NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Bài viết này trình bày sự khác biệt giữa phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Và thông qua việc
phân tích một bài nghiên cứu khoa học cụ thể “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và gợi ý
một số giải pháp chính sách”
để làm rõ điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp nghiên cứu định lượng.
1.
Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên
cứu định tính
và phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính
|
Phương pháp nghiên cứu định lượng
|
1. Đinh nghĩa
|
|
Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp
tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan
điểm của nhà nhân học.
|
Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ
trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
|
2. Lý thuyết
|
|
Theo hình thức quy nạp, tạo ra lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải,
không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.
|
Chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử
dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định
lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan
|
3. Phương hướng
thực hiện
|
|
- Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn không cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống
- Thảo luận nhóm
Thảo luận tập trung
Thảo luận không chính thức
- Quan sát tham dự
|
- Nghiên cứu thực
nghiệm thông qua các biến.
- Nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế nghiên cứu trong đó các dữ liệu được thu
thập trong cùng một thời điểm. Ví dụ, nghiên cứu việc học của con gái ở thành
thị và nông thôn.
- Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được
so sánh theo thời gian.
- Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ
thể.
- Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời
điểm.
|
4. Cách chọn mẫu
|
|
Chọn mẫu xác xuất
- Mẫu xác xuất ngẫu nhiên
- Mẫu xác xuất chùm
- Mẫu hệ thống.
- Mẫu phân tầng.
- Mẫu cụm.
|
Chọn mẫu xác xuất
- Mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- Chọn mẫu hệ thống.
- Chọn mẫu phân tầng.
- Chọn mẫu cụm.
|
5. Cách lập bảng
hỏi
|
|
- Không theo thứ tự
- Câu hỏi mở
- Câu hỏi dài
- Câu hỏi gây tranh luận
|
- Theo thứ tự.
- Câu hỏi đóng - mở.
- Câu hỏi được soạn sẵn.
- Câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích
- Câu hỏi không gây tranh luận
|
2.
Điểm mạnh và hạn chế
của phương pháp nghiên cứu định lượng
Nhóm
chúng tôi sẽ trình bày vấn đề theo hướng phân tích bài nghiên cứu khoa học “Bất
bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và gợi ý một số giải
pháp chính sách” do ThS.
Nguyễn Thị Nguyệt làm chủ nhiệm.
Những điểm mạnh khi tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng trong quá trình thu thập phân tích dữ liệu
Thứ nhất, tác giả đã sử dụng công thức của Oaxaca để
tính khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ, cách tính như sau:
Trong
đó:
- w: chỉ thu nhập bình quân theo giờ
- m: biểu thị cho nam
- và f: biểu thị cho nữ
- wm và wf với dấu gạch ngang là giá
trị trung bình của lương nam và nữ
- xm và xf là vectơ gía trị trung bình
của các biến độc lập của nam và nữ
Dựa
trên kết quả tính toán thu được đó tác giả mô tả, chứng minh được sự bất sự bất
bình đẳng giới trong thu nhập nên nam giới được hưởng mức tiền lương phù hợp,
trong khi phụ nữ bị trả công ở mức thấp hơn mức họ đáng được hưởng. Và nếu như
vậy thì hệ số thu nhập của nam được coi là hệ số cấu trúc lương không có bất
bình đẳng còn hệ số thu nhập của nữ thể hiện cấu trúc lương bất bình đẳng. Và
sử dụng nhiều công thức trong khoa học tự nhiên đễ tổng hợp thống kê các số
liệu mà tác giả thu thập được phục vụ cho vấn đề tác giả nghiên cứu nhằm làm rõ
thêm nội dung.
Thứ hai, tác giả khảo sát bằng bảng hỏi với
các yếu tố:
1. Các
yếu tố kinh tế:
đặc điểm cá nhân người lao động như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe,
tình trạng hôn nhân,… các yếu tố liên quan đến việc làm của người lao động: kinh
nghiệm và trình độ nghề nghiệp, khả năng tiếp cận việc làm trong khu vực chính
thức, trình độ giáo dục, nhóm ngành nghề; các yếu tố về vị trí địa lý và thay
đổi về chính sách,...
2. Các
yếu tố phi kinh tế:
quan điểm giới, về điều kiện văn hoá, môi trường, an ninh, ổn định chính trị,...
từ đó giải quyết đề đặt ra theo chiều nguyên nhân - kết quả.
Thứ ba, tác giả có thể khát quát được vấn đề
mở rộng hơn không chỉ ở Việt Nam “Kết quả
nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam có bất bình đẳng giới trong thu nhập, tuy nhiên
khoảng cách về thu nhập và sự phân biệt có xu hướng thu hẹp lại, tương tự như ở
Trung Quốc, sự bất bình đẳng này do sự phân biệt trong xã hội, từ tư tưởng Nho
giáo lâu đời. Sự bất bình đẳng trong thu nhập của nữ so với nam là nguyên nhân
của cả định kiến của người thuê lao động lẫn các nguyên nhân thị trường”.
Thứ tư, những con số mà tác giả đo lường, phân
tích đưa đến kết quả cuối cùng thì bất cứ nhà nghiên cứu nào cùng có thế kiểm
nghiệm lại .
Hạn chế của phương pháp nghiên cứu
định lượng
Bên
cạnh những điểm mạnh thì có những hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng.
Thứ nhất, chỉ xem xét vấn đề dựa trên số lịêu
không khám phá hết những nhân tố ảnh hưởng khác.
Ví
dụ như trong bài nguyên cứu Các biến giải thích đại diện cho các yếu tố ảnh
hưởng đến tiền công, tiền lương, cũng như ảnh hưởng tới sự chênh lệch giữa tiền
công tiền lương. Qua các nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng lớn đến
lương bao gồm:
1.
Nhóm đặc tính của người lao động: nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo
dục, tình trạng sức khỏe, chi tiêu bình quân đầu người;
2.
Nhóm yếu tố về lao động bao gồm: trình độ chuyên môn, ngành, nghề lao động, tổ
chức làm việc, kinh nghiệm làm việc;
3.
Nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị và nông thôn nếu dùng bản hỏi với những câu
hỏi đưa ra những lựa chọn để người cung cấp thông tin trả lời không thể rất khó
khái thác thêm những thông tin sâu hơn.
Thứ hai, mặt hạn chế nữa chính là phương pháp
định lượng chỉ chú trọng đến con số nhưng trong nghiên cứu này có nhiều vấn đề
không được nghiên cứu mà phải dựa vào kết quả nghiên cứu đã được thực hiện.
Ví
dụ tác giả đã sử dụng kết quả một số công trình như Lý thuyết về khung phân
tích giới (Gender Analysis Framework) đã hình thành và được cụ thể hoá qua 8
công cụ phân tích giới, đó là:
1.
Phân công lao động theo giới (the sexual/gender division of labor);
2.
Loại công việc (types of work);
3.
Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực (access to and control over resources and
benefits);
4.
Những nhân tố ảnh hưởng (influencing factors);
5.
Tình trạng và địa vị (condition and position);
6.
Nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược (practical needs and strategic interests);
7.
Các cấp độ tham gia (levels of participation);
8.
Khả năng biến đổi (potential for transformation).
Trên
đây là những điễm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng mà nhóm
chúng tôi trình bày.
do bài còn nhiều thiếu sót mong thầy và các bạn góp ý để nhóm chúng tôi hoàn thành tốt hơn.
Trả lờiXóathay mặt nhóm tôi xin chân thành cảm ơn vì các đọng góp của mọi người!!!!
các bạn nhóm vừa mới đưa bài ơi!!!
Trả lờiXóafont chữ này các bạn đưa lên máy tính mình kg đọc được, mình copy wa Word rồi chỉnh lại font cũng hổng được luôn, mình phải làm sao đây???(thử lên lên máy tính khác cũng là font này luôn, hic!)
các bạn vui lòng chỉnh font rồi post lên lại được kg?(hay chỉ mình mần cách khác để đọc được cũng ok,hii..thanks các bạn nhiều!)
mõi mòn chờ đợi các bạn phản hồi!!!
Mình là Trần Thị Ngọc Lưu
Trả lờiXóaVì bài của mình hơi dài (quá lượng từ cho phép)nên mình phân thành 2 nhận xét
Mức độ tin cậy của dữ liệu định lượng.
Theo Lưu, khi nhìn thấy một dữ liệu định lượng được đưa ra trong bất cứ trường hợp nào, người tiếp nhận nó ,có thể do nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn muốn sử dụng lại số liệu đó cho nghiên cứu của mình thì nhất thiết cần phải cò sự đối chiếu giữa cách tiếp cận vấn đề của mình với cách tiếp cận vấn đề của người đã nghiên cứu. Trong trường hợp xét ví dụ mà thầy đưa ra, có một kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 70 hay 80 % thanh niên thiếu kĩ năng sống. Việc đầu tiên mình nghĩ khi tiếp nhận thông tin này là không thể tin ngay được. Tin ở đây theo mình không có nghĩa là phủ nhận tư cách của người đã nghiên cứu đề tài đó nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến số liệu này, bạn cần phải xem xem người nghiên cứu đã tiếp cận khái niệm “ kĩ năng sống của họ ở khía cạnh nào” còn bạn tiếp nhận và hiểu nó ở khía cạnh nào.Do đó mà người tiếp nhận thông tin phải hết sức “tỉnh táo” trong việc đánh giá mức độ tin ncậy từ các số liệu do ngiên cứu định lượng đưa ra.
Một việc cần lưu ý khác khiến cho dữ liệu định lượng được xem là phải đặt lại vấn đề là cách mà phương pháp ngiên cứu định lượng chọn để tiếp cận với đối tượng cung cấp thông tin cho mình. Phương pháp định lượng khác phương pháp định tính ở một điểm rất quan trọng ở chỗ nếu phương pháp ngiên cứu định chọn đi theo thuyết kiến tạo để nghiên cứu đối tượng thì định lượng lại chọn theo CN khách quan. Khách quan ở đây, theo mình hiểu là vì nó có thể kiểm chứng được như vậy câu hỏi đặt ra là có vấn đề gì nữa khi các số liệu mà định lượng đưa ra khi mà chúng có thể được nhà nghiên cứu đã kiểm định chúng và thống kê bằng những con số.? Thật ra, mình tin vào tính khách quan đó nhưng đặt vấn đề ở chỗ khi nhà nghiên cứu định lượng nhận thức vấn đề và nhìn vấn đề từ sự hiểu biết của mình sau đó tiến hành đi kiểm tra nó theo những chuẩn mực mà nhà nghiên cứu cho là khách quan thì thật sự nó có còn mang tính khách quan nữa hay không.Trong khi đó, so sánh với pp định tính với cách tiếp cận bằng cách nghe chính đối tượng của mình nói vấn đề đó theo họ nhìn nhận là như thế nào, hay họ thực sự là ai, họ có suy nghĩ gì về vấn đề mà nhà nghiên cứu đặt ra, theo mình nghiên cứu theo hướng này mất rất nhiều thời gian , cũng có thể số lượng mẫu không nhiều nhưng pohản ánh được sâu hơn vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm. Ở đây, mình không có ý phê bình cách tiếp cận nguồn thông tin của nghiên cứu định lượng vì rõ ràng ở đó có những ưu thế mà định tính không thể làm được hoặc tuỳ vào vấn đề nghiên cứu của chúng ta mà chúng ta nên chọn lựa phương pháp nào cho thích hợp như đã thảo luận trong bài mối quan hệ giữa lí thuyết và nghiên cứu. Khi đưa ra sự so sánh với nghiên cứu định tính, mình nghĩ rằng có nên chăng nhà nghiên cứu mặc dù không chọn làm theo phương pháp nghiên cứu định tính cũng nên thực hiện một khảo sát chung trước khi áp dụng nghiên cứu một cách đại trà vì nếu cứ theo quan điểm của nhà nghiên cứu mà không lường trước được những biến đổi có thể xảy ra ở các cộng đồng khác nhau thì kết quả nghiên cứu cũng khó có thể chính xác được.Mình lấy ví dụ cô Dung đưa ra để phân tích thì thấy đây là vấn đề cần được quan tâm. Cô đã đưa ra ví dụ về kết quả một nghiên cứu cho rằng có 10% dân số Việt Nam theo đạo Phật trong khi theo một số quan sát chưa có sự kiểm định thì con số ấy phải trên đó rất nhiều.Vấn đề ở đây là bởi vì nhà nghiên cứu khi tiến hành hỏi thì chỉ lấy thông tin từ những người mà họ tự nhận mình có pháp danh, giữ giới luật …trong khi còn có rất nhiều người khác cũng theo đạo Phật nhưng không đủ các tiêu chuẩn do nhà nghiên cứu đặt ra thì không được xác nhận. Mình chỉ đặt ra vấn đề, mời các bạn tham gia vào bàn luận. Một câu hỏi mà mình muốn thắc mắc là nếu tiến hành như cách mình đã trình bày trên, tức là khảo sát bằng định tính trước khi làm đại trà bằng định lượng thì có sự vi phạm nào không?
Ngoài ra, mình còn nghĩ mức độ tin cậy của dữ liệu định lựợng còn phụ thuộc vào một số các câu hỏi như số lượng mẫu bạn chọn như thế nào, có đảm bảo tính đại diện hay không, bạn tiến hành điều tra đồng đại hay lịch đại, tỉ lệ các câu trả lời bạn nhận được sau khi phỏng vấn có đủ đảm bào không …( mọi ngưòi có thể tìm thấy các thông tin này trong sách các ppnc trong nhân học của H. Russel Bernard)
Trả lờiXóaLÀm thế nào để thu nhận thông tin một cách chính xác nhất.Theo mình từ những phân tích trên có một số ý kiến sau
- Thao tác hoá rõ ràng và tránh mơ hồ các khái niệm
- Nên kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính để thấy được bao quát tình hình chung
- Trong thiết kế nghiên cứu nên kết hợp các loại thiết kế nghiên cứu với nhau như nghiên cứu đồng đại và lịch đại hoặc trường hợp và so sánh …
- Đảm bảo số lượng mẫu nghiên cứu
- Đảm bảo tỉ lệ nhận lại được sau phỏng vấn.
Đó là các ý kiến của mình, mọi ngưòi xem và góp ý cho với nhé.
Trần Thị Ngọc Lưu- nhóm cầu vồng.
sao bài bị lỗi tùm lum vậy kìa??? mình chỉ đọc được phần so sánh giữa định tính và đinh lượng thì các bạn đã đưa ra sự so sánh khá chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên mình có câu hỏi là trong hai phương pháp này thì phương pháp là phương pháp mang lạng cho nhà nghiên cứu những lợi ích lớn hơn...? Và trong một bài nghiên cứu thì thông thường người ta thường sử dụng nhiều phương páh nghiên cứu tuy nhiên khoa chúng ta thường ết hợp hai phương pháp nghiên cứu này với nhau như vậy theo các bạn cần có sự kết hợp như thê nào để phát huy các mặt tích cực của chúng cũng như nhằm hạn chế tiêu cực?
Trả lờiXóatheo mình thì không nên có sự so sánh cái nào mang lại cho nhà nghiên cứu lợi hơn cả bởi mỗi phương pháp đều có những nổi trổi riêng phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu của bạn. có nhiều trường hợp khi nghiên cứu vấn đề này thì k thể dùng định tính và ngược lại
XóaĐề nghị nhóm thảo luận chỉnh lại font va post lai phien ban moi. Vi phan quan trong nhat lien quan den nhan dinh cua cac ban thi bi loi font, moi nguoi khong doc duoc.
Trả lờiXóachuc cac ban thanh cong
NDL
Long thay mat nhóm xin lỗi mọi người, bài do hai người lam nên không thông nhat được font . l đã chỉnh lại rồi các bạn lên xem rồi góp ý kiến nha .
Trả lờiXóaLong cám ơn nhiều!
vì font chữ bị lỗi nên mình không đọc phần sau của các bạn được. theo mình việc phân chia khái niệm định tính và định lượng chỉ mang tính tương đối. việc điều tra bằng định lượng, sẽ đưa ra được các số liệu bằng chứng để kiểm nghiệm gải thuyết, tuy nhiên bản thân các kết quả đó thường không giair thích được bản chất bên trong hiện tượng đuộc khảo sát. mặt khác các câu hỏi đóng nếu không rõ ràng có thể bị hiểu sai dẫn đến sự gải thích sai của người phân tích, do đó ngoài việc ket hợp các phương pahps khác(như chị Luu đã trình bày) thì việc kết hợp định tính trogn đinh lượng rất quan trọng sẽ giúp cho việc xác đinh thang đo, xây dựng câu hỏi được tốt hơn nhắm hỗ trợ cho việc gỉai thích các vấn đề cần nghiên cứu.
Trả lờiXóamình thấy có câu hỏi của bạn Ca Dao là việc kết hợ định tính hay định lượng tôt hơn, mình đọc và có ý kiến alf tùy vào từng đề tài nghiên cứu mà sử dung phương pháp nào. định tính thường sử dụng cho nghiên cứu mang tính khám phá,gắn với quá trình diễn giải còn định lượng thường sử dụng trong việc sử dung con số để đo lường nên mang tính khẳng định và gắn liền với sự mô tả.
và trong một nghiên cứu, việc nghiên cứu các mối quan hệ, các hiện tượng, thì việc đưa ra các số liệu, mô tả chỉ báo cũng có ý nghĩa rất lớn,giúp chúng ta khăng định mức độ của các mối quan hệ, hiện tượng đó, nên việc sử dung kết hợp hai phương pháp sẽ hạn chế được những khuyết điểm cúa từng phương pháp, tuy nhiên sự kết hợp này poahir linh hoạt, tùy vào đề atif và mục đích cảu nhà nghiên cứu
Trả lờiXóaHoàng thị diu
Chào các bạn....!
Trả lờiXóaMình đã đọc và đưa ra một số nhận xét sau về bài làm của nhóm...!
Trước hết mình cảm ơn nhóm đã đưa ra bảng so sánh đủ chi tiết về hai phương phápp nghiên cứu định tính và định lượng, giúp mình hiểu rõ hơn về hao phương pháp nghiên cứu được dùng trong nghiên cứu khoa học...!
Và mình cũng có một câu hỏi giống như Ca Dao là giữa hai phương pháp này thì phương pháp nào là tối ưu nhất đối với nhà nghiên cứu khi áp dụng vào nghiên cứu thực địa. Và mình cũng muốn hỏi thêm là nhà nghiên cứu khi nghiên cứu thực địa có thể sử dụng hai phương pháp này trong khi nghiên cứu được không? Và nếu sử dụng hai phương pháp này thì có thể cho một kết quả chính xác khi tiếp cận nghiên cứu một vấn đề nào đó trong khoa học xã hội?
Mình muốn hiểu thêm nên đưa ra hai câu hỏi trên nhờ nhóm làm rõ cho mìn và các bạn trong lớp hiểu rõ hơn...!
Trong bài các bạn đưa ra khi lấy ví dụ chưa được rõ ràng cho lắm để chứng minh cho quan điểm của nhóm đưa ra...! Mong các bạn chú ý thêm vào vấn đề này....!
Cám ơn nhóm rất nhiều....!
Hoàng Mậu Tuấn 0766053 Lớp NH07
Mình đã đọc bài viết của nhóm các bạn. Các bạn đã đưa ra những so sánh khá rõ ràng về sự khác nhau giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Điều này thể hiện sự làm việc cần mẫn và nghiêm túc của các bạn. Với cá nhân mình thì mình cảm thấy phần so sánh của các bạn là tương đối tốt rồi. Các so sánh ngắn gọn và đúc rút. Nhưng nếu các bạn cho thêm vào phần này một số ví dụ nữa thôi không cần thiết là phải quá dài dòng, các bạn sẽ làm cho phần so sánh của mình thêm sinh động hơn. Về phần phân tích điểm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định tính, các bạn đã dựa trên việc sử dụng bài nghiên cứu của Th.s Nguyễn Thị Nguyệt “ bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và gợi ý một số giải pháp chính sách” một đề tài gần gũi với chúng ta trong học kì này khi học môn giới và phát triển. Cách làm này khiến mọi người nhanh chóng tiếp cận với mục đích bạn muốn biểu đạt nhưng các bạn nghĩ sao nếu thay vì sử dụng chỉ một bài viết ta nâng con số này lên là hai. Điều đó, theo tôi nghĩ, sẽ khiến cho vấn đề các bạn muốn nói trở nên minh bạch hơn, vì cũng có thể nhà nghiên cứu này cho bạn thấy 4 điểm mạnh trong phương pháp nghiên cứu mà họ sử dụng nhưng với nhà nghiên cứu khác cũng có thể nó sẽ là 5 hay con số những điểm hạn chế cũng vậy. Mình cũng đã đọc phần phản hồi của các bạn khác. Mình nghĩ trong nghiên cứu khoa học sự suất hiện của các con số luôn luôn là điều cần thiết, ngay cả với các ngành khoa học xã hội. Nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu nhân học cũng không nằm ngoài mục đích làm cho các vấn đề trở nên rỗ ràng hơn thông qua các con số. Tuy nhiên những cái biểu hiện đó được thể hiện thế nào còn phụ thuộc vào cách nhìn của các nhà nghiên cứu. Theo mình bản thân các con số sẽ không có ý nghĩa nếu người ta không nhìn nhận nó. Nhưng đúng như các bạn đã nói nghiên cứu định lượng cũng tồn tại những nhược điểm của nó như vậy làm cách nào để nhà nghiên cứu hạn chế tối đa những nhược điểm này? các phương pháp nghiên cứu khác nhau cùng được sử dụng nhưng nhà nghiên cứu phải làm gì để chúng bù đắp những nhược điểm chứ không phải làm gia tăng chúng?
Trả lờiXóaCám ơn nhóm các bạn đã đưa ra những điều so sánh về giữa hai phương pháp nghiên cứu Định tính và định lương. Theo Duy, nhóm các bạn trình bày quá sâu về lý thuyết khi so sánh mà chưa đưa ra được ví dụ cụ thể cho những điều mình đưa ra so sánh.
Trả lờiXóaTheo ý kiến của Duy thì giữa Định lượng và định tính, cái nào ưu hơn cái nào khi đi nghiên cứu thực địa thì còn túy thuộc vào mục đích, dối tượng của người NC
Về bài điểm mạnh và yếu của nghiên cứu định tính. Duy thấy các bạn mới đưa ra theo quan điểm của bài. vậy nhóm cho mình hỏi theo quan diểm của nhóm các bạn thì:điểm mạnh và yếu của nghiên cứu định tính là gì ?
Cám ơn nhóm các bạn đã đưa ra những điều so sánh về giữa hai phương pháp nghiên cứu Định tính và định lương. Theo Duy, nhóm các bạn trình bày quá sâu về lý thuyết khi so sánh mà chưa đưa ra được ví dụ cụ thể cho những điều mình đưa ra so sánh.
Trả lờiXóaTheo ý kiến của Duy thì giữa Định lượng và định tính, cái nào ưu hơn cái nào khi đi nghiên cứu thực địa thì còn túy thuộc vào mục đích, dối tượng của người NC
Về bài điểm mạnh và yếu của nghiên cứu định tính. Duy thấy các bạn mới đưa ra theo quan điểm của bài. vậy nhóm cho mình hỏi theo quan diểm của nhóm các bạn thì:điểm mạnh và yếu của nghiên cứu định tính là gì ?
Mình thấy nhóm các bạn trình bày phần sự khác biệt giữa PPNC định tính và định lượng là khá tốt, có định nghĩa, phương pháp thực hiện, mối tương quan giữa hai phương pháp với lý thuyết….tuy nhiên, phần điểm mạnh và hạn chế của hai phương pháp thì các bạn trình bày lan man quá, rất khó để tóm tắt.
Trả lờiXóaThật sự mình không hiểu phần “ví dụ tác giả đã sử dụng kết quả một số công trình như:
Lý thuyết về khung phân tích giới (Gender Analysis Framework) đã hình thành và được cụ thể hoá qua 8 công cụ phân tích giới. Đó là:
l) Phân công lao động theo giới (the sexual/gender division of labor);
2) Loại công việc (types of work);
3) Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực (access to and control over resources and benefits);
4) Những nhân tố ảnh hưởng (influencing factors);
5) Tình trạng và địa vị (condition and position);
6) Nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược (practical needs and strategic interests);
7) Các cấp độ tham gia (levels of participation);
8) Khả năng biến đổi (potential for transformation). “ của các bạn đang nói đến vấn đề gì và ví dụ này đang minh chứng cho điều gì nữa.
Mình nghĩ các bạn nên trình bày phần này rõ ràng và có hệ thống hơn.
Cảm ơn các bạn đã cho tụi mình thấy rõ vai trò to lớn của nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp cũng như mối tương quan giữa chúng. Phần đầu các bạn trình bày rất hay nhưng phần sau khó hiểu quá, mình không tóm được rằng những mặt nào là điểm mạnh (hoặc hạn chế) của định tính, những mặt nào là của định lượng cả.
Trả lờiXóaNguyễn Thị Nga- 0766035
Cảm ơn các bạn đã cho tụi mình thấy rõ vai trò to lớn của nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp cũng như mối tương quan giữa chúng. Phần đầu các bạn trình bày rất hay nhưng phần sau khó hiểu quá, mình không tóm được rằng những mặt nào là điểm mạnh (hoặc hạn chế) của định tính, những mặt nào là của định lượng cả.
Trả lờiXóaở câu 1 các bạn đã đưa ra một số khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, đó là một số so sánh về định nghĩa, lý thuyết, phương hướng thực hiện, về cách chọn mẫu và cách lập bảng hỏi. Có lẽ sẽ đầy đủ hơn nếu các bạn đưa thêm sự khác biệt về kết quả nghiên cứu, hay những điểm tối ưu của mỗi phương pháp, phương hướng lựa chọn phương pháp trong nghiên cứu.
Trả lờiXóaỞ câu 2 các bạn nên nêu ra những điểm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng một cách rõ ràng, đầy đủ hơn từ đề tài mà đã chọn và các bạn cũng chưa nói lên được là đề tài đó có mang tính đại diện, đầy đủ để đưa ra những điểm mạnh và hạn chế của một phương pháp nghiên cứu?
Đây là phần trả lời của nhóm Kim Hưng cho các câu hỏi mà các bạn đã đưa ra cho nhóm. Trước tiên nhóm cũng thật sự cảm ơn các bạn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến để nhóm hoàn thành bài của mình tốt hơn. Hơn nữa càng cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của chị Ngọc Lưu. Đầu tiên nhóm xin trả lời câu hỏi của chị, sau khi chị đã đưa ra một loạt ý kiến và kết lại bằng một câu hỏi là "khảo sát bằng định tính trước khi làm đại trà bằng định lượng thì có sự vi phạm nào không?" Nhóm xin trả lời là không có một sự vi phạm nào ở đây cả. Mỗi một nghiên cứu đều nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội nếu như chúng ta hoàn toàn tin vào một kết quả nghiên cứu nào đó vậy thì những nghiên cứu sau này sẽ không giúp cho xã hội phát triển lên cao hơn được. Tôi ví dụ như: chúng ta chọn một kết quả nghiên cứu nào đó trước khi chứng minh nó bằng phương pháp định lượng để biết cách tiếp cận của chúng ta với cách tiếp cận của tác giả có giống nhau hay không chúng ta có thể dùng phương pháp định tính để kiểm tra( nếu có khả năng làm được). Điều đó sẽ chứng minh độ chính xác của kết quả nghiên cứu và sau đó chúng ta hãy chứng minh nó bằng những con số. Trường hợp khác khi kết quả nghiên cứu định tính cho ra một kết quả khác nghĩa là nghiên cứu đã có bước phát triển mới hãy dùng phương pháp định lượng để chứng minh và bảo vệ kết luận của bạn .
Trả lờiXóaMình thấy nhóm các bạn trình bày có sự so sánh bên định lượng và định tính, nhìn cũng rỏ ràng dễ nhận xét. Theo mình, bài làm của nhóm nhìn chung là đã được rồi. theo ý kiến của mình thì giữa hai phương pháp nghiên cứu, phương pháp nào cũng có ưu và khuyết điểm của nó hết. Là một nhà Nhân học thật sự, khi nghiên cứu một vấn đề thì cần kết hợp của hai phương pháp sẽ tốt hơn, để khắc phục hạn chế của hai phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ dùng phương pháp nào nhiều hơn là do mục đích của nhà nghiên cứu nữa.
Trả lờiXóaNhóm xin trả lời phần câu hỏi của bạn Dao: là một nhà nghiên cứu( không nhất thiết phải là Nhân Học) khi nghiên cứu đều phải kết cả hai phương pháp trên nhưng tùy vào mục đích nghiên cứu mà đầu tư cho phương pháp nào nhiều hơn. Và nếu là một nhà Nhân Học thì chúng ta thường dùng nhiều đến phương pháp định tính cho những nghiên cứu không mang tính khái quát cao , hoặc nghiên cứu trong địa bàn nhỏ.
Trả lờiXóaVà tùy theo đề tài nghiên cứu mà kết hợp hai phương pháp với nhau như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Nếu đề tài đó cần mô tả về quy mô, số lượng thì dùng phương pháp định lượng nhiều hơn.
Trả lờiXóaNhóm xin nói thêm là một số câu hỏi của các bạn có ý giống với câu hỏi của Dao nhóm xin phép được trả lời một lần cùng với câu trả lời cho Dao luôn! Thông cảm nhé !
Trả lờiXóaTrong lý thuyết nghiên cứu định tính có dùng "thuyết kiến tạo trong nghiên cứu", thuyết kiến tạo ở đây là gì, các bạn có thể cho L rõ được không.
Trả lờiXóaTrong nghiên cứu định lượng
"sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan", giải thích rõ chỗ này.
Trong phần so sánh giữa định tính và định lượng các bạn so sánh khá rõ ràng, người đọc có thể hiểu, tuy nhiên còn một số chỗ khó hiểu như L đã nêu trên.
Trong phần điểm mạnh và hạn chế. Các bạn có thể cho L và các bạn khác biết rõ công thức Oaxaca, để dể hiểu chứ các bạn nói rõ các giá trị trong đó nhưng không đưa ra công thức thì khó hiểu quá.
Tác giả nghiên cứu trong phạm vi rất rộng, vi thế L nghĩ sẽ không chính xác lắm khi tác giả đưa ra kết quả thu thập được. Vì phạm vi nghiên cứu trên cả Việt Nam thì theo các bạn dựa vào tiêu chí nào mà tác giả có thể đưa ra kết luận của mình một cách thuyết phục người đọc, ngoài việc sử dụng công thức Oaxaca.
Tại Trung Quốc bất bình đẳng giới do tư tưởng của Nho giáo?Chứng minh?
Trong phần điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu định lượng thì nói chung cũng khá dể hiểu.
Trong một nghiên cứu có thể dùng định tính hay định luongj là tùy vào nhà nghiên cứu, tốt nhất là nên kết hợp cả hai phương pháp để tận dụng những khuyết điểm của cả hai mà loại trừ những hạn chế không đáng có thể xảy ra. Định tính giúp ta tìm hiểu sâu về vấn đề hơn, có thể hiểu một cách dể dàng và số liệu thu thập chính xác hơn. Còn định lượng thì sẽ giúp ta thực hiện những nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn, với số lượng lớn thông tin thu thập, và thu thập nhanh hơn nhưng số liệu mang về chưa chắc đã chính xác, vì thế mình kết hợp cả hai phương pháp là tốt nhất để hoàn thành nghiên cứu của mình.
Đó là những ý kiến của L. Nhờ các bạn giải đáp những thắc mắc dùm.
Nguyễn Thị Lang
Nhóm xin trả lời câu hỏi của anh Duy. Theo nhóm thì điểm mạnh của định lựơng là :
Trả lờiXóa- Thể hiện rõ nhiều yếu tố của đề tài bằng số liệu cụ thể.
- Có thể khảo sát khách quan trong đề tài một lúc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Dễ dàng so sánh với các số liệu khác để rút ra những khác biệt cụ thể, phát hiện mới hoặc so sánh mở rộng.
- Có thể kiểm tra lại tài liệu.
Hạn chế:
- Chỉ xem xét vấn đề dựa trên số liệu ít quan tâm đến những yếu tố liên quan. Do vậy khó có thể nhận ra nguyên nhân dẫn đến vấn dề như vậy. Riêng phương pháp định tính thì làm được điều đó.
Nhóm xin trả lời đôi chút về "Thuyết kiến tạo":
Trả lờiXóaLý thuyết kiến tạo về cơ bản là một lý thuyết dựa trên quan sát và nghiên cứu khoa học. Lý thuyết này nói rằng con người kiến tạo những sự hiểu biết và tri thức về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh. Khi chúng ta đối mặt với một điều gì mới mẻ, chúng ta phải điều ứng nó với những ý tưởng và kinh nghiệm có từ trước. Cũng có thể nó sẽ thay đổi điều mà ta đã tin tưởng hoặc loại bỏ chúng vì không thích đáng. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta thật sự là những nhà kiến tạo cho tri thức cho chính bản thân. Để làm điều này, chúng ta phải đưa ra những nghi vấn, khám phá và đánh giá cái mà chúng ta biết.
cảm ơn bài tổng kết của nhóm các bạn. Phần so sánh các bạn đã làm rất rành mạch và dễ hiểu.tuy nhiên các bạn cũng phải đưa ra nguồn dẫn ở trong bài viết của mình.Huyền Chang 0766002
Trả lờiXóaỞ phần phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, các bạn đã liệt kê được các điểm khác nhau giữa hai phương pháp này, tuy nhiên các bạn vẫn chưa minh chứng được sự khác nhau đó, nghĩa là ở mỗi ý mà các bạn liệt kê khác nhau các bạn không đem ví dụ ra để chứng minh và bảo đảm tính thuyết phục cho các luận điểm của mình. Mình nghĩa ở đây cần sự phân tích sự khác biệt giữa hai phương pháp này chứ không chỉ dừng lại ở khâu liệt kê sự khác nhau.
Trả lờiXóaTheo mình, ở câu và câu 2 của các bạn có liên quan với nhau, các bạn nên phân tích rõ hơn ở câu 1, nó sẽ làm rõ hơn ý của câu 2.
Chao cac ban.
Trả lờiXóaMong cac ban thong cam,vi may co chut truc trac nen khong the danh dau duoc.
Minh da doc duoc bai cac ban dang. O phan 1 khi so sanh giua phuong phap nghien cuu dinh tinh va dinh luong, nhom cac ban so sanh rat day du va chi tiet. O phan nay minh chi muon hoi nhom ban rang theo nhom ban nghi thi du lieu thu thap tu dinh tinh va dinh luong, du lieu nao co muc do tin cay cao hon va lam the nao de co the thu duoc du lieu dinh luong co do tin cay cao nhat.
O phan thu 2, cac ban trinh bay diem manh yeu cua phuong phap nghien cuu dinh luong theo huong phan tich nghien cuu cua Th.s Nguyen Thi Nguyet. Nhom ban co the tom gon lai quan diem cua nhom ban ve diem manh yeu cua phuong phap nghien cuu dinh luong duoc khong?.
Cam on cac ban rat nhieu.
Nguyen Thi Minh Thuong - 0766092
Thanh 0766094
Trả lờiXóaCác bạn đã đưa ra những khác biệt cơ bản của 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng,tuy nhiên,trong mỗi ý khác biệt đó,các bạn phải đưa ra những dẫn chứng thì mới hiểu rõ chứ?
Còn những điểm mạnh và hạn chế của 2 phương pháp nhiều chỗ các bạn nêu ko rõ,thành ra có sự nhầm lẫn giữa cái này với cái kia,mình góp ý vậy thôi. Chúc nhóm thành công
Lan Đài-0766008
Trả lờiXóaMình thấy trong phần so sánh ban đầu trong phần cách chọn mẫu, các bạn trình bày thiếu một phần chọn mẫu phi xác suất. Nhìn chung phần so sánh các bạn làm rất tốt. Nhưng phần ưu và khuyết điểm của nghiên cứu định lượng có một số vấn đề mà theo mình thì chưa được rõ ràng lắm.Vì mình chưa đọc được bài nghiên cứu mà các bạn phân tích nên không thể nắm rõ hết được. Tuy nhiên, các bạn đưa ra một số quan điểm như các yếu tố ảnh hưởng đến lương, không biết đó là phần các bạn rútlại được từ bài đọc hay là phần trình bày của tác giả. Như thầy đã nói, khi ta sử dụng một quan điểm của ai đó ta nên nhấn mạnh đến các chữ như "tôi đồng ý với tác giả về...", nhu vậy bài sẽ thuyết phục hơn và rõ ràng hơn.Đó là phần đóng góp ý kiến của mình.
Cám ơn các bạn
Cám ơn nhóm đã đưa ra so sánh giữa hai phương pháp định tính và định lượng, cũng như nêu lên mặt ưu và khuyết của ppnc định lượng.
Trả lờiXóaVề độ tin cậy kết quả của nghiên cứu định lượng mình thấy có các vấn đề sau:
- Ppnc định lượng mang tính thực nghiệm, gần với khoa học tự nhiên nên có thể đạt được tính khách quan trong nghiên cứu. Tuy nhiên, sự khách quan hay không lại còn phụ thuộc vào người nghiên cứu. Người nghiên cứu có khả năng rào đón hết tất cả những trường hợp xảy ra hay không. Ví dụ nghiên cứu về người theo Phật giáo mà chị Lưu đưa ra là một điển hình. Kết quả 10% dân số VN theo đạo Phật có đạt được độ tin cậy hay không khi chỉ căn cứ vào các tiêu chuẩn do nhà nghiên cứu đưa ra.
- Việc kết hợp với pp nghiên cứu định tính có khắc phục được hạn chế của pp nghiên cứu định lượng hay không? Và việc kết hợp hai ppnc này có giúp cho kết quả của một nghiên cứu đạt được độ tin cậy tuyệt đối không?
- Về ý kiến của chị Lưu: không dùng ppnc định tính vào nghiên cứu mà dùng ppnc định tính khảo sát trước khi dùng ppnc định lượng. Mình đặt ra câu hỏi: vậy tại sao lại không kết hợp cả hai ppnc?Nếu kết quả của khảo sát bằng pp định tính chỉ để bổ trợ cho ppnc định lượng thì có lãng phí không? thời gian, kinh phí có cho phép không?
- Nếu một nghiên cứu sử dụng pp định lượng mà không cần thiết kết hợp pp định tính thì mình nghĩ quá trình tiền kiểm sẽ rất quan trọng, nó có thể đóng vai trò như một cuộc khảo sát.
PHẠM THANH THẢO
0766093
Mình là Hùng, sau khi đọc bài của nhóm bạn mình có điều mong các bạn giải thích giúp đỡ. Với những ưu nhược của từng phương pháp, liệu chúng ta có thể tạo ra một phương pháp toàn diện trong nghiên cứu bằng cách kết hợp hai phương pháp trên hay không. Thứ hai trong ngành nhân học chúng ta phương pháp nghiên cứu nào có sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
Trả lờiXóaMình là Chính, lời đầu tiên Chính cảm ơn nhóm bạn đã cũng cấp tư liệu đầy đủ về phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nhưng cho hỏi nhóm bạn lấy nguồn tài liệu ở đâu? Nhóm bạn vẫn chưa đưa ra nhận định chung của nhóm về hai phương pháp này.
Trả lờiXóaTheo nhóm bạn thì hai phương pháp này có thể gộp chung lại thành một phương pháp hoàn thiện không? mà hạn chế của phương pháp này bổ sung cho phương pháp khác. Hãy giải thích và cho ví dụ minh họa.
Trả lờiXóaCảm ơn các bạn rất nhiều!
Phần phân biệt giữa định tính và định lượng các bạn trình bày khá rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên điểm mạnh và hạn chế của phương pháp định lượng mình đọc hoài nhưng thấy các bạn trình bày vẫn thấy hơi sơ sài trong phân tích ví dụ, nên đang đọc để hiểu thêm thì hết rồi, cảm thấy bị hụt hẫng và bối rối vì hok hiểu gì. Các bạn đưa ra được 4 điểm mạnh của định lượng, vậy theo các bạn định lượng chỉ có 4 ưu điểm đó thôi hay còn những ưu điểm nào nữa không?
Trả lờiXóachào các!
Trả lờiXóanhóm chân thành cảm ơn thầy và các bạn đã góp ý cho bài làm của nhóm
Nhóm biết bài làm của nhóm có nhiều thiếu sót cần phải bổ sung thêm.Nhóm sẽ cố gắng tổng hợp ý kiến của thầy và các bạn để hòan chỉnh bài làm của nhóm
akhoa
Trả lờiXóahay nhung khonh neu ro duoc ban chat van de
Trả lờiXóaNghiên cứu định tính thường không đáng tin cậy bằng nghiên cứu định lượng. Trong mọi trường hợp, nếu thời gian và ngân sách cho phép, bạn nên tiến hành nghiên cứu định lượng. - Bạn có đồng ý với quan điểm không? Vì sao?
Trả lờiXóaLàm thế nào để đưa người lên sao Hỏa
Trả lờiXóaMinh Cong Dinh: Nếu nghiên cứu định lượng chúng ta có thể khảo sát trên diện rộng, cho biết một cái nhìn tổng quan hơn, thì nghiên cứu định tính cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn, cụ thể hơn về những nguyên nhân ẩn sau những con số thống kê. Ví dụ: Định lượng trong nghiên cứu xã hội có thể hỏi những câu hỏi đóng với những đáp án có sẵn, thì định tính giúp trả lời câu hỏi tại sao, sâu hơn về những đáp án người trả lời chọn lựa. Vấn đề dự liệu nào đáng tin cậy hơn thì nó không nằm ở bản thân 2 phương pháp này mà nằm ở đạo đức nghề nghiệp của nhà nghiên cứu. Nếu một nhà nghiên cứu muốn phản ánh sai sự thật thì dù định tính hay định lượng cũng không đáng tin cậy.
Trả lờiXóaCác bạn trả lời giúp mình hai câu hỏi này được không? Mình cảm ơn các bạn rất nhiều.
Trả lờiXóa1/ Anh/Chị hãy trình bày và phân tích điểm giống và khác nhau trong quy trình và các bước trong quá trình phân tích/tiếp cận theo kiểu định tính và định lượng? cho ví dụ minh họa.
2/ Anh/Chị hãy cho biết mục đích của việc tổng kết lý thuyết, trình bày tổng kết các dạng trong tổng kết lý thuyết theo cách tiếp cận định tính và định lượng.
Trả lời sớm giúp mình nhé!
định tính là định lượng có điểm giống nhau là gì vậy các bạn?
Trả lờiXóamấy anh chị cho em hỏi khi DN có sẵn sản phẩm muốn xâm nhập thị trường mới thì cần nghiên cứu dạng nào ạ? em cảm ơn anh chị nhiều
Trả lờiXóa