MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NHÂN HỌC.
Câu 1: Mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu Nhân học.
I. CÁC LÝ THUYẾT TRONG NHÂN HỌC
Theo nhóm chúng tôi lý thuyết:là một hệ thống khái niệm khoa học, hệ thống khái niệm chuyên về một vấn đề, chuyên đề, lĩnh vực giải quyết các luận điểm khoa học bằng các chứng cứ khoa học, các lý thuyết phát triển xa,sâu, rộng hơn, liên hệ thực tế để giải thích cho các chuyên đề, lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm.
Trong Nhân học có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Song nhóm chúng tôi chỉ tập trung tiếp cận vào những cách tiếp cận cơ bản nhất, đó là : Thuyết tiến hóa, thuyết chức năng hay thuyết cấu trúc-chức năng, thuyết cấu trúc, thuyết tương đối văn hóa, thuyết giải thích văn hóa, thuyết lan truyền hay khuếch tán văn hóa.
1. THUYẾT TIẾN HÓA
Người đặt nền móng cho lý thuyết này là Charles Darwin. Trong công trình “ Nguồn gốc các loài” nổi tiếng của mình, ông cho rằng con người cũng như các loài động thực vật khác đều trải qua một quá trình tiến hóa. Động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa này là quy luật lựa chọn tự nhiên : trong số các sinh vật sinh ra, sinh vật nào cũng có khả năng thích nghi cao nhất với môi trường sống và sự thay đổi của nó mới sống sót và tồn tại, ngược lại sẽ bị diệt vong. Theo ông, loài người đã tiến hóa lên từ cùng một loài đó là loài vượn người. Nhưng ông cho rằng quá trình phát triển tiến hóa của con người cũng như các loài động thực vật khác không diễn ra theo một định hướng chung nào cả.
Lý thuyết tiến hóa cung cấp cho Nhân học cách tiếp cận để nghiên cứu,giải thích bản chất sự tương đồng và khác biệt về mặt sinh học, xã hội và văn hóa của loài người; nghiên cứu và giải thích các hiện tượng xã hội và văn hóa đa dạng của con người trong mối quan hệ lịch đại. Tuy nhiên theo nhiều học giả, lý thuyết này có nhiều hạn chế : 1). Từ các kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng quá trình tiến hóa xã hội và văn hóa của con người diễn ra hết sức đa dạng chứ không theo một quá trình đơn tuyến từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp từ lạc hậu đến văn minh như quan điểm các nhà tiến hóa luận của thế kỉ XIX; 2). Động lực của quá trình tiến hóa do nhiều nguyên nhân khác như sự trao đổi tiếp xúc giữa con người, giữa các cộng đồng người cũng như áp lực biến đổi từ bên ngoài. 3). Với thuyết tiến hóa, xã hội,nhất là văn hóa của loài người bị phân chia ra thành các bậc mang tính đẳng cấp : nguyên thủy đối lập văn minh, lạc hậu đối lập với tiến bộ…
2. THUYẾT CHỨC NĂNG, CẤU TRÚC-CHỨC NĂNG HAY CÁCH TIẾP CẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI XÃ HỘI HỌC ANH
Người đặt nền móng cho cách tiếp cận chức năng là Bronislaw.K.Malinowski (1884-1942) và cho cách tiếp cận cấu trúc-chức năng là Radcliff Brown ( 1922- ?).
Thuyết chức năng hay cấu trúc - chức năng là lý thuyết nhấn mạnh tới các chức năng của các thiết chế xã hội mà nhờ có các chức năng này, một số thiết chế xã hội có thể tồn tại được qua thời gian. Song để phân biệt cần lưu ý là cách tiếp cận chức năng nhấn mạnh tới các chức năng thỏa mãn các chức năng của của con người còn cách tiếp cận cấu trúc- chức năng nhấn mạnh tới chức năng duy trì cấu trúc của các thiết chế xã hội. Có thể lấy tổ chức dòng họ, một hình thức tổ chức xã hội dựa trên mối quan hệ huyết thống làm ví dụ. Mặc dù đã trải qua nhiều biến đổi nhưng tổ chức dòng họ vẫn tồn tại qua thời gian dưới các hình thức khác nhau ở nhiều cộng đồng người trên thế giới. Từ các thiết chế xã hội có thể suy rộng ra là các thiết văn hóa : nhiều thiết chế văn hóa có thể tồn tại được qua thời gian vì chúng có những chức năng riêng của chúng.
Cách tiếp cận chức năng, cấu trúc – chức năng có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu và giải thích sâu sự tồn tại qua thời gian của một số thiết chế xã hội và văn hóa của các cộng động người. Nhưng với các cánh tiếp cận này, chức năng của các thiết chế xã hội và văn hóa được xem như là tĩnh. Trên thực tế, chức năng của các thiết chế xã hội và văn hóa cũng biến đổi qua thời gian.
3. THUYẾT CẤU TRÚC
Người đặt nền móng cho thuyết cấu trúc là nhân học Pháp là Claude Levi-Strauss.
Lý thuyết ngôn ngữ cấu trúc hay lý thuyết cấu trúc âm vị đã tạo ra một bước ngoặc trong nghiên cứu ngôn ngữ. Dựa trên lý luận cấu trúc âm vị, các nhà điều khiển học đã nghiên cứu và phát hiện ra nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh của con người.
Levi- Strauss cho rằng văn hóa có thể chuyển đạt được ý nghĩa của nó vì nó có cấu trúc tương tự như ngôn ngữ. Nhờ có cấu trúc văn hóa, bộ não của con người có thể lưu giữ,giải mã được ý nghĩa của các hiện tượng của nó. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của các nhà Nhân học là ở chỗ sử dụng phương pháp nghiên cứu tương tự như đã sử dụng ngôn ngữ cấu trúc để nghiên cứu, khám phá ra các quy luật cấu trúc chung của văn hóa.
Tuy thuyết cấu trúc có ảnh hưởng rất lớn đối với Nhân học cũng như đối với các ngành khoa học xã hội khác, nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế mà hạn chế lớn nhất là xem cấu trúc của bộ óc con người dường như quá đơn giản và nhấn mạnh quá mức tới khía cạnh nhận thức của văn hóa.
4. THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA
Lý thuyết tương đối văn hóa là do các nhà Nhân học Mỹ đề xướng mà người đặt nền móng là Franz Boas ( 1858 – 1942).
Theo thuyết tương đối văn hóa, những khác biệt về văn hóa nhất là ứng xử giữa các cộng đồng người là kết quả quá trình biến đổi thích nghi với môi trường sống riêng của các cộng đồng người. Vì vậy, chúng phải được tôn trọng và hiểu trong những bối cảnh riêng và cụ thể. Trong khi văn hóa loài người là đa dạng thì không thể đánh giá hay đo lường chúng theo những tiêu chuẩn chung và hiểu chúng trong những bối cảnh cụ thể.
Lý thuyết này, có ảnh hưởng lớn trong Nhân học nhất là Nhân học Mỹ vì nó cung cấp sự hiểu biết về tính đa dạng của văn hóa loài người và cách tiếp cận nghiên cứu mô tả và giải thích các hiện tượng văn hóa theo bối cảnh riêng và cụ thể của chúng hay nói một cách khác là theo quan niệm của : “người bên trong” tức của những người mang văn hóa.
5. THUYẾT GIẢI THÍCH VĂN HÓA
Lý thuyết giải thích văn hóa đã hình thành vào khoảng những năm 1960. Clifford Greertz được coi là “kiến trúc sư” của lý thuyết này.
Theo cách tiếp cận này, văn hóa không phải là một biểu mẫu nằm trong đầu con người mà được thể hiện ra bên ngoài thông qua các biểu tượng và các hoạt động.Các biểu tượng chính là các phương tiện chuyển đạt ý nghĩa.
Vì vậy, phân tích văn hóa là đi tìm cách giải thích ý nghĩa của các biểu tượng.
Lý thuyết giải thích văn hóa đã tạo ra sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong nghiên cứu văn hóa cụ thể, từ chỗ coi văn hóa cụ như là các hiện tượng vật chất tới chỗ coi chúng như những hiện tượng tinh thần. Hơn nữa, cách tiếp cận sử dụng các công cụ phân tích khác nhau của ngành Nhân học cũng như các ngành khoa học khác như : tâm lý học, sử học, văn học…
6. KHUẾCH TÁN VĂN HÓA
Theo Morgan, những tương đồng văn hóa giữa các quần thể người sinh sống ở các vùng đất khác nhau trên thế giới là do sự thống nhất về nguồn gốc và sự giống nhau về quá trình tiến hóa tạo nên. Cụ thể, con người đã tiến hóa lên từ cùng một loài vượn người đó là loài vượn người tại một khu vực trên thế giới mà ông cho rằng đó có thể là khu vực Đông Phi.
Các cách tiếp cận khuếch tán văn hóa có giá trị cho việc nghiên cứu và phân tích sự thống nhất trong đa dạng của các văn hóa. Nhưng lý luận khuếch tán văn hóa của các học giả Anh chứa đựng các tư tưởng của thuyết trung tâm tộc người, tức cho người Châu Âu là văn minh và văn hóa Châu Âu là ưu việt và thuyết trung tâm Châu Âu tức cho Châu Âu là trung tâm văn minh của thế giới.
Theo nhận định của nhóm chúng tôi thì chúng tôi lựa chọn lý thuyết “ Thuyết tương đối văn hóa” của Boas trong cách tiếp cận của Nhân học vì để hiểu được văn hóa theo quan niệm của “ người bên trong”, tức là của những người mang văn hóa, nhấn mạnh tới việc nhập thân hay hòa mình của người nghiên cứu là “những người ngoài” vào văn hóa mà họ nghiên cứu bằng cách tự xã hội hóa mình vào với văn hóa. Nhờ vậy, các nhà nghiên cứu có thể tránh được việc nghiên cứu, mô tả và giải thích các hiện tượng văn hóa của cộng đồng người mà họ nghiên cứu thiên lệch theo lăng kính văn hóa riêng của mình.
Không có lý thuyết nào là hoàn hảo, chỉ mang tính tương đối, quan trọng là nhà nghiên cứu biết kết hợp và chọn cho mình một lý thuyết nghiên cứu phù hợp với vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm. Do đó, lý thuyết tương đối văn hóa mà nhóm chúng tôi lựa chọn vẫn còn một số hạn chế nhất định như: lý thuyết này vô hình chung đã coi nhẹ hay phủ nhận tính thống nhất thể hiện trong nhận thức, tâm lý, tư tưởng,tình cảm,đạo đức,…của con người mà chính nhờ có tính thống nhất này con người thuộc các văn hóa khác nhau mới có thể hiểu được nhau.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG NHÂN HỌC.
Nhóm chúng tôi đã thống nhất rằng nhóm Cầu Vòng đã cung cấp rất đầy đủ cho chúng ta về phần khái niệm phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm của các nhà Nhân học, xã hội học khác nhau. Và chúng tôi chọn quan điểm của H. Russel Bernard. Theo ông, có hai phương pháp nghiên cứu trong Nhân học là phương tiếp cận định tính và phương pháp tiếp cận định lượng.
Phương pháp là một hệ thống những yếu tố được xây dựng theo nguyên tắc nhất định để nhằm đạt được mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất. Ngành Nhân học sử dụng những phương pháp thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra.
Phương pháp là một công cụ để thu thập tổng hợp và phân tích các thông tin từ thực tế trên cơ sở mục tiêu của một đề tài nghiên cứu nhất định. Và là lý thuyết được biến thành phương tiện,con đường cho nghiên cứu.
Theo H.Russel Bernard thì “ Phương pháp nói một cách khách quan là sự nghiên cứu làm cách nào chúng ta biết được sự vật hiện tượng và vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu.
1. Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu theo quan niệm diễn dịch.
- nghiên cứu lý thuyết là chủ yếu nghiên cứu tài liệu,tư liệu đã có sẵn,có trước để tìm ra vấn đề.
- nghiên cứu thực nghiệm (điền dã dân tộc học): trong điều kiện có sự tác động có chủ định của nhà nghiên cứu .
- nghiên cứu phi thự nghiệm:không có bất cứ sự tác động nào làm biến đổi trạng thái của sự vật.
- nghiên cứu lịch sử: là pp đòi hỏi nghiên cứu sự vật,hiện tượng trong quá trình phát sinh,phát triển và tiêu vong với đầy đủ tính đa dạng phong phú của nó.
2. Phương pháp nghiên cứu định tính- là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.
Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Bao gồm 3 phương pháp chính đó là: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phương pháp quan sát.
-.PHỎNG VẤN SÂU
a. Phỏng vấn không cấu trúc
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử dụng phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên cứu viên có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn.
- Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu.
b. Phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng PV. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm:
-Phỏng vấn sâu
-Nghiên cứu trường hợp
-Lịch sử đời sống.
Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc)
Ưu điểm của PV bán cấu trúc
- Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn
- Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh.
- Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được
Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp
c. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống
Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm các con số, các dữ liệu có thể đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu.
Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quanh họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào.
- Liệt kê tự do (Free listing)
Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể.
- Phân loại nhóm
Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại các bệnh của đường sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục hoặc phân loại những tiếp xúc không gây lây nhiễm HIV và những tiếp xúc có thể làm lây nhiễm.
- THẢO LUẬN NHÓM
a. Thảo luận nhóm tập trung
Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính ...
Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại, thu thập các thông tin về một chủ đề phục vụ cho việc xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc.
Ưu điểm của phương pháp
- Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân.
- Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng
- Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân
Nhược điểm
- Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân.
- Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng đồng.
- Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân.
- Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với PV cá nhân
- Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm.
b. Phỏng vấn nhóm không chính thức
Ví dụ phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống trà trong quán, nhóm phụ nữ đi khám bệnh ...
Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do
Phương pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít có tính hệ thống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm. Phương pháp này có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.
- PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
Cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
-Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệu phản ảnh hành vi.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC.
Sau khi tham khảo và tìm hiểu một số quan điểm của các nhà khoa học về mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Nhân học, nhóm chúng tôi chọn quan điểm của Jean Pierre Olivier De Sardan. Theo chúng tôi, đây là một quan điểm khá rõ ràng và dễ hiểu về vấn đề này.
Tác giả cho rằng, bất cứ một phương pháp trong lĩnh vực khoa học xã hội đều có một mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc với một quan điểm xã hội. Đó co thể là mối quan hệ gần gũi với những hệ tư tưởng (như xu hướng tự do, xu hướng cấp tiến) hoặc với những mẫu hình tư duy (lý thuyết Mác-xít, lý thuyết phân tích hệ thống, lý thuyết phương pháp luận cá nhân,..). Khái niệm “mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc” này không thể hiểu theo nghĩa quyết định luận. Không bao giờ có mối liên hệ một chiều và cứng nhắc theo một kiểu lý thuyết, một phương pháp. Một quan điểm lý thuyết nào đó có thể tương thích với phương pháp này, nhưng lại không thể áp dụng với phương páhp khác. Và ngược lại, một phương pháp cụ thể không bao giờ có thể được sử dụng cho bất cứ lối tiếp cận lý thuyết nào, mà chỉ có thể đượv dùng cho một số mà thôi. Nói cách khác, các phương pháp đều có mối lien hệ nào đó với các lối đặt vấn đề, các quan điểm và các định đề, mà sự thích đáng của lối đặt vấn đề và những quan điểm này luôn luôn gắn liền với đối tượng điều tra.
Theo quan điểm của riêng nhóm, giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Lý thuyết định hướng, gợi mở cho phương pháp, nhà nghiên cứu căn cứ vào lý thuyết để xây dựng phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Khi nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp nào đó để thu thập thông tin thì kết quả của quá trình thu thập thông tin này quay trở lại củng cố cho lý thuyết. Một lý thuyết có thể áp dụng cho nhiều phương pháp và một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều lý thuyết.
Câu 2: Trong nghiên cứu có cần sử dụng lý thuyết không?
Theo nhóm cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu định lượng, lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu. Trước khi tiến hành một nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tiếp cận với nhiều lý thuyết khác nhau để chọn lựa ra một lý thuyết thích hợp nhất cho nghiên cứu của mình. Bởi vì chính lý thuyết là tiền đề để dẫn dắt, định hướng cho nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Gửi nhóm Cầu Dừa,
Trả lờiXóaChắc có lẽ nhóm chưa hiểu rõ ý tưởng của tui khi giao bài cho bài các bạn.
1. Nhiệm vụ chính của các bạn là trả lời mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp và các bài đọc thêm các bạn có thể dùng cho việc chứng minh các phân tích của các bạn chứ không phải tóm tắt tuần tự mà không rút ra được vấn đề gì?
2. Các định nghĩa về phương pháp và các lý thuyết cụ thể các bạn không cần phải liệt kê nữa mà đi thẳng vào trong tâm trình bày mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp. Quan điểm của các bạn như thế nào nếu nghiên cứu mà không đứng trên quan điểm nghiên cứu nào? các bạn có thể tìm kiếm một công trình nào đó, không dựa trên quan điểm nghiên cứu nào để các bạn so sánh với các bài viết tôi giới thiệu cho các bạn.
Chúc các bạn thành công!
cho den bay gio minh van chua nhan duoc cac bai doc ma thay da gui nen khong the trao doi voi cac ban, tuy nhien dua vao moi lien he voi cac thao luan truoc ben nhom cau vong,minh thay moi quan he giua li thuyet va phuong phap deu xuat phat tu viec nhan thuc duoc dau la doi tuong ma nha nghien cuu muon huong den.Tuy vao li thuyet nao ma chon lua phuong phap nao cho phu hop ( vi vay can dat vao mot boi canh cu the). Minh chua hieu ro y kien cua cac ban khi co nhan dinh: giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Moi quan he bien chung nay duoc the hien nhu the nao, minh muon biet trong cach lap luan nay, co lien he gi voi cach tiep can giua li thuyet va viec thu thap du lieu cua hai phuong phap dinh tinh va dinh luong hay khong- cam on
Trả lờiXóaTran thi ngoc Luu.
To: Tran thi ngoc Luu va cac ban khac.
Trả lờiXóaNeu nhu cac em chua nhan duoc bai doc, cac em co the tham khao bai tom tat 4 bai viet cua nhóm cau Dua o trang tiep theo de binh luan.
Lưu ý: Nhóm cầu Dừa phải thường xuyên cập nhật thông tin để trả lời cho các bạn khi có thắc mắc.
Chúc thành công
To: Tran thi ngoc Luu va cac ban khac.
Trả lờiXóaNeu nhu cac em chua nhan duoc bai doc, cac em co the tham khao bai tom tat 4 bai viet cua nhóm cau Dua o trang tiep theo de binh luan.
Lưu ý: Nhóm cầu Dừa phải thường xuyên cập nhật thông tin để trả lời cho các bạn khi có thắc mắc.
Chúc thành công
Nhóm đưa ra các quan điểm của các tác giả về lý thuyết và phương pháp và mối quan hệ giữa chúng. Nhóm cũng có đưa ra quan điểm của mình về mối quan hệ biện chứng giữa lý thuyết và phương pháp. vậy xin đặt một câu hỏi khi xác định một lý thuyết khi nhóm đưa ra nhận định:"à một hệ thống khái niệm khoa học, hệ thống khái niệm chuyên về một vấn đề, chuyên đề, lĩnh vực giải quyết các luận điểm khoa học bằng các chứng cứ khoa học, các lý thuyết phát triển xa,sâu, rộng hơn, liên hệ thực tế để giải thích cho các chuyên đề, lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm.Bởi vì chính lý thuyết là tiền đề để dẫn dắt, định hướng cho nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp." thì theo các bạn ở bài nghiên cứu: Hệ thống phúc lợi ở thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội của Trần Hữu Quang tác giả đã vận dụng những lý thuyết gì? và vì sao lại thiên về sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng mà không phải là nghiên cứu định tính? và lý thuyết dẫn dắt phương pháp nghiên cứu trong trường hợp này theo nhóm là như thế nào? để làm rõ hơn quan điểm của nhóm về mối qua hệ biện chứng giữa lý thuyết và phương pháp. và vai trò dẫn dắt của lý thuyết trong nghiên cứu. Cảm ơn nhóm!
Trả lờiXóaĐặng Thị Luận
Gửi thầy và các bạn ý kiến của Việt về mối quan hệ này. Có thể nó hơi triết học một chút.
Trả lờiXóaViệc tìm mối liên hệ giữa phương pháp và lý thuyết phải đi từ khởi nguyên của chúng. Với quan điểm này tôi sẽ phân tích bằng các cặp khái niệm tương đương nhỏ hơn so với phương pháp và lý thuyết, nhưng theo tôi nó là hình thức sơ khai của những phương pháp và lý thuyết khoa học sau này.
Con người bắt đầu sự nhận thức thế giới của mình thông qua sự quan sát những sự vật hiện tượng đang vận động liên tục xung quanh. Từ quan sát, con người mới bắt đầu có nhu cầu đi lý giải: Nó là cái gì? Nó đến từ đâu? Nó như thế nào? Tại sao nó lại như vậy?... Có sự vật, hiện tượng tồn tại, thông qua sự quan sát mới đến sự lý giải, chính vì thế mà quan sát là một trong những phương pháp sơ khai đển con người nhận biết sự vật là tiền đề và quyết định cho sự lý giải.
Quan sát và lý giải là hai khái niệm tương đương mà tôi nhắc tới để giải thích mối quan hệ được gọi là biện chứng giữa phương pháp và lý thuyết.
Từ sự quan sát và lý giải những sự vật và hiện tượng nhỏ lẻ, đơn nhất con người lại có nhu cầu quan sát và lý giải những sự vật hiện tượng lớn hơn, phức tạp hơn như hệ thống thế giới, cấu trúc xã hội, những hiện tượng tự nhiên phức tạp…Và những điều lý giải về sau mang tính kế thừa những lý giải từ trước đó, dần dần hình thành nên hệ thống những quan niệm khác nhau về thế giới – điều này thể hiện ở những tôn giáo, những trường phái triết học (ở đây tôi chưa nói đến các lý thuyết và trường phái lý thuyết trong khoa học). Đến lượt mình các quan niệm nêu trên lại tác động đến những lý giải khác, là cơ sở cho những lý giải khác.
Bàn đến lý thuyết và phương pháp trong khoa học, theo tôi chúng cũng có mối quan hệ như trên. Đứng trên lập trường duy vật biện chứng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm các quy luật vận động của các dạng vận động của tự nhiên và xã hội. Nói cho gần với phân tích của tôi hơn thì đó là việc đi nhận biết, giải thích các nguyên lý vận động của thế giới. Theo tôi phương pháp, nói cho đơn giản là cách thức, là phương tiện để nhận những điều đang tồn tại mà nhà nghiên cứu muốn nắm bắt. Quan sát là cách thức đầu tiên để con người tiến hành sự nhận thức của mình, và cũng là một phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thực nghiệm. Lý thuyết là việc giải thích những gì mà thông qua phương pháp nhà nghiên cứu nắm bắt được. Việc giải thích này có nền tảng từ thế giới quan khoa học của nhà nghiên cứu, có cơ sở từ những lý thuyết đi trước và có thực tiễn về những thông tin mà nhà nghiên cứu tìm được.
Xuất phát từ quan điểm trên, tôi cho rằng:
Một đề tài nghiên cứu khoa học phải bao hàm trong nó cả phương pháp và lý thuyết.
Một số nhóm trưởng mà V cho mật khẩu, chỉ nên dùng nó để đăng bài. Ngoài ra không nên có những cài đặt khác. Có thể hơi xấu một chút nhưng đó là phong cách của V. Cảm ơn nhiều!
Trả lờiXóaminh da doc bai cua cac ban:
Trả lờiXóaPhan tom tat cac bai viet: minh da doc nhung chi thay duoc noi dung cua cac bai viet chu khong thay cac ban lam ro duoc moi lien he giua li thuyet va phuong phap trong nhan hoc.
phan moi quan he giua ly thuyet va phuong phap: minh nghi neu co the, cac ban nen dua them mot so quan diem cua cac nha nghien cuu ma cac tim hieu dc de moi nguoi cung tham khao chu khongnen chi dua ra 1 quan diem ma cac ban thich.
ve cau 2; ming dong y voi quan diem cua nhom ban. do la, trong nghien cuu can phai co li thuyet. vi tu li thuyet do, nha nghien cuu se lua chon cho minh motj phuong phap hoac ket hop voi cac phuong phap khac de chung minh van de minh nghien cuu va thuyet phuc nguoi doc hon.
Nhóm Cầu dừa cảm ơn các ý kiến mà thầy và các bạn đã đóng góp.Nhóm xin phép lấy những ý kiến và câu hỏi ở blog để có thể trả lời một cách cặn kẽ hơn vào thứ 2 ngày 08/3/2010.
Trả lờiXóaNhóm Cầu dừa cảm ơn các ý kiến mà thầy và các bạn đã đóng góp.Nhóm xin phép lấy những ý kiến và câu hỏi ở blog để có thể trả lời một cách cặn kẽ hơn vào thứ 2 ngày 08/3/2010.
Trả lờiXóaHương xin bổ sung thêm ý kiến về câu hỏi "Trong nghiên cứu có sử dụng lý thuyết không?": Dĩ nhiên để thực hiện một công trình nghiên cứu nào đó bạn không thể không cần đến lý thuyết. Không riêng gì nghiên cứu định lượng mà trong tất cả các nghiên cứu nếu không có lý thuyết để làm nền và định hình cách tiếp cận của bạn thì nghiên cứu đó sẽ không có giá trị về mặt khoa học. Tuy vậy, theo bài viết "Nghiên cứu khoa học trong thanh niên" của TS.Vũ Thế Dũng_Khoa Quản Lý Công Nghiệp, Đại Học Bách Khoa Tp. HCM thì hiện nay các bài nghiên cứu khoa học của thanh niên xuất hiện một hiện tượng đáng lo ngại, đó là việc coi thường lý thuyết.Nhiều người cho rằng, các lý thuyết trên thế giới không phù hợp với điều kiện Việt Nam nên thực tế không sử dụng được.Nhưng thực chất thì thực tiễn sẽ phản chiếu điều gì nếu không có một cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học vững vàng. Vì thế, lý thuyết rất cần trong nghiên cứu thực tiễn. Từ cách thức nghiên cứu lý thuyết ta sẽ rút ra được những vấn đề để đi vào nghiên cứu thực tiễn và tìm ra được những điểm yếu hay những vấn đề chưa giải thích được làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.
Trả lờiXóaCảm ơn nhóm đã tóm tắt các bài viết. Có 1 điều mình muốn góp ý với nhóm là bài 1 có khá nhiều lỗi chính tả làm người đọc đôi khi không hiểu gì (vd: "nhiều người trong hai làng có máy thu hình nhà tắm và nhà xí được xây bằng gạch").
Trả lờiXóaMình đồng ý rằng trong nghiên cứu cần phải có lý thuyết và nhà nghiên cứu cần chọn lý thuyết thích hợp nhất cho nghiên cứu của mình phù hợp với bối cảnh cụ thể. Việc lựa chọn lý thuyết và phương pháp đều xuất phát từ đối tượng của một nghiên cứu. Do vậy cần nhận thức rõ đối tượng của nghiên cứu để có sự lựa chọn chính xác. Mình đồng ý với bạn Lưu rằng các bạn chưa làm rõ được mối quan hệ biện chứng giữa lý thuyết và phương pháp, có lẽ các bạn nên đưa ra ví dụ cụ thể để vấn đề được rõ ràng hơn.
Nhóm có viết pp định tính bao gồm 3 pp là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát. Mình muốn hỏi phương pháp trong pp định tính và phương pháp trong phỏng vấn sâu... có giống nhau hay không? Cảm ơn các bạn.
Ngô Thị Thanh,0766094
Trả lờiXóaCác bạn đã đua ra 4 bài tóm tắt của 4 tác giả,các bạn đã đưa ra quan điểm của tác giả rất chi tiết và cụ thể.Tuy nhiên đó chỉ là quan điểm của tác giả chứ không phải của các bạn?
Ở câu hỏi 2,các bạn có nói "Theo nhóm cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu định lượng, lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu". Chỉ trong nghiên cứu định lượng mới cần đến lý thuyết,vậy trong nghiên cứu định tính,có cần đến lý thuyết không?Bởi câu hỏi đưa ra là Trong nghiên cứu có sử dụng lý thuyết không? Chứ không phải chỉ hỏi riêng nghiên cứu Định lượng.
Mong các bạn giải đáp.
Tra loi ban Thanh. Tat nhien la trong ca hai phuong phap nghien cuu dinh tinh va dinh luong deu phai phai su dung ly thuyet trong viec nghien cuu. Bat cu mot nganh khoa hoc nao van phai co su ket hop giua ly thuyet va thuc hanh moi co the chung minh duoc nhung nghien cuu mot cach chinh xac va thuyet phuc.
Trả lờiXóaCám ơn các bạn nhóm Cầu Dừa đã tóm tắt bài viết và đưa ra các đóng góp cho hai câu hỏi của thầy đưa ra.
Trả lờiXóaMình đồng ý với các bạn là trong nghiên cứu cần có lý thuyết, lý thuyết định hình, dẫn dắt cho nghiên cứu. Các bạn lấy ví dụ là pp nghiên cứu định lượng. Vậy theo các bạn, trong nghiên cứu định tính có cần lý thuyết nghiên cứu không? Bởi vì trong pp nghiên cứu định tính thì mối quan hệ giữa lý thuyết và nghiên cứu the quan điểm quio nạp là "lý thuyết được sinh ra từ nghiên cứu". Cám ơn các bạn!
PHẠM THANH THẢO
MSSV:0766093
Trong bai viet cua tac gia Tran Huu Quang theo nhom minh nhan thay la tac gia su dung phuong phap nghien cuu dinh luong nhieu hon dinh tinh la vi trong bai viet tac gia da dua ra rat nhieu bang hoi mang tinh chat dinh luong de chung minh cho ket luan nghien cuu, song van ket hop voi phuong phap dinh tinh nhu thao luan nhom, phong van sau. Nhom chi dua tren nhan xet nhom,con van de co phai la tac gia su dung phuong phap dinh luong nhieu hon dinh tinh hay khong thi nhom khong khang dinh la hoan toan nhu vay. Neu ban co y kien dong gop gi them, nhom xin lang nghe. Cam on ban!
Trả lờiXóaÝ kiến của Nguyễn Phương :
Trả lờiXóaXin chào nhóm ! Nhóm các bạn có thể cho mình biết mục đích, ý nghĩa của việc liệt kê 4 bài lên blog trong phần thảo luận thứ 1 ? Bốn bài viết này đều là những nghiên cứu, thảo luận, đánh giá và góp ý rất hay. Vậy bốn bài có phải là những ví dụ mà thầy đã đề cập trong việc kết hợp giữa hai phương pháp định tính, định lượng hay chỉ dùng phương pháp định lượng / định tính là chủ yếu ?
Ý kiến của nhóm các bạn về bốn bài này như thế nào, các bạn có thể chia sẻ cho tụi mình biết quan điểm, phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng như đã làm với bài 2 của tác giả Trần Hữu Quang không ?
Phần thảo luận thứ 2, bài viết của các bạn khá rõ ràng, mạch lạc, phân chia ý đồng đều và trình bày dễ hiểu. Mình muốn biết thêm về nhà nhân học Jean Pierre Olivier De Sardan, thực sự đây là lần đầu tiên mình biết đến tác giả này cùng phương pháp ECRIS được đề cập trong bài 4 ( phần thảo luận thứ 1 ). Bởi phương pháp này quan trọng và cần thiết cho chính cuộc điền dã của mỗi sinh viên. Nhóm các bạn chia sẻ thông tin giúp mình nhé.
Cám ơn nhóm vì đã chia sẻ nhiều thông tin mới, bổ ích v lý thú cho mọi người. bibi!
( Nguyễn Thị Phương - MSSV : 0666071 ).
Qua bài viết cuẩ các bạn, một lần nữa mình được dịp ôn lại phần các lí thuyết trong nhân học và các phương pháp nghiên cứu. Rất cảm ơn các bạn. bài viết này, các bạn đã nêu rất rõ, và cụ thể các lí thuyết, các phương pháp nghiên cứu. Theo như mình biết thì vấn đề cần giải quyết ở đây là " Mối quan hệ giữa lí thuyết và phương pháp nghiên cứu", các bạn đã nêu rõ và cụ thể về các lí thuyết, các phương pháp nghiên cứu song trong phần giải quyết mối quan hệ giữa chúng thì mình thấy chưa rõ ràng,các bạn cũng đã đưa ra được mối quan hệ giữa chúng trên quan điểm của Jean Pierre Olivier De Sardan, nhưng các bạn không có đãn chứng để chứng minh cho quan điểm đó, chẳng hạn như "Không bao giờ có mối liên hệ một chiều và cứng nhắc theo một kiểu lý thuyết, một phương pháp" là như thế nào? Theo mình nghĩ, để thuyết phục hơn ở quan điểm mà các bạn sử dụng, các bạn nên đưa ra một vài dẫn chứng cụ thể. cũng như quan điểm riêng của nhóm các bạn về vấn đề này, các bạn cũng chỉ đưa ra quan điểm mà không đưa ra dẫn chứng để bảo vệ quan điểm đó.
Trả lờiXóaỞ câu hỏi thứu hai là trong nghiên cứu có cần sử dụng lí thuyết không? các bạn mới chỉ đưa ra là trong nghiên cứu định lượng thì lí thuyết định hình cho nghiên cứu, lí thuyết dẫn dắt nghiên cứu...vậy định hình như thế nào? Dẫn dắt ra sao? Còn trong các trường hợp nghiên cứu khác thì sao? Theo mình, trong nghiên cứu, bất kì trong trường hợp nghiên cứu nào cũng cần phải có lí thuyết, mình đồng ý với ý kiến của các bạn là lí thuyết chính là tiền đề dẫn dắt, định hướng cho nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. bên cạnh đó thì lí thuyết còn định hướng cho nhà nghiên cứu đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của mình, nó có thể giúp cho nhà nghiên cứu lí giải được phần nào vấn đề mà mình quan tâm trong dự án nghiên cứu, nó giúp cho đề tài xoáy sâu được vấn đề.
Đó là phần nhận xét góp ý thêm của mình.
Cảm ơn các bạn.
Nguyễn Thị Lang.
Trả lờiXóaLang đã đọc các bài viết của các bạn, bài tóm tắt các chủ đề và bài giải quyết các câu hỏi của thầy. cả hai bài viết các bạn đều viết khá rõ ràng, nhất là trong bài về " Mối quan hệ giữa lí thuyết và phương pháp", các bạn đã nêu ra rất cụ thể các lí thuyết và phương pháp trong nghiên cứu nhân học. Tuy nhiên qua hai bài viết của các bạn mình vẫn chưa hiểu rõ mục đích chính của các bạn là gì? Trong phàn tóm tắt các vấn đề thì các bạn không đưa ra ý nghĩa khoa học mà các bạn rút ra được. Trong bài về mối quan hệ giữa lí thuyết và phương pháp, và có cần sử dụng lsi thuyết trong nghiên cứu hay không thì các bạn đưa ra quan điểm nhưng chưa chứng minh được quan điểm đó.
Lang rất mong các bạn giúp Lang nắm bắt được vấn đề cụ thể hơn.
Cảm ơn các bạn.
Chào các bạn
Trả lờiXóaCảm ơn nhóm các bạn. Nhờ bài viết lần này mà mình có dịp ôn lại những lý thuyết trong Nhân học và chắc sẽ nhớ lâu hơn. Bài viết của các bạn trình bày cấu trúc rất rõ ràng.
Nhưng có điều này, mình thấy nhóm bạn đăng 2 bài. Một bài mang tính chất lý thuyết, một bài mang tính chất tóm tắt lại những công trình nghiên cứu. Nếu nhóm bạn kết hợp giữa 2 bài lại để chứng minh mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp thì sẽ hay hơn nhiều. Thật sự mình rất yếu về mặt phương pháp phân tích và lý luận nên rất mong có những bài viết như thế để có thể hiểu rõ hơn.
Còn ở câu hỏi thứ nhất. Mình đồng ý với nhóm bạn khi nói rằng giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Va mình thấy câu hỏi của Dao rất hay, mong nhóm bạn giải đáp giúp.
Ở câu hỏi thứ 2. Mình không đồng ý với nhóm bạn khi nói rằng :"cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu định lượng, lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu.". Vì theo mình không chỉ định lượng mà định tính cũng cần sử dụng lý thuyết. Trong nghiên cứu định tính đúng là lý thuyết nảy sinh từ nghiên cứu, chúng ta tìm ra lý thuyết trong mớ dữ liệu của thực tế. Nhưng định tính cũng cần sử dụng lý thuyết để lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Qua 2 lần đi thực tập. Mình nhận thấy phương pháp đóng một vai trò rất quan trọng. Nó giúp chúng ta tự tin trong nghiên cứu và kết quả thu được sẽ hoàn thiện hơn. Mong rằng qua những cuộc thảo luận như thế này kiến thức về phương pháp của chúng ta sẽ chắc hơn.
Cảm ơn các bạn
Nguyễn Thị Minh Thương - MSSV 0766092
Cac y kien duoc gui den tu Gmail cua lop: nhanhoc07knh
Trả lờiXóaY kien cua Hoang Thi Diu
Trả lời |NH07 Nhan hoc 07
hiển thị chi tiết 07 / 3 (2 ngày trước)
các bạn đã tóm tắt 4 bài viết, các bạn có thể sử dụng một bài viết để
minh chứng cho quan điểm của nhóm các bạn về lý thuyết dẫn dắt cho
nghiên cứu, và mối quan hệ giữa lý thuyết và nghiên cứu được không?
"bất cứ một phương pháp trong lĩnh vực khoa học xã hội đều có một mối
quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc với một quan điểm xã hội. " các bạn
có thể giải thích rõ hơn về quan điểm này của tác giả được không? cho
ví dụ cụ thể. cảm ơn các bạn
Liễu nguyễn tới tôi
hiển thị chi tiết 07 / 3 (3 ngày trước)
Cảm ơn các bạn đã cho lớp những bài tóm tắt cũng như những quan điểm của các bạn về mối quan hệ giữa l;ý thuyết và nghiên cứu.
Trong phần quan điểm của các bạn về Mối quan hệ giữa lý thuyết và nghiên cứu, Nhóm các bạn đã cho rằng: Một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều lý thuyết.Vậy các bạn có thể cho Tôi một ví dụ cụ thể để chứng minh cho quan điểm này của các bạn được không?
Cảm ơn nhóm các bạn
Mình đồng ý với lý thuyết mà nhóm Cầu Dừa nêu ở trên, theo mình thì trong nghiên cứu Nhân Học thì việc sử dụng các lý thuyết mà nhóm đưa ra là cần thiết cho các công trình nghiên cứu trong Nhân Học ứng dụng. Nhóm Cầu Dừa đả làm rõ được các mối quan hệ trong việc sử dụng các lý thuyết trong việc sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Trả lờiXóaCảm ơn nhóm Cầu Dừa đã làm cho mình hiểu bài được nhiều hơn...!
Hoàng Mậu Tuấn. MSSV: 0766053
hi! chao cac ban minh da doc bai viet cua cac ban,qua bai viet cac ban da cho minh hieu them ve cac kien thuc trong nhan hoc,minh da hieu them ve moi quan he giua ly thuyet va phuong phap trong nhan hoc .cac ban cho minh hoi mot cau tai sao trong rat nhieu cach tiep can trong nhan hoc, cac ban lai lua chon cach tiep can Thuyết tiến hóa, thuyết chức năng hay thuyết cấu trúc-chức năng, thuyết cấu trúc, thuyết tương đối văn hóa, thuyết giải thích văn hóa, thuyết lan truyền hay khuếch tán văn hóa, ma khong phai la cach tiep can khac, cac ban dua vao tieu chi nao
Trả lờiXóanga nói...mssv0766035
Trả lờiXóahi! chao cac ban minh da doc bai viet cua cac ban,qua bai viet cac ban da cho minh hieu them ve cac kien thuc trong nhan hoc,minh da hieu them ve moi quan he giua ly thuyet va phuong phap trong nhan hoc .cac ban cho minh hoi mot cau tai sao trong rat nhieu cach tiep can trong nhan hoc, cac ban lai lua chon cach tiep can Thuyết tiến hóa, thuyết chức năng hay thuyết cấu trúc-chức năng, thuyết cấu trúc, thuyết tương đối văn hóa, thuyết giải thích văn hóa, thuyết lan truyền hay khuếch tán văn hóa, ma khong phai la cach tiep can khac, cac ban dua vao tieu chi nao
nga nói...mssv0766035
Trả lờiXóahi! chao cac ban minh da doc bai viet cua cac ban,qua bai viet cac ban da cho minh hieu them ve cac kien thuc trong nhan hoc,minh da hieu them ve moi quan he giua ly thuyet va phuong phap trong nhan hoc .cac ban cho minh hoi mot cau tai sao trong rat nhieu cach tiep can trong nhan hoc, cac ban lai lua chon cach tiep can Thuyết tiến hóa, thuyết chức năng hay thuyết cấu trúc-chức năng, thuyết cấu trúc, thuyết tương đối văn hóa, thuyết giải thích văn hóa, thuyết lan truyền hay khuếch tán văn hóa, ma khong phai la cach tiep can khac, cac ban dua vao tieu chi nao
Chao Nga ( mssv : 0766035).
Trả lờiXóaNhom chon 6 cach tiep can ly thuyet nhu noi trong bai vi do la nhung ly thuyet tieu bieu nhat trong nghien cuu Nhan hoc,mac du co nhung mat han che nhat dinh nhung do la nhung ly thuyet co nhung uu diem can thiet trong viec nghien cuu. Nhung uu diem thi nhom co trinh bai trong bai viet roi, ban co the doc lai. Cam on ban!
Ý kiến của bạn gửi đến từ nhanhoc07knh@gmail.com:
Trả lờiXóaKiều Trinh_0766059.
chào các bạn nhóm Cầu dừa, mình rất thích bài viết của các bạn, bài viết khá xúc tích và đầy đủ, mình xin có ý kiến như sau:
theo nhu câu 2 các bạn viết thì trong nghien cưu nhất thiết cần ứng dụng lý thuyết vào đó, vậy bạn nghi sao khi trong thực tế, lý thuyết và thực hành có lúc không song hành nhau, ví như có những điều mà lý thuyết có nhưng khi đi vào thực tế thì lại xuất hiện những vấn đề mà chỉ khi làm việc ta mới gặp?
trong bài các bạn có viết về các thuyết trong nhân học, như thuyết chức năng, thuyết tương đối, thuyết tiến hóa, thuyết cấu trúc-chức năng... Branz Boas là nhà nhân học mà mình rất thích, đặc biệt thuyết tương đối của ông ấy khá nổi tiếng, các bạn hãy cho minh ý kiến riêng của nhóm về thuyết của ông Boas. xin cám on các ban!
Ý kiến của Trinh rất thú vị, nhưng bạn nên đưa ra một số ví dụ cụ thể về các trường hợp lý thuyết không song hành với thực tế. Ví dụ của bạn chưa chứng tỏ được điều này.
Trả lờiXóaKhi bắt tay vào công việc, nhà nghiên cứu sẽ thấy nhiều vấn đề không có trong lý thuyết hoặc không đúng trong lý thuyết - điều này là đương nhiên. Bởi vì những sự vật, hiện tượng mà bạn gặp có thể chưa được khái quát hóa trong lý thuyết, hoặc cùng một hiện tượng nhưng bối cảnh của nó trong lý thuyết khác với bối cảnh mà bạn gặp trong thực tiễn.
Chính những cái khác đó khiến chúng ta phải nghiên cứu để rút ra những lý thuyết mới.
Tôi đồng nhất với cầu dừa rằng trong một đề tài cần phải có lý thuyết nghiên cứu. Rất đơn giản, bạn sử dụng một khái niệm mà ai đó nghĩ ra để ghép nghĩa cho vấn đề của bạn trong nghiên cứu tức là bạn đang sử dụng sự khái quát hóa của người đi trước. Nghĩa là đã sử dụng lý thuyết của người khác. Đương nhiên, lý thuyết không chỉ là những khái niệm, mà nó còn là các quy luật vận động của tự nhiên và xã hội. Những trường phái khác nhau sẽ xây dựng quy luật khác nhau để giải thích sự vận động của tự nhiên và xã hội.
Nguyễn Quốc Việt
Nhóm các bạn có thể cho mình biết mục đích, ý nghĩa của việc liệt kê 4 bài lên blog trong phần thảo luận thứ 1 ? Bốn bài viết này đều là những nghiên cứu, thảo luận, đánh giá và góp ý rất hay. Vậy bốn bài có phải là những ví dụ mà thầy đã đề cập trong việc kết hợp giữa hai phương pháp định tính, định lượng hay chỉ dùng phương pháp định lượng / định tính là chủ yếu ?
Trả lờiXóaÝ kiến của nhóm các bạn về bốn bài này như thế nào, các bạn có thể chia sẻ cho tụi mình biết quan điểm, phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng như đã làm với bài 2 của tác giả Trần Hữu Quang không ?
Phần thảo luận thứ 2, bài viết của các bạn khá rõ ràng, mạch lạc, phân chia ý đồng đều và trình bày dễ hiểu. Mình muốn biết thêm về nhà nhân học Jean Pierre Olivier De Sardan, thực sự đây là lần đầu tiên mình biết đến tác giả này cùng phương pháp ECRIS được đề cập trong bài 4 ( phần thảo luận thứ 1 ). Bởi phương pháp này quan trọng và cần thiết cho chính cuộc điền dã của mỗi sinh viên. Nhóm các bạn chia sẻ thông tin giúp mình nhé.
Cám ơn nhóm vì đã chia sẻ nhiều thông tin mới, bổ ích v lý thú cho mọi người. bibi!