ĐỌC BÀI CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ TĂNG CƯỜNG LỄ NGHI

CHƯƠNG X-CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ TĂNG CƯỜNG LỄ NGHI
TẠI HAI LÀNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM(1980-1990) - GS. LƯƠNG VĂN HY.

Bối cảnh lịch sử.
Bài viết là sự phân tích của GS. Lương Văn Hy về tác động qua lại tập trung vào cuộc cách kinh tế và tăng cường nghi lễ tại Hoài Thi và Sơn Dương ở tỉnh Hà Bắc và Vĩnh Phú vào mùa hè năm 1987, 1990 và 1991. Cả hai làng nói trên đều trải qua một cuộc cải tạo kinh tế xã hội cơ bản trong khuôn khổ chung của công cuộc cải tạo nền kinh tế chính trị Việt Nam.


Sơn Dương được thành lập năm 1946 trong khi đó Hoài Thi chỉ là một thôn nhỏ bé. Năm 1988 Hoài Thi khôi phục lại như một đơn vị hành chính và kinh tế độc lập nhờ vào bản sắc địa phương mạnh mẽ. Riêng Sơn Dương và hai vùng lân cận là Dũng Hiền và Thủy Sơn, có những nét tương đồng về tập tục và lịch sử, đặc biệt là tín ngưỡng thờ thành hoàng. Sau cải cách nông nghiệp năm 1988, vì cùng chung bản sắc mà Dũng Hiền và Thủy Sơn không được khôi phục lại thành những đơn vị hành chính và kinh tế độc lập.

Cải cách kinh tế ở nông thôn Việt Nam, nghiên cứu hai làng ở miền Bắc.
Những cải cách kinh tế áp dụng với hai làng vốn chủ yếu có thu nhập từ nông nghiệp đó là Hoài Thi và Sơn Dương. Những cải cách này hay còn gọi là chế độ khoáng chú trọng đến việc phân chia ruộng đất công bằng hơn, thu nhập từ việc lao động trong hợp tác xã được cải thiện hơn, hỗ trợ thêm nhiều các kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao sản lượng. Qua những cải cách mà nhờ đó năng suất thóc ở hai làng đã có những cải thiện đáng kể như: ở Hoài Thi tăng từ 2,25 tấn/ha (1980) lên 2,81 tấn/ha (1989), còn ở Sơn Dương tăng 1,5 lên 3,45 tấn/ha (1989). Kéo theo đó sản lượng thóc trên đầu người ở hai làng cũng tăng vượt bậc trong khoảng thời gian như trên. Ngoài ra cả cách còn mang lại những thuận lợi trong việc đóng thuế (bằng chứng là những khoảng ruộng 10% thì không chịu bất cứ một khoảng thuế nào). Không chỉ chú trọng đến việc trồng lúa bên cạnh đó chăn nuôi và trồng trọt hoa màu cũng được quan tâm đem lại khoản thu nhập không nhỏ. Một bước ngoặc khác đó là sự phát triển của những ngành phi nông nghiệp (buôn bán, lao động trong nhà máy…) của hai làng. Làng Hoài Thi với vị trí gần Hà Nội nên đã kiếm được khoản thu nhập khá cao từ ngành nghề này, còn làng Sơn Dương tuy không bằng nhưng thu nhập từ ngành này vẫn có đóng góp lớn trong việc nâng cao đời sống. Nhìn chung mặc dù vẫn có những thụt lùi vào năm 1990, nhưng dân làng của hai làng Hoài Thi và Sơn Dương vẫn được lợi nhiều từ cải cách kinh tế năm 1980 bằng chứng là ngày càng có nhiều người trong hai làng có máy thu hình nhà tắm và nhà xí được xây bằng gạch.

Tăng cường các nghi lễ.
Ở Sơn Dương, các tập tục nghi lễ tăng đáng kể trong thời gian từ 1987 đến 1991. Việc khôi phục lại ngôi chùa và đền làng bị tàn tạ cùng với sự phuc hồi của khu chợ làng là sự thay đổi diện mạo rõ rệt nhất. Sau khi trùng tu chùa, dân làng làm sống lại một số lễ hội. Chẳng hạn như lễ giàn hóa tại đền được khôi phục sau bốn thập kỉ rưỡi(mùng 3/3), lễ Phật Đảng(mùng 8/4), ngày xá tội vong thân(rằm tháng bảy). Ngoài ra, trong khuôn khổ họ hàng thân thích, nhiều nghi lễ thăm viếng và kết giao cũng được tăng cường và bộ máy hỗ trợ cho các nghi lễ dần được phục hồi ở cả hai làng. Tại Sơn Dương, tổ chức huyết tộc, việc trùng tu mộ cổ, nhà thờ họ, cũng như việc họp mặt nhân các ngày giỗ tổ được phục hồi. Chùa Sơn Dương, phụ nữ thường dự các buổi lễ cầu nguyện vào mồng một và ngày rằm âm lịch. Vị trí của những phụ nữ được chia làm ba nhóm theo những qiu định rất nghiêm ngặt của chùa và đình làng. Tại các đền thì việc bố trí chỗ ngồi ít khắt khe hơn, riêng nam nữ thì phải ngồi riêng. Khu điện thờ ở chùa Sơn Dương nổi bật lên bên cạnh các tượng Phật là vị thần hộ nhi, các bà cao tuổi thường dâng cháu, bán con, xin đức ông nhận nuôi để chống lại các thế lực ma quỷ. Ở cả hai làng, lễ vật dâng thần trong các buổi lễ hai tháng một lần rất phong phú.
Trong khi ở Sơn Dương, việc tăng cường nghi lễ mang ý nghiã chất lượng vì lễ hội có chọn lọc và đổi mới hơn, thì ở Hoài Thi hoạt động đó mang ý nghĩa số lượng nhiều hơn. Ở Hoài Thi, cũng có một sự phát triển và khôi phục như Sơn Dương, nhưng có một số nét riêng. Đó là Tết Nguyên Đán và lễ hội mùng 10/1 là quan trọng nhất ở đây, ngoài ra có lễ cúng nữ thần thành hoàng(rằm tháng 10), lễ lập hạ (mùng 4/4), lễ kết hạ (mùng 4/7), đặc biệt ngày giỗ cha mẹ trở nên cực kì phức tạp.
Riêng về việc cưới xin, tuy quy mô về số lượng khách mời và các món ăn có khác nhau, nhưng nhìn chung cách tổ chức có những điểm tương đồng như các bước tiến hành lễ cưới gồm có: tìm thầy bói chọn ngày tốt, lễ ăn hỏi, và ngày cử hành chính thức, cỗ cưới được tổ chức ở nhà cô dâu lẫn chú rễ. Một việc phục hồi tập quán trước năm 45 khác là cô dâu chú rễ chắp tay vái trước bàn thờ tổ tiên. Về tang lễ, dù cả hai làng đều tổ chức đơn giản bằng cách mời một thầy tu đến tụng kinh, nhưng cũng đang trải qua một quá trình phức tạp hóa.
Có thể nói sự tăng cường lễ nghi ở hai làng trong những năm 80 không thể hiện sự phục sinh hoàn toàn những truyền thống địa phương trước năm 45. Ngoài ra, cơ cấu tượng trưng các nghi lễ ở Hoài Thi ít thay đổi mạnh như ở Sơn Dương. Ta thấy rằng, sự đoạn tuyệt nghi lễ trước năm 45 ở Sơn Dương mạnh hơn Hoài Thi bắt nguồn từ những khác biệt trong cơ cấu kinh tế xã hội thời trước 45 và trong quá trình biến đổi lịch sử ở hai làng.

 Cải cách kinh tế và sự cải biến lịch sử các nghi lễ.
Giữa những năm 80, các nghi lễ bắt đầu tăng mạnh. Giai đoạn 1946-1984 nhà nước nghiêm khắc dẹp bỏ nhiều hoạt động mê tín và đơn giản hóa các nghi lễ. Ở Hoài Thi, từ 1954-1957, việc thờ nữ thần thành hoàng làng chấm dứt. Năm 1955 người dân hạn chế nhiều nghi lễ trong cưới hỏi. Năm 1958, các cuộc họp ở đình làng lại được khôi phục.
Sơn Dương năm 1946, các thanh niên có học thức bắt đầu đã kích các tập tục nghi lễ. Năm 1960, một ngôi chùa ở địa phương trở thành nhà kho của hợp tác xã, nhà thờ trở thành tài sản tư của các trường học. Năm 1975, các nghi lễ dần dần được tăng lên. Năm 1986, các nghi lễ đời người được các lãnh đạo làng thể chế hóa để đối phó với việc các nghi lễ đang được phục hồi.
Tuy nhiên các nỗ lực của nhà nước đã không thành công vì lập luận tiết kiệm đã được đáp lại rằng đây là tiền của dân chứ không phải của chính phủ. Cuối những năm 80, nhà nước phải nhượng bộ, các ngôi chùa được mở rộng và trùng tu. Năm 1990, các nghi lễ được tăng cường hơn bao giờ hết kể từ năm 1954. Sau đó chính phủ chấp nhận các yêu cầu tu bổ chùa chiền.
Trong những năm 80, ở Sơn Dương và Hoài Thi, cải cách kinh tế và sự thay đổi tư tưởng trên phạm vi cả nước đã củng cố việc tăng cường các nghi lễ ở đại phương. Kinh tế sản xuất hộ gia đình, kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy các nghi lễ. Người dân bắt đầu dực nhiều hơn vào các nghi lễ tôn giáo ở cả nhà lẫn chùa để có sự thanh thản về tâm lý. Các nghi lễ được tăng cường mạnh hơn do đời sống kinh tế của người dân được nâng cao và họ tham gia nhiều vào các hoạt động thương mại có nhiều tính rủi ro. Như vậy, cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam và sự biến đổi các thong số văn hóa xã hội đều gắn chặt với nhau.

Bài 2: “ HỆ THỐNG PHÚC LỢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI MỤC TIÊU
TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI”- TRẦN HỮU QUANG.
Trong bài viết này, nhóm chúng tôi không phải là tóm tắt lại nội dung của bài viết mà qua bài viết này nhóm chúng tôi tìm hiểu để đưa quan điểm và phương pháp nghiên cứu của tác giả.
Đây là đề tài nghiên cứu xã hội học nên việc khảo sát và phân tích tác giả chú trọng tới sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội mới có thể làm rỏ được hệ thống phúc lợi ở Thành Phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.
Đề tài với nhiệm vụ mô tả, đánh giá hiện trạng 3 tiểu hệ thống phúc lợi : giáo dục, y tế, nhà ở để xem các hệ thống này hiện đang hoạt động ra sao, mức độ hưởng dụng của các tầng lớp nhân dân trong các, từ đó đánh giá xem hoạt động của 3 tiểu hệ thống này tới việc hướng tới mục tiêu và công nhận diện ra những vấn đề mấu chốt nhằm cung cấp những luận cứ thực tiễn cho các nhà làm chính sách cũng như giới nghiên cứu khoa học xã hội. Đồng thời, qua đó nhằm đưa ra được bức tranh khái quát về tình hình cung cấp dịch vụ phúc lợi này từ phía các đơn vị sự nghiệp cũng như tình hình hưởng dụng các phúc lợi này nơi người dân Thành Phố.
Theo nhóm, khi đã đọc qua bài viết này thì trong đề tài nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Song phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhiều hơn phương pháp nghiên cứu định tính. Đề tài nghiên cứu này là sự kết hợp liên ngành của xã hội học, kinh tế học và nhân học xã hội. Từ đó, nhóm chúng tôi cho rằng khi thực hiện một đề tài nghiên cứu thì chúng ta phải biết linh hoạt trong việc kết hợp giữa những phương pháp nghiên cứu với nhau, đồng thời phải liên kết với các bộ môn khoa học khác để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất và mang tính thuyết phục hơn.

Bài 3: NGHI LỄ, CHUẨN MỰC VÀ TÍNH LINH HOẠT TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO
Ở VÙNG CÔNG GIÁO HỐ NAI- ĐỒNG NAI- Nguyễn Đức Lộc
Hố Nai được những người không theo Công Giáo xem như là “vùng đất thánh”. Và tác giả đã đi tìm hiểu nhưng không phải về kinh thánh hay thực hành tôn giáo mà nghiên cứu trong bối cảnh văn hóa , chính trị , xã hội của một cộng đồng.
Quan điểm đặc thù luận lịch sử quan tâm đến hệ giá trị vì có sự tồn tại song song giữa hệ giá trị Công giáo, hệ giá trị truyền thống Việt Nam . Bài viết không chỉ đề cập đến vấn đề thực hành tôn giáo mà còn tìm hiểu nghi lễ con người diễn lại niềm tin tôn giáo. Những cuộc trình diễn nghi lễ làm các nhóm,cá nhân điều chỉnh phù hợp với bên trong lẫn bên ngoài dẫn đến việc biểu tượng nghi lễ là thành tố trong hành động xã hội.
Sơ lược bối cảnh kinh tế - xã hội vùng Công giáo di cư 1954 tại Hố Nai
Đa số là dân gốc đồng bằng Bắc Bộ di dân vào và chủ yếu làm nghề nông. Đến giai đoạn kinh tế thị trường thì một số chuyển sang buôn bán. Ngày nay,Hố Nai là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những thay đổi về kinh tế cũng tác động đến đời sống tâm linh của người dân nơi đây.
Những nghi lễ kép
Các nghi lễ thường gắn liền với ngôi thánh đường xứ đạo của họ. Tác giả bị gây chú ý bởi nghi lễ kép đặc biệt là hai nghi lễ hôn lễ và tang ma. Đây là hình thức trong Công giáo và dân gian được người dân ở đây kết hợp rất nhuần nhuyễn phản ánh sự tồn tại hai giá trị song hành là giá trị Công Giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam đã tạo nên bản sắc trong nghi lễ của người Việt.
Về hôn lễ- Các bạn trẻ đến tuổi trưởng thành(18-19) phải tham dự lớp giáo lý về hôn nhân. Sau khóa học được cấp một giấy chứng nhận và nếu sau này muốn kết hôn phải trình giấy này ra. Tiêu chí của những người Công giáo ở Hố Nai về việc chọn bạn đời là phải là người đồng đạo hoặc chí ít là người theo Công giáo. Mặc dù giáo luật ngày nay đã cho pháp kết hôn với người khác tôn giáo với nguyên tắc đạo ai người đó giữ nhưng việc này vẫn là điều cấm kị với người dân Hố Nai. Hôn nhân luôn có những nguyên tắc mọi người phải tuân theo, luôn là:“nhất phu,nhất phụ”. Đôi nam nữ muốn lấy nhau phải hoàn thành giáo lý,kinh nguyện,thủ tục…Người Công giáo Hố Nai vừa chấp nhận thủ tục hôn nhân bên đạo vừa tuân thủ nghi lễ, thủ tục truyền thống của dân tộc. Nghi lễ cổ xưa của người Việt là: gia tiên,mừng cha mẹ,Tơ hồng và do ảnh hưởng Công giáo đã thay đổi đôi chút: nghi thức tạ ơn Chúa,kính nhớ tổ tiên,lễ mừng cha mẹ.
Tang lễ- Khi có người qua đời thì mọi người cùng đến đọc kinh cầu nguyện, cùng gia đình người mất điều hành việc tang ma. Sau khi làm những việc cần thiết cho một đám tang thì mọi người lần lượt vào viếng người quá cố. Ở đây những người chịu tang có thời gian chịu tang tương ứng với truyền thống của người Việt. Song song việc tổ chức tại nhà, cũng có chuẩn bị lễ tang ở nhà thờ và nơi an nghỉ cho người đã mất. Lễ tang không những đưa người mất về nơi yên nghỉ mà còn giúp người sống gắn bó lại với nhau hơn. Đám tang của người Việt Công giáo tại Hố Nai có tính cộng đồng cao vừa mang nghi lễ tôn giáo vừa có nét truyền thống của người Việt.
Sống đạo và hậu cảnh của những nghi lễ
Lòng mộ đạo của người dân Công giáo ở Hố Nai rất lớn vì trước đây mọi người chỉ quan tâm đến việc giữ đạo nhưng bây giờ là sống đạo và họ đưa ra những câu chuyện về tán dương và phạt vạ. Ở đây mỗi vị linh mục có cách chế tài riêng nhằm đạt mục đích giáo dục nào đó.
Tóm lại muốn xem xét kĩ lưỡng một nghi lễ thì các nhà nghiên cứu nhân học tôn giáo cần quan tâm đến hậu cảnh của nghi lễ để nhìn nhận rõ về bối cảnh lịch sử,kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính những điều này mà nhận thức và cảm nhận của người dân ở Hố Nai không ngừng biến đổi để phù hợp với môi trường mà họ đang sống./.

Bài 4:PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐIỀN DÃ NHÂN HỌC- XÃ HỘI :
ĐÚC KẾT PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN DÀNH CHO SINH VIÊN.
J.P. Olivier de Sardan
Phần 1 : Một số điều hướng dẫn căn bản
1. Những khó khăn trong việc phỏng vấn và vài lời khuyên về phương pháp luận :
- Khó rời xa khỏi ‘văn hóa của bảng câu hỏi’’ .
- Khó phân biệt cái gì thích đáng và cái gì không thích đáng trong lúc phỏng vấn.
Những điều kiện và bối cảnh của các cuộc phỏng vấn
- Làm thế nào kiểm soát một phỏng vấn cá nhân dần dần đã bị chuyển sang phỏng vấn tập thể.
- Người đối thoại vắng mặt hay không đủ thẩm quyền.
- Không nói được ngôn ngữ địa phương.
- Cảm thấy mệt và bị bão hòa.
- Vị trí hoặc giới tính của phỏng vấn viên đôi khi gây ra vấn đề.
- Cần học ngôn ngữ nông thôn.
- Phải hiểu biết nhiều về đề tài.
- Phải quan sát tham dự.
Vào đề
- Giải thích mục tiêu của cuộc phỏng vấn.
- Tự giới thiệu tên mình.
- Hỏi tên người phỏng vấn.
Tiến hành cuộc phỏng vấn
- dự kiến trước câu hỏi đầu tiên
- Không nên quá kĩ về trình tụ các câu hỏi khi phỏng vấn.
- Đúng chủ đề đúng đối tượng.
- Tránh những câu hỏi chung chung, trừu tượng, câu dẫn đến trả lời hiển nhiên.
- Cố gắng kết thúc một cuộc phỏng vấn nhạt nhẽo và vô ích.
- Không phản ứng những điều người đối thoại lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Chấp nhận người đối thoại nói sang chuyện khác.
- Hãy động viên người đối thoại,khuyến khích họ đưa ra ví dụ.
- Tán gẫu dí dõm vào lúc giải lao.
- Tránh những câu hỏi gây bối rối và “nóng”.
- Biết tận dụng những cái mà người đối thoại vừa cung cấp.
- Yêu cầu người đối thoại nhấn mạnh,nói sâu những chỗ quan trọng.
- Luôn luôn lắng nghe,luôn luôn thấu hiểu.
Ghi chép- Luôn luôn ghi khi phỏng vấn,ghi nguyên văn,ghi thật nhiều.
Ghi âm
Ngỏ lời xin phép ghi âm,thử lại máy,đặt máy ở chỗ thích hợp,những chuyện tế nhị thì tắt máy đi để nói chuyện thoải mái hơn,nói tên người dối thoại,ghi lên máy ghi âm tên, địa điểm,thời gian.
Đối với những cuộc điều tra thực tập:dự trù câu hỏi vào đề và thường xuyên họp nhóm.
2. Thí dụ : những qui định dành cho các điều tra viên của LASDEL
1.1. Trong quá trình điều tra:kiểm tra máy ghi âm, đem theo danh sách các vấn đề cần tìm hiểu và luôn luôn ghi chép.
1.2. Gỡ băng ghi âm và nhập liệu:luôn luôn đánh số trang,phải gỡ băng một cách trọn vẹn chứ không tóm tắt,đưa nhận xét, sửa lại các bản nhập liệu bằng cách thường xuyên xem lại bản gốc, kiểm tra lại các tiêu đề, và nếu cần, cho thêm các dấu chấm, dấu phẩy…
3. Thí dụ : Phiếu phỏng vấn của Trung tâm LASDEL
4. Quan sát : rất quan trọng,không kém phỏng vấn,sau đó là phân tích việc quan sát.
5. Xử lý dữ kiện : Đánh số trang,mã hóa,chọn lọc,sắp xếp(theo thủ công hay trong máy tính),phải có hệ thống xử lý.
Sắp xếp thủ công : Mã hóa các cuốn tập gốc, xây dựng các tập hồ sơ xếp theo chủ đề bằng cách photocopi.
Sắp xếp trong máy tính : phải có thời gian đánh máy tất cả những dữ liệu thu thập dược rồi dùng một phần mềm lọc chúng.
6. Vài nguyên tắc sơ đẳng trong việc ghi chép những thuật ngữ thuộc ngôn ngữ địa phương
Các danh từ chung:luôn đánh máy chữ in nghiêng,nhất quán từ đầu đến cuối.
Vài qui tắc căn bản để viết các tên riêng (tiếng nói, “dân tộc”, v.v.) : các tên riêng luôn luôn viết hoa.
7. Qui tắc ứng xử giữa những người nghiên cứu và những người cộng tác của một chương trình nghiên cứu :
Cho dù các dữ kiện và việc phân tích các dữ kiện này là kết quả lao động tập thể, chính người viết (hoặc những người viết) một bài nào đó là người (hoặc những người) ký tên tác giả của bài viết này, dĩ nhiên với điều kiện phải ghi rõ tên của tất cả những người đã tham gia vào công việc thu thập và phân tích dữ kiện, và những câu trích nguyên văn từ các cuốn tập ghi chép của những người tham gia khác phải được xử lý như là những câu trích dẫn.
Phần 2: Một bản phác thảo điều tra tập thể trên nhiều địa bàn : ECRIS
Mối “quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc” giữa một quan điểm lý thuyết với một qui trình phương pháp luận
Bất cứ phương pháp nào trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng đều có một mối “quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc” với một “quan điểm” nhìn về xã hội. Các lý thuyết và phương pháp luôn có mối tương quan lẫn nhau và không bao giờ là một chiều hay một cách thức mà thôi.
ECRIS là một phương pháp về mặt nào đó “có tính chất đặt vấn đề ngay trong đó”. Nó xuất phát rõ ràng từ một “quan điểm” trong khoa học xã hội, và ba từ khóa sau đây có thể tóm tắt được điều này: xung đột, đấu trường, nhóm chiến lược (conflit, arène, groupe stratégique).
Xung đột: là những công trình của trường phái Manchester, ngay từ đầu thập niên 1950. Tất cả các xã hội, đều có xung đột và nó gắn liền với bất cứ xã hội nào. Các xung đột còn bộc lộ những lợi ích khác nhau gắn liền với những vị trí xã hội khác nhau và được cấu trúc về mặt văn hóa. Các xung đột xã hội góp phần vào quá trình tái sản xuất xã hội, cố kết xã hội , duy trì sự liên kết xã hội.Ý nghĩa căn bản trong phương pháp ECRIS : những xung đột chính là một trong những “sợi chỉ hướng dẫn” tốt nhất có thể giúp chúng ta “thâm nhập” vào một xã hội và khám phá ra cấu trúc cũng như các chuẩn mực hay những qui tắc của xã hội này. Tuy nhiên chúng ta không nên cứ chăm chăm đi tìm sự xung đột, chỉ chú ý tới những xung đột mà không chú ý tới những hình thức đoàn kết, mặt khác cũng không nên từ chối quan tâm đến những sự đồng thuận hay những qui tắc chung. Phương pháp ECRIS không thể thay thế những nỗ lực xây dựng lý thuyết vốn luôn luôn cần thiết trong bất cứ một công trình thực nghiệm nào.
Đấu trường : nơi mà các tác nhân xã hội đương đầu nhau và đụng độ nhau, xung quanh các nhà lãnh đạo và các phe nhóm. Suy cho cùng, đấu trường chính là không gian xã hội trong đó diễn ra những cuộc đương đầu và đụng độ này.
Theo Swartz, “đấu trường” là : “khu vực xã hội và văn hóa vốn nằm cạnh cái trường ấy kể cả về không gian và thời gian”, một khu vực vốn “chứa đựng một loạt những giá trị, những ý nghĩa, và những nguồn lực mà các tác nhân ấy có được, cùng với những mối liên hệ giữa họ với nhau”, và “những giá trị, những ý nghĩa và những nguồn lực mà các thành viên ở thực địa có được nhưng không được họ sử dụng trong các quá trình cấu tạo nên trường này”. Đây là một khái niệm uyển chuyển, mà ngoại diên và hình thức của nó biến thiên tùy theo các bối cảnh và các chủ đề nghiên cứu. Giá trị của nó trước hết mang ý nghĩa thăm dò để khám phá.
Nhóm chiến lược: là những tập hợp xã hội cụ thể hơn, với đặc trưng hình học đa dạng, vốn bảo vệ những lợi ích chung, đặc biệt thông qua hành động xã hội và chính trị, giúp chúng ta nhận diện ra được những nhóm có liên quan trực tiếp tới một vấn đề nhất định nào đó xuất phát từ việc phân tích các hình thức hoạt động cụ thể nhằm chiếm hữu các nguồn lực. Không có những lằn ranh cứng nhắc giữa các nhóm chiến lược với nhau.
Qui trình ECRIS : Phương pháp ECRIS được thực hiện qua 6 giai đoạn
1) Một cuộc điều tra thám sát ngắn của cá nhân
2) Một xê-mi-ne chuẩn bị
3) Cuộc điều tra tập thể
4) Một buổi xê-mi-ne sơ kết kết quả điều tra tập thể
5) Những cuộc nghiên cứu cá nhân tại mỗi địa bàn
6) Buổi xê-mi-ne cuối cùng
Phương pháp ECRIS có lẽ có hiệu quả đặc biệt đối với lĩnh vực nhân học xã hội về phát triển. Phương pháp ECRIS là một bản phác thảo được dành cho những cuộc điều tra toàn diện của các tập thể và các cá nhân, chứ không phải chỉ là một công cụ thứ yếu dành cho những cuộc điều tra sơ lược.
Phần 3:Chính sách điều tra điền dã. Bàn về việc sản xuất các dữ kiện trong nhân học.
Điều tra điền dã chỉ là một trong số các phương thức sản xuất dữ kiện trong các ngành khoa học xã hội. Chúng ta biết sự tương phản hiển nhiên giữa phương pháp điều tra bằng bản câu hỏi với phương pháp điền dã. Chúng giống như hai cái cực hay hai mô hình-lý tưởng. Tính chặt chẽ của phương pháp điều tra điền dã không thể lượng hóa được, khác với tính chặt chẽ của phương pháp điều tra bằng bản hỏi, vốn có thể lượng hóa một phần. ). Điều tra điền dã trước hết là một vấn đề “khéo tay”, được tiến hành theo những cảm nhận trực giác, và thường phải khéo léo vận dụng các kỹ năng khác nhau để tùy cơ ứng biến. Điều tra điền dã, điều tra dân tộc học, hay điều tra nhân học xã hội, dựa trên sự kết hợp của bốn dạng sản xuất dữ kiện lớn sau đây :
1. Quan sát tham dự
2. Các dữ kiện và hồ sơ
3. Sự thâm nhập
4. Phỏng vấn: tham vấn và kể chuyện, phỏng vấn xét như là sự tương tác, phỏng vấn xét như là cuộc trò chuyện, đặc trưng trở đi trở lại của cuộc phỏng vấn, phỏng vấn như là “sự thương lượng vô hình”,óc hiện thực biểu tượng trong cuộc phỏng vấn, phỏng vấn và độ dài thời gian,...

Nhận xét

  1. Nguyễn Thị Ngọc Diệp

    chào các bạn!

    Vấn đề ở đây là chúng ta dựa vào các bài nghiên cứu để chứng minh mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu.Theo ý kiến của Diệp thì lý thuyết trong nghiên cứu giúp chúng ta xác định chỗ đứng để nhìn vấn đề nghiên cứu.Như trong bài nghiên cứu của tác giả"NGHI LỄ, CHUẨN MỰC VÀ TÍNH LINH HOẠT TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO Ở VÙNG CÔNG GIÁO HỐ NAI- ĐỒNG NAI- Nguyễn Đức Lộc"(Diệp không có đọc nguyên văn bài nghiên cứu của tác giả chỉ xem phần tóm tắt của nhóm trình).Trong bài nghiên cứu tác giả đã chỉ ra quan điểm lý thuyết của mình "Quan điểm đặc thù luận lịch sử quan tâm đến hệ giá trị vì có sự tồn tại song song giữa hệ giá trị Công giáo, hệ giá trị truyền thống Việt Nam . Bài viết không chỉ đề cập đến vấn đề thực hành tôn giáo mà còn tìm hiểu nghi lễ con người diễn lại niềm tin tôn giáo. Những cuộc trình diễn nghi lễ làm các nhóm,cá nhân điều chỉnh phù hợp với bên trong lẫn bên ngoài dẫn đến việc biểu tượng nghi lễ là thành tố trong hành động xã hội".

    Trả lờiXóa
  2. Hoàng Thị Dịu
    Các bạn đã tóm tắt 4 bài viết, các bạn có thể sử dụng một bài viết để
    minh chứng cho quan điểm của nhóm các bạn về lý thuyết dẫn dắt cho
    nghiên cứu, và mối quan hệ giữa lý thuyết và nghiên cứu được không?
    "bất cứ một phương pháp trong lĩnh vực khoa học xã hội đều có một mối
    quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc với một quan điểm xã hội. " các bạn
    có thể giải thích rõ hơn về quan điểm này của tác giả được không? cho
    ví dụ cụ thể. cảm ơn các bạn

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Thị Liễu
    Cảm ơn các bạn đã cho lớp những bài tóm tắt cũng như những quan điểm của các bạn về mối quan hệ giữa l;ý thuyết và nghiên cứu.
    Trong phần quan điểm của các bạn về Mối quan hệ giữa lý thuyết và nghiên cứu, Nhóm các bạn đã cho rằng: Một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều lý thuyết.Vậy các bạn có thể cho Tôi một ví dụ cụ thể để chứng minh cho quan điểm này của các bạn được không?
    Cảm ơn nhóm các bạn.

    Trả lờiXóa
  4. Ngô Thị Thanh
    Các bạn đã đua ra 4 bài tóm tắt của 4 tác giả,các bạn đã đưa ra quan điểm của tác giả cũng như quan điểm của mình rất chi tiết và cụ thể
    Nhưng theo ý kiến của mình thì ở câu hỏi 2,các bạn có nói "Theo nhóm cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu định lượng, lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu". Chỉ trong nghiên cứu định lượng mới cần đến lý thuyết,vậy trong nghiên cứu định tính,có cần đến lý thuyết không?Bởi câu hỏi đưa ra là Trong nghiên cứu có sử dụng lý thuyết không? Chứ không phải chỉ hỏi riêng nghiên cứu Định lượng.
    Mong các bạn giải đáp.

    Trả lờiXóa
  5. Ngô Thị Thanh,0766094
    Các bạn đã đua ra 4 bài tóm tắt của 4 tác giả,các bạn đã đưa ra quan điểm của tác giả cũng như quan điểm của mình rất chi tiết và cụ thể
    Nhưng theo ý kiến của mình thì ở câu hỏi 2,các bạn có nói "Theo nhóm cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu định lượng, lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu". Chỉ trong nghiên cứu định lượng mới cần đến lý thuyết,vậy trong nghiên cứu định tính,có cần đến lý thuyết không?Bởi câu hỏi đưa ra là Trong nghiên cứu có sử dụng lý thuyết không? Chứ không phải chỉ hỏi riêng nghiên cứu Định lượng.
    Mong các bạn giải đáp.

    Trả lờiXóa
  6. Sau khi đọc xong bài viết trên của các bạn tôi vẫn thật sự chưa hiểu bài viết này là để làm gì? Tóm tắt lại các bài viết? Cứ cho là vậy, song qua các bài tóm tắt của các bạn tôi vấn chưa nắm bắt được vấn đề trong các bài viết. Có thể là tôi chưa được đọc nguyên văn các bài viết nên khó tiếp thu vấn đề, nhưng khi đọc bài mà các bạn viết trên đây, tôi cứ có cảm giác là các bạn tóm tắt theo trình tự từ trên xuống của một bài viết mà các tác giả đã viết mà mình vẫn chưa nắm bắt được vấn đề chính trong bài viết, cụ thể là ở bài đầu tiên "CHƯƠNG X-CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ TĂNG CƯỜNG LỄ NGHI
    TẠI HAI LÀNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM(1980-1990)- LƯƠNG VĂN HY.
    ", đọc xong tôi vấn chưa rút ra được ý nghĩa khoa học trong bài viết của tác giả.
    ở bài viết thứ hai của các bạn, các bạn nói rằng không tóm tắt bài viết của tác giả Trần Hữu Quang mà đề cập đến các phương pháp nghiên cứu của tác giả. các bạn đã nói được là tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng, nhưng mình không thấy có sự chứng minh cho việc tác giả sử dụng hai phương pháp đó như thế nào, cụ thể ra sao thì nhận định mà các bạn đưa ra vấn không thuyết phục lắm cho nên bài viết làm cho người đọc khó có thể hình dung đến nội dung cụ thể của vấn đề.Trong bài viết thứ 3, cũng giống như bài viết thứ nhât, các bạn đã tóm tắt được bài viết song trong ý kiến tóm lại ở cuối bài viết "Tóm lại muốn xem xét kĩ lưỡng một nghi lễ thì các nhà nghiên cứu nhân học tôn giáo cần quan tâm đến hậu cảnh của nghi lễ để nhìn nhận rõ về bối cảnh lịch sử,kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính những điều này mà nhận thức và cảm nhận của người dân ở Hố Nai không ngừng biến đổi để phù hợp với môi trường mà họ đang sống", mình đang thắc mắc là nó là ý kiến của các bạn hay ý kiến của tác gia, các bạn có thể lí giải thêm cho tôi hiểu rõ hơn về nhận định đó?Liệu nó có mang tính chủ quan hay không?
    Trên đây là một số nhận xét của tôi sau khi đọc các bài viết của các bạn, vì tôi cũng chưa hiểu rõ mục đích mà các bạn muốn chuyển tải lên trong những bài viết này nên có hơi nhiều thắc mắc.
    Và mình cũng có một số góp ý nhỏ trong cách hành văn của các bạn, có hơi nhiều lỗi chính tả, một số câu còn lủng củng nên khi đọc mình không hiểu và bị lúng túng khi đọc.
    Cảm ơn các bạn. Chúc thành công!

    Trả lờiXóa
  7. chào các bạn ! mình là Hoàng thị thu Hồng, sau khi doc bài viết của các bạn, mình có một số ý kiến sau:Bái viết của các bạn khá dài, và đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu kỹ. Song:
    - Bài viết của các bạn mới nghiêng về dịch bài của tác giả, chưa tóm tắt được quan điểm của nhóm một cách hệ thống thông qua cả bốn bài viết.Và chưa giải thích rõ lý do nhận xét các bạn đưa ra.
    - Các bạn có nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa lý thuyết và nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng, vậy so với nghiên cứu định tính thì có gì khác?
    MOng các bạn giải thích rõ.

    Trả lờiXóa
  8. Mình là Lê Đức Trung.Sau khi đọc bài viết của nhóm bạn ,mình có vài ý kiến đóng góp: Bài viết của các bạn khá dài, đòi hỏi phải đầu tư thời gian suy nghĩ, nhưng chưa khái quát vấn đề cụ thể lắm! Mình muốn các bạn giải thích thêm về nhận xét trong phần thứ 3, dựa vào đâu để các bạn xác định bài viết của tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhiều hơn định tính?

    Trả lờiXóa
  9. Mình là Lê Đức Trung. sau khi đọc xong bài viết của các bạn, mình có một số ý kiến như sau: Bài viết của các bạn khá dài, đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian đọc, nhưng mình chưa thấy khái quát ý chính cụ thể. Mình muốn các bạn giải thích rõ ở phần 3, tại sao các bạn lại có thể rút ra nhận xét tác giải sử dụng phương pháp định lương nhiều hơn định tính?

    Trả lờiXóa
  10. Mình có ý kiến góp ý chút cho các bạn khi xuất bản bài đăng lên Blog. Vì hầu như mình thấy bài đăng của các bạn đều khá dài, mình nghĩ các bạn nên chia nhỏ bài ra, rồi đăng nhiều lần, như vậy tiện cho người đọc, sẽ không phái ngán ngẫ khi nhìn vào bài đọc quá dài. Chẳng hạn như bài của các bạn trong nhóm Cầu dừa chẳng hạn, phần tóm tắt những bài đọc có đến 4 bài, khá là dài, sao các bạn không đăng từng bài tóm tắt 1 lên? Người đọc sẽ dễ chú ý hơn, việc tập trung vào bài đọc không bị loãng ý, nếu dài quá như thế thì người đọc sẽ chưa kịp tiếp thu ý vừa đọc ở phần trên lại phải cố gắng tập trung để hiểu phần tiếp theo, họ sẽ không thể tiếp thu đc hết cùng 1 lúc. Hơn nữa nhưng bài trên này đều mang tính khao học, từ ngữ rất khó hiểu nên không dễ gì tiếp thu được hết và hiểu cặn kẽ hết được.

    Trả lờiXóa
  11. Chào nhóm Cầu Dừa
    Mình đã đọc bài các bạn đăng. Bài viết cũng khá dài, nhưng nội dung của bài viết thì mình đã nắm được. Cảm ơn nhóm bạn rất nhiều.
    Nhưng mình nghĩ bài các bạn đăng chỉ mang tính chất là tóm tắt lại những nghiên cứu của tác giả, còn nếu nói bài viết mà các bạn đăng là để chứng minh cho mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thì mình cho là chưa thấy rõ lắm.
    Theo cách hiểu của riêng mình. Ở bài viết thứ nhất: "Bài 1: CHƯƠNG X-CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ TĂNG CƯỜNG LỄ NGHI
    TẠI HAI LÀNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM(1980-1990)- LƯƠNG VĂN HY". Bài viết chỉ mang tính chất tóm tắt lại bài viết, mình không rõ phương pháp mà tác giả sử dụng ở đây là gì. Tác giả đã dựa vào những tài liệu khác để tiếng hành phân tích hay tác giả đã dùng phương pháp nào khác.
    Ở bài thứ hai“HỆ THỐNG PHÚC LỢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI MỤC TIÊU
    TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI”- TRẦN HỮU QUANG". Mình cũng chưa có cơ hội để đọc toàn bài viết, chỉ được tiếp cận thông qua bài tóm tắt của nhóm bạn. Mình đồng ý với nhóm bạn rằng:"khi thực hiện một đề tài nghiên cứu thì chúng ta phải biết linh hoạt trong việc kết hợp giữa những phương pháp nghiên cứu với nhau, đồng thời phải liên kết với các bộ môn khoa học khác để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất và mang tính thuyết phục hơn.".Nhưng khi nói đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Song phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhiều hơn phương pháp nghiên cứu định tính. Nếu nhóm đã được tiếp cận bài viết, mong nhóm có thể làm lấy một ví dụ nhỏ trong bài viết để mình có thể được hiểu rõ hơn.
    Ở bài viết thứ 3 "NGHI LỄ, CHUẨN MỰC VÀ TÍNH LINH HOẠT TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO
    Ở VÙNG CÔNG GIÁO HỐ NAI- ĐỒNG NAI- Nguyễn Đức Lộc". Theo mình hiểu thì Lý thuyết nghiên cứu của tác giả là có sự tồn tại song song giữa hệ giá trị Công giáo, hệ giá trị truyền thống Việt Nam. Khi nghiên cứu tác giả đã đứng trên cả hai khía cạnh là hệ giả trị của Công giáo và hệ giá trị truyền thống Việt Nam để nghiên cứu. Còn từ lý thuyết nghiên cứu có mối liên hệ về phương pháp thì mình vẫn chưa nắm được.
    Ở bài thứ 4 "PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐIỀN DÃ NHÂN HỌC- XÃ HỘI :
    ĐÚC KẾT PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
    MỘT SỐ HƯỚNG DẪN DÀNH CHO SINH VIÊN.
    J.P. Olivier de Sardan". Mình không có ý kiến gì. Vì bài chỉ mang tính chất tóm tắt lại những vấn đề mang tính chất lý thuyết.
    Những ý kiến trên đây của mình chỉ mang tính chất cá nhân. Mình chưa được tiếp cận với những tài liệu này, mà chỉ được tiếp cận thông qua bài các bạn đăng nên sẽ không tránh khỏi có những vấn đề mình hiểu sai. Mong nhóm bạn có thể trao đổi, thảo luận để mình và cả lớp hiểu rõ hơn.
    Cảm ơn nhóm các bạn rất nhiều!
    Nguyễn Thị Minh Thương - MSSV 0766092

    Trả lờiXóa
  12. Ý kiến của Nguyễn Phương :
    Xin chào nhóm Cầu Dừa, mình xin có một số ý nhận xét về bài của các bạn. Bài viết đã sửa khá hợp lý, dễ hiểu, mình có thể nắm được nội dung bài viết nhiều hơn trước. Do các bạn có đưa thêm nhiều ví dụ để chứng minh, cùng các đánh giá, nhận xét, nêu ý kiến của cả nhóm minh họa cho quan điểm, nên mình thấy dễ hình dung được. ( Bài : Mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong nhân học ).
    Còn trong câu 2,tựa " trong nghiên cứu có cần sử dụng lý thuyết không ", mình đồng ý với thảo luận của nhóm, ngắn gọn và súc tích là những gì mình cảm nhận được khi đọc trao đổi này.
    Cám ơn nhóm vì đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích với lớp, mình rất thích cách phân tích các ví dụ để minh chứng trong bài viết của nhóm. bibi!
    ( Nguyễn Thị Phương . MSSV 0666071 )

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Nhung thac mac cua ban Hong, Lieu hay Thanh, nhom chung minh da tra loi tren lop vao thu hai ngay 8/3 roi, va lai co tra loi tren blogs cho cac ban nua. Cac ban co the kiem tra lai de tham khao y kien cua nhom chung minh. Cam on cac ban.

    Trả lờiXóa
  15. Cam on Phuong, da co nhung loi dong vien cho nhom chung minh. Nhom minh biet van con co nhung cho co the chua lam cac ban hieu sau duoc van de. That su, nhom cung da co gang, neu co gi con thieu sot cac ban cu manh dang dong gop y kien them cho nhom de nhom hoan thanh bai lam tot hon. Cam on cac ban!

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC