toi de tinh vao diem gia ky cung voi thiet ke ban hoi.

    Trả lờiXóa
  45. Cám ơn nhóm đã bỏ thời gian để dich, tom tắt cho mình dễ cảm nhận hơn bài lan trải lần trước. Duy cũng đồng ý với ý kiến của Hưng là nếu chính mình không bỏ thời gian ra đoc và suy nghĩ thì rất khó hiểu bài.

    Trả lờiXóa
  46. Cam on bai viet cua nhom. Trong cau1,cac ban da dua ra duoc nhung dan chung cu the de minh chung cho luan diem ma nhom dua ra. Tuy nhien m co thac mac doi chut,do la tai sao nhom lai chon nhung cah tiep can co ban trong nghien cuu nhan hoc nhu:Thuyết tiến hóa, thuyết chức năng hay thuyết cấu trúc-chức năng, thuyết cấu trúc, thuyết tương đối văn hóa, thuyết giải thích văn hóa, thuyết lan truyền hay khuếch tán văn hóa.
    ma khong phai la nhung cah tiep can khac?Cau 2, nhom cothe lay mot vdu cu the de minh chung cho luan diem ma nhom dua ra?
    Mong thay va cac ban thong cam,do m sdung may ngoai tiem nen ko go dc dau.HUYEN CHANG 0766002
    lan truoc do khong vao dc bai ma cac ban dang nen khong dua dc nxet len.Mot phan cung do trinh do tin hoc con chua vung nen thay va cac ban thong cam.

    Trả lờiXóa
  47. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC