ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG

CÁCH THỨC THẨM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG TRONG NHÂN HỌC
Như chúng ta đã biết phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng con số và giải quyết quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu theo quan niệm diễn dịch. Phương pháp này đặc biệt phù hợp quan niệm tiếp cận của khoa học tự nhiên và thực chứng luận (positivism), liên quan với quan niệm khách quan (objectivist conception) cho hiện thực xã hội.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được kiểm nghiệm bởi thực tế (khác với định tính), nghiên cứu định lượng rất rõ ràng, quan niệm khách quan. Vậy phương pháp nghiên cứu định lượng có độ tin cậy như thế nào?
1. ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG
Độ tin cậy của số liệu liên quan đến chúng ta hỏi cùng một câu hỏi như nhau và cùng một thủ tục, phương pháp như nhau thì thu thập được câu trả lời giống nhau đến mức nào. Phương sai (variance) chính là nói về độ tin cậy, còn độ lệch của số liệu lại liên quan đến tính hiệu lực của phương tiện đo. Phương tiện đo càng có tính hiệu lực cao thì độ lệch càng nhỏ. Và độ tin cậy càng cao thì phương sai càng giảm.
Nhìn chung độ lệch và phương sai càng nhỏ càng tốt. Để làm giảm thiểu 2 yếu tố này thì những nhà nghiên cứu cố gắng trong điều tra chọn mẫu. Muốn có độ tin cậy cao thì người nghiên cứu cần chọn và sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp. Nên sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng khi: Chủ đề nghiên cứu đã được xác định rõ và đã quen thuộc, những vấn đề cần đo lường khá nhỏ hay đã từng được giải quyết, khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ, khi cần sự mô tả chi tiết bằng các con số cho một mẫu đại diện, khi khả năng tiến hành lại sự đo lường là quan trọng, khi cần khái quát hóa và so sánh kết quả trong quần thể nghiên cứu.
Độ tin cậy của dữ liệu định lượng còn phụ thuộc vào chất lượng của bảng câu hỏi như chất lượng của các câu trả lời, tính đầy đủ của một câu trả lời và của một bảng câu hỏi, tình hợp lý và sác thực của câu trả lời. Do đó việc đánh giá tính chính xác của dữ liệu thô trước khi sử lý phần nhiều phụ thuộc vào sự thẩm định các bảng câu hỏi. Thường thì để giảm thiểu những bảng trả lời thiếu xác thực hay “cho có lệ” thì nhà nghiên cứu hay lồng ghép các câu hỏi kiểm tra sự chân thực của đối tượng.
Tóm lại, có thể nói rằng các nghiên cứu và dữ liệu định lượng là đáng tin cậy khi phân tích và đánh giá tác động tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế và hành vi của các đối tượng nghiên cứu. Những dữ liệu thu thập được có độ tin cậy xác định về mặt thống kê, những đánh giá đó có thể sử dụng cho phân tích và dự báo. Kết quả phân tích và dự báo định lượng được đối chiếu lại với cơ sở lý luận cho việc lập mô hình phân tích và dự báo. Sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ cho phép cho ra những quyết định hợp lý, đúng đắn nhất khi ta có dược những thông tin đáng tin cậy từ các nghiên cứu định tính.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp này, nhất là trong các nghiên cứu thị trường cần độ chính xác cao, có hiệu quả nhất để vạch ra các chiến lược kinh doanh. Trong các điều tra tâm lý tiêu dùng, các xu hướng xã hội… Thậm chí là trong các phân tích và dự báo thời tiết, hay việc xác định quỹ đạo bay của tên lửa bắn tới các hành tinh… những công việc đòi hỏi độ tin cậy và chính xác cao, đều có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu này.
2. CÁCH THỨC THẨM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG TRONG NHÂN HỌC.
Một cách để thẩm định dữ liệu định lượng đó là ta sử dụng thang đo trong nghiên cứu. Thang đo Nihau chỉ báo được sử dụng khi các thang đo đơn giản khác không giải quyết được vấn đề. Có thể nhận thấy rằng, ngay cả một câu hỏi riêng lẻ trong bảng hỏi cũng có tác dụng như một thang đo nếu nó cho phép bạn quy ước con người, nhóm hoặc đồ vật mà bạn đang nghiên cứu thành các phân loại của một biến. Trong khi đó, những biến được quan tâm nhất thường là những biến phức tạp và không dễ xác định chỉ với một chỉ báo. Chúng thường được đo lường bằng sự kết hợp giữa các thước đo về thu nhập, giáo dục, uy tín nghề nghiệp. Mỗi sự đo lường này là một thao tác hóa cho khái niệm địa vị kinh tế xã hội(SES).
Có những dữ liệu mà chúng ta không cần dùng đến các thang đo để thẩm định, nếu chỉ cần biết thông tin về thu nhập của họ thôi thì ta cũng có thể dự đoán được phản ứng của họ đối với câu hỏi đề cập đến thái độ của họ. Tuy nhiên một thang đo phức tạp về SES sẽ dự báo thái độ tốt hơn.
Chúng ta thường sử dụng thang đo Guttman dể xác định dữ liệu định lượng. Trong bài nghien cứu của chúng ta sẽ có Nihau người trả lời, những người trả lời này gây ra sai lệch theo nghĩa là dữ liệu về họ làm giảm bớt mức độ chính xác của thang đo. Chúng ta có thể kiểm tra mức độ chặt chẽ của bất kỳ một dữ liệu dạng chỉ số nào có mô phỏng một thang đo chính xác hay không bằng cách áp dụng hệ số khả năng cơ mô phỏng của Guttman. Dựa trên những quy tắc của thang đo Guttman, ta có thể kiểm chứng dữ liệu định lượng. ngoài ra ta có thể dùng thang đo Likert, phân tích sự chênh lệch giữa ngữ nghĩa, phân tích các mục hỏi…
Bên cạnh đó, quan sát trực tiếp có phản ứng cũng góp phần giúp ta thẩm định. Có 2 chiến lược cho quan sát hành vi: Ta có thể xuất hiện công khai và có phản ứng; hoặc là ẩn mình và không phản ứng. Với phương án 1, có thể sẽ có sự dung kịch của người trả lời, thứ 2, ta có thể quan sát được hành vi của người được phỏng vấn, từ đó có thể dự đoán được mức độ của dữ liệu thu được.
Kết luận: Độ tin cậy của dữ liệu định lượng không phải chỉ đơn giản là việc đánh giá những con số dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập được mà còn dựa trên việc đánh giá quy trình thu thập dữ liệu, vấn đề mà nhà nghiên cứu hướng tới.

Nhận xét

  1. Bai nay cua nhom nao, sao khong thay ghi ten. So di toi hoi vi nhom Cau Vuot tuan nay xin doi cau hoi va chuyen cau hoi nay sang nhom cua Quynh Nhu.
    Bai cua nhom co dau tu nghiem tuc, tuy nhien van con nhieu diem can thao luan, cac ban khac vao cho y kien som. Chuc cac ban thanh cong

    Trả lờiXóa
  2. mình thấy các bạn giải thích khó hiểu quá, các bạn đưa ra khá nhiều những khái niệm mới mà không giải thích rõ ràng, ví dụ như:hệ số khả năng cơ mô phỏng của Guttman, hay thang đo Nihau. mình thấy cách gair thích của các bạn thiên về xã hội học và kinh tế nhiều hơn là đúng trên quan điểm nhân học để giải thích. các bạn có thể giải thích rõ hơn được không?
    -theo các bạn nàh nghiên cứu định lượng phải chọn mẫu như thế nào để độ lệch và phương sai nhỏ nhất ở mức có thể nhằm làm tăng độ tin cậy của dữ liệu định lượng?
    - các bạn có thể nói rõ về phương tiện đo trong nghiên cứu định lượng?
    cảm ơn nhóm các bạn!
    Hoàng Thị Diu.

    Trả lờiXóa
  3. Mình xin đóng góp ý kiến, phần thẩm định có rất nhiều chỗ rất khó nắm bắt, mình thấy các bạn nên cho ví dụ cụ thể với cả hai loại thang đo Guttman và thang đo Nihau để chứng minh.Phần 1 thì các bạn trình bày tương đối dễ hiểu , theo mình khi nói đến chất lượng của bảng hỏi thì ta nên đề cập đến sự ảnh hưởng của chủ thể. đối tượng khách quan nào đó khi ta chọn mẫu.
    Cuối cùng mình mong các bạn giải thích rõ hơn hai chiến lược quan sát hành vi và có ví dụ cụ thể. Cám ơn các bạn.
    Lan Đài-0766008

    Trả lờiXóa
  4. H đọc bài của các ban mà nhiều chỗ không hiểu được. mình nghĩ 1 số chỗ các ban nên giải thích thêm để người đọc có thể hiểu được ý các bạn muốn diễ đạt. mình ví dụ: các bạn nói " phương sai chính là nói về độ tin cậy" nêm mình hiểu phương sai và độ tin cậy là môt, không khác nhau. khong biết mình hiểu như vậy có đúng ko? nhưng ý sau các ban nói " độ tin cậy càng cao thì phương sai càng giảm", tức là độ tin cậy và phương sai tỉ lệ nghich với nhau, đến đây mình lại hiểu 2 cái đó ko phải là 1. mình ko hiểu lắm, mong các bạn giải thích rõ hơn chỗ này.
    tiếp theo, các ban nói " độ lệch và phương sai càng nhỏ càng tốt". nó tốt như thế nào? mình nghĩ các bạnnên làm rõ ý hơn. tương tự ở ý sau, " để giảm thiểu 2 yếu tố này thì những nhà nghiên cứu cố gắng trong điều tra chọn mẫu", vậy thì chọn mẫu như thế nào?
    về phần 2: cách thức thẩm định độ tin cậy của dữ kiệu định lượng trong nhân học.
    mình nghic khi đưa ra các thuật ngữ thì các nên giải thích về nó để người đọc hiểu đc. có mấy chỗ mình khônbg hiểu, mong các bạn giai thích rõ hơn.
    Thang đo Nihau là gì? ưu và khuyết điểm của nó là gì? phải chăng đây là một thang đo phức tap? vậy " thang đo đơn giản khác" mà các bạn nói ở đây là gì? xuống dưới các bạn viết " trong bài nghiên cứu của chúng ta sẽ có Nihau người trả lời", vậy Nihau ở đây có giống với " thang đo Nihau" ở trên ko? vậy Nihau ở đây là cái gì?
    mong các bạn giải thích rõ hơn để mình có thể hiểu đc. cảm ơn các bạn!
    Hạnh- 0766068

    Trả lờiXóa
  5. mình đọc phần: thẩm định độ tin cậy của dũ liệu định luợng trong nhân học, khó hiểu quá: Thang đo Nihau, thang đo Guttman. theo nhu các bạn trình bày thì đây là hai thang do đuơc úng dụng trong sử lý dữ liệu định luợng, hai thang đo này đuợc úng dụng trong các truờng hợp cụ thể nào, các bạn có thể lấy ví dụ phân tích về tính ứng dụng của hai thang đo này trong nghiên cứu Nhân học?
    cảm ơn các bạn!
    phạm thị thúy:0766096

    Trả lờiXóa
  6. chào các bạn!
    Minh nhận thấy bài của các bạn có sự đầu tư nghiêm túc, tuy nhiên cũng như bạn Dịu nhận xét, các bạn đưa nhiều khái niệm mới mà không có sự giải thích rõ ràng nên gây khó hiểu. Mong các bạn giải thích thêm.cám ơn các bạn!
    Mình có câu hỏi là: khi ta cầm một kết quả nghiên cứu trên tay thì ta có thể đánh giá quá trình thu thập dữ liệu của nhà nghiện cứu bằng cách nào?

    Thanh Thảo
    0766093

    Trả lờiXóa
  7. Cho Ánh hỏi dữ liệu định tính cũng lấy từ thực tỉễn như phỏng vấn sâu mà sao lại bảo định luợng lấy từ thực tiễn (khác với định tính)nhờ các bạn giải thích giúp.

    Ánh nhận thấy nhóm đã đề cập đến rất nhiều điểm quan trọng trong nghiên cứu định lựơng như chọn mẫu, phuơng sai, độ lệch chuẩn... nhưng các bạn chưa nêu rõ thế nào là cách chọn mẫu thế nào là chuẩn, để đạt đuợc độ tin cậy cao, hay phuơng sai và độ lệch chuẩn tiêu chuẩn mà nhà nghiên cứu phải đạt đến là gì? nếu nói chung chung thê thì chúng mình sẽ không biết đâu là chuẩn để căn cứ, Phuơng tiện đo có tình hiệu lực là như thế nào?

    THeo Ánh khi nhóm muốn đưa ra vấn đề gì đó thì nên có minh họa, chứng minh phù hợp để tránh những ý kiến chủ quan và mơ hồ như : "CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐUỢC XÁC ĐỊNH RÕ VÀ ĐÃ QUEN THUỘC, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐUỢC ĐO LUỜNG KHÁ NHỎ hay đã từng được giải quyết, khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ"... Các nhân Ánh thấy nhưng câu của các bạn rất khó hiểu vì chủ đề nghiên cứu đã đuợc xác định rõ và đã quen thuộc là thế nào? nếu trong truờng hợp này thì ko sử dụng định tính đuợc hay sao? và Ánh nhgĩ là những vấn đề nhà nhân học nghiên cứu đều cần thết phải liên hệ với bối cảnh xã hội... vậy không thể sử dụng phuơng pháp định luợng sao?
    Nhờ các bạn giải thích giúp Ánh
    Cám ơn sự chuẩn bị của các bạn
    Ánh

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét của liễu
    Trong phần viết của các bạn về cách thức thẩm định độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong nhân học. các bạn có nhắc đến "Trong bài nghiên cứu chúng ta sẽ có Nihau người trả lời" Tôi không rõ về thuật ngữ này. Các bạn có thể giải thích rõ hơn
    Điều thứ 2 Tôi thắc mắc câu: "Ta có thể xuất hiện công khai và có phản ứng; hoặc là ẩn mình và không phản ứng. Với phương án 1, có thể sẽ có sự dung kịch của người trả lời". Tôi không hiểu "Dung kịch của người trả lời" là gì. các bạn có thể giải thích được không?

    Trả lờiXóa
  9. Hương cũng có ý kiến như các bạn đã bình luận. Nếu như các bạn tham khảo tài liệu ở đâu đó thì cũng nên trình bày lại và giải thích một cách rõ ràng cho phù hợp với những kiến thức mà tụi mình đã học. Các bạn đưa ra quá nhiều khái niệm mới mà mọi người không hiểu nên cũng không thể đóng góp xác đáng cho bài làm của các bạn. Cuối cùng, mình có một câu hỏi cho nhóm là: Các bạn đã trình bày "để làm giảm độ lệch và phương sai thì các nhà nghiên cứu nên cố gắng trong điều tra chọn mẫu", vậy thì những cố gắng đó là như thế nào và cách thức tốt nhất để chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng có phải là phạm vi càng rộng càng chính xác hơn hay không?

    Trả lờiXóa
  10. Cho các bạn!
    Mình đã đọc bài của các bạn đăng.
    Mình nhận thấy bài đọc các bạn sử dụng rất nhiều thuật ngữ mới nhưng lại không giải thích rõ ràng vì vậy đọc rất khó hiểu. Mình nhận thấy nếu các bạn có những khái niệm cho những thuật ngữ mới, và trình bày theo ý hiểu của nhóm bạn thì bài viết của các bạn sẽ thuyết phục và hay hơn.
    Ở câu hỏi thứ nhất, mình muốn hỏi nhóm bạn. Các bạn nói nên sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng "khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ". Mình chưa hiểu ý này cho lắm
    Ở câu hỏi thứ hai, các bạn đưa ra một só thang đo để thẩm định độ tin cậy của dữ liệu vậy nhờ nhóm bạn chia sẻ, những thang đo đó có những ưu và khuyết điểm như thế nào.
    Thật sự thì khi đọc bài này mình vẫn chưa nắm được nội dung vì thuật ngữ nhiều quá. Nhờ nhóm bạn chia sẻ, trao đổi để mọi người hiểu thêm
    Cảm ơn nhóm bạn rất nhiều
    Nguyễn Thị Minh Thương 0766092

    Trả lờiXóa
  11. chào các bạn!
    mình không biết nhận xét như thế nào nữa, vì khi đọc bài của các bạn và phân góp ý kiến thì các bạn đã nói hộ những gì mà mình cần muốn nói rồi, mình mong các bạn giải thích rõ các thuật ngữ mà các bạn đưa ra để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề các bạn muốn trình bày.

    Trả lờiXóa
  12. Bài viết của các bạn chỉ tập trung miêu tả về lý thuyết mà chưa có sự kết hợp với thực tiễn.Hơn nữa, có những thuật ngữ khó hiểu.Mong các bạn đưa bài hoàn chỉnh hơn.cám ơn vì bài viết của nhóm bạn.

    Trả lờiXóa
  13. De nghi nhom tiep tra loi cac cau hoi va tiep thu cac y kien dong gop va cap nhat phien ban hoan chinh nhat de tui cham diem giua ky.
    chuc cac ban thanh cong

    Trả lờiXóa
  14. Mai Thị Quỳnh Trang- 0766120: nhìn chung bài viết của các bạn khá chi tiết và đầy đủ, nhưng còn thiếu dẫn chứng

    Trả lờiXóa
  15. Mai Thị Quỳnh Trang- 0766120: nhìn chung bài viết của các bạn khá chi tiết và đầy đủ, nhưng còn thiếu dẫn chứng

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC