PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Khi nói về phương pháp làm việc của nhà nghiên cứu định lượng, chúng tôi xoay quanh 3 vấn đề sau để tìm hiểu và làm rõ phương pháp nghiên cứu của 1 nhà nghiên cứu định lượng: nguyên tắc, phẩm chất và quy trình nghiên cứu.

Nguyên tắc của nhà nghiên cứu định lượng:
Nguyên tắc nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội nói chung và các nhà nghiên cứu định lượng nói riêng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả nghiên cứu, đó là sự lồng ghép, tương hỗ giữa nguyên tắc chuyên môn và nguyên tắc đạo đức, hai nguyên tắc này không tách bạch rõ ràng mà xuất hiện song song cùng nhau trong từng hành động. Tức là ở đây, vấn đề phẩm chất của nhà nghiên cứu định lượng cũng được lồng ghép vào với nguyên tắc làm việc của họ - nguyên tắc đạo đức. Theo đó, chúng tôi đã tìm hiểu được những nguyên tắc và phẩm chất của 1 nhà nghiên cứu định lượng như sau:
• Nhà nghiên cứu định lượng phải luôn đặt mình trong tâm thế người được phỏng vấn để bao quát hết các câu trả lời (khi thiết kế bản hỏi định lượng).
• Nhà nghiên cứu phải luôn đặt đạo đức lên hàng đầu, họ không được phép áp đặt những ý kiến chủ quan của mình cho người trả lời, không được tự ý điền hay sữa các câu trả lời trong bảng hỏi.
• Nhà nghiên cứu phải tuyệt đối bảo mật những thông tin về người trả lời, tránh trường hợp mang đến cho người trả lời những phiền phức trong cuộc sống thường ngày.
• Nhà nghiên cứu phải luôn cưỡng lại những điều cám dỗ muốn suy diễn về một vấn đề nào đó. Phải trung thực và thẳng thắn trong phân tích các vấn đề. “để hoàn thành việc phân tích nội dung theo cách đề nghị ở đây, người nghiên cứu phải dùng nhiều biện pháp hầu tránh những khuyết điểm tiềm ẩn này trong phân tích. Trước hết, bất cứ khi nào một số trường hợp cho phép, những ví dụ minh họa cho một điểm nên được trích ra một cách ngẫu nhiên từ trong số những trường hợp có liên quan đã phân nhóm. Thứ hai, mọi khẳng định đưa ra trong phân tích nên được chứng minh bằng trích dẫn với không ít hơn ba ví dụ. Thứ ba, những giải thích mang tính phân tích nên được xem xét cẩn thận bởi một người đọc độc lập để bảo đảm rằng những điều khẳng định không phải xuất phát từ việc hiểu sai dữ liệu và rằng chúng được trích dẫn một cách thích hợp. Cuối cùng, bất cứ khi nào có những sự không nhất quán trong các dạng thức xuất hiện, những thứ này cũng nên được thảo luận để giải thích là liệu chúng nó có đã làm mất tính trung thực của những dạng thức tổng quát hay không. Không đề cập đến những sự bất nhất trong mỗi dạng thức là một sự trình bày thiếu thẳng thắn về dữ liệu và phân tích”.(trích “một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học”).
• Nếu nhà nghiên cứu phát hiện ra các lỗi khi quá trình nghiên cứu kết thúc thì họ phải thay đổi việc giải thích kết quả nghiên cứu, họ phải chịu trách nhiệm với những nghiên cứu của mình, có nghĩa vụ phải kịp thời sửa chữa sai sót.
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu định lượng còn phải tuân thủ cả những nguyên tắc sau khi tiến hành một công trình nghiên cứu:
+ Khách quan: Nhà nghiên cứu thường xuyên cố gắng cải tiến sự đo lường của mình (có nghĩa là làm cho nó chính xác hơn) và đưa ra các phát hiện của riêng mình cho người cùng nghề xem lại. Và phải dựa trên lý thuyết có sẵn để vận dụng lý thuyết đó làm nền tảng cho thực tiễn của mình.
+ Tin cậy: Không có khoa học nào là không có chuẩn mực giá trị. Những thứ thu hút nhà nghiên cứu như là điểm tập chung nghiên cứu sẽ đi cùng rủi ro của mình. Vì nghiên cứu định lượng là nghiên cứu dữ liệu số nên phải chính xác, nên kiểm tra lại nhiều lần để tránh những thiếu sót không đáng có.
+Quan sát kín đáo.
+Phải kiên nhẫn và phải có thời gian: Nhà nghiên cứu định lượng khi đi nghiên cứu phải biết chấp nhận thử thách, không nên nản chí và phải có thời gian thì dữ liệu thu thập của mình mới càng chính xác.
+Học nhiều ngôn ngữ hoặc tiếng “Lóng”ở vùng nông thôn.
+Phải có lòng tin vào đáp viên thì công tác thu thập dữ liệu mới hiệu quả.
Đáng lưu ý nhất là những sai số trong quá trình chọn mẫu, ví dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất của nhà nghiên cứu định lượng đó là:
- Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ. Khi nhà nghiên cứu dịch lại thì trở nên sai lệch, từ đó dữ liệu là không chính xác.
- Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định luợng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.

Quy trình nghiên cứu định lượng
.

1. giai đoạn 1: giai đoạn chuẩn bị.
* Xây dựng chương trình nghiên cứu.
Đây là khâu quan rọng trong giai đoạn chuẩn bị, là cơ sở lý luận và ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định các nhiệm vụ khác của cuộc nghiên cứu. giai đoạn này xác định lý thuyết nghiên cứu, và các thiết kế cho cuộc nghiên cứu.
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và thao tác hóa các khía niệm xây dựng công cụ cho việc thu thạp thông tin. (bảng hỏi).
*Lựa chon phương pháp nghiên cứu.
Trong nghiên cứu định lượng thì phương pháp chọn mẫu đóng vai trò quan trọng khi chọn một số lượng nhất định các đơn vị sao cho đại diện cho tổng thẻ nghiên cứu, bên cạnh tính đại diện thì độ tin cậy của thông tin cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên tính khoa học cho thông tin. Đồng thời trong giai đoạn này cũng phải chỉ ra được các phương phapsthu thập thông tin cho phu hợp với đối tượng nghiên cứu.
* Chọn địa bàn nghiên cứu.
Một nghiên cứu định lượng cần có địa bàn và khoảng thời gian xác định.
*Tiến hành nghiên cứu thử.
đây là công việc cần thiết nhằm kiểm tra lại các công việc trên. Từ việc tiến hành nghiên cứu thử, ta có thể bổ sung cho đề tài như; mục tiêu , giả thuyết nghiên cứu, và quan trọng hơn là hoàn thiện bảng hỏi, làm chính xác thêm bảng hỏi cả về nội dung và hình thức. tuy nhiên không phải tất cả uộc nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành nghiên cứu thử mà phải tùy vào từng đề tài nghiên cứu. ví dụ như có một số nghiên cứu có nội dung gần với những nghiên cứu trước đó thì có thể thừa hưởng kết quả của nghiên cứu đó cho đề tài của mình.
2. giai đoạn 2; giai đoạn thực hiện.
Giai đoạn này là giai đoạn tiếp xúc trực tiếp của nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin, thực hiện các công việc của giai đoạn chuẩn bị. việc thu thập thông tin ở trong giai đoạn này phải phù hợp và nhằm vào mục đích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Kiểm tra tính chính xác cảu các thông tin để sửa đổi và bổ sung kịp thời, công việc này cần tiến hành ngay tại nơi thu thập thông tin.
3. giai đoạn 3 xử lý và phân tích thông tin.
* Xây dựng thang đo và mã hóa.
Trên thực tế việc xây dựng thang đo phần lớn được thực hiện ngay trong giai đoạn đầu khi xây dựng bảng hỏi và việc ghi chép thông tin trong giai đoạn thực hiện, việc mã hóa cũng được thực hiện dồng thời như vậy, khi đưa ra các câu hỏi đóng và ấn định với những câu trả lời trả lời nhất đinh thì chúng ta đã tạo dựng thang đo và mã hóa. ở đây chỉ hoàn chỉnh các công việc ở tất cả các khía cạnh đo lường, tức là tiến hành ở tổng thể nghiên cứu sau khi đã tổng hợp.
*Phân tích thông tin và đưa ra kết luận nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu định lượng phải căn cứ vào số liệu đã xử lý căn cứ vào gải thuyết đã xây dựng trong giai đoạn đầu để đi đến chứng minh, khẳng đinh giả thuyết hoặc bác bỏ giả thuyết ban đầu. Sau đó dựa trên các số liệu thu được để đưa ra đánh gía kết luận cuối cùng.
*Viết báo cáo.
Nhóm Quỳnh Thư

Nhận xét

  1. Cám ơn nhóm của các bạn đã đưa ra cho Duy biết thêm về: PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG và Quy trình nghiên cứu định lượng.Bài viết cũng đem cho mình nhiều kiến thức cô đọng. Nhưng mình cũng không thiếu những thắc mắc:
    - Phải chăng nhóm các bạn đã quá quan trọng từ " Phải" đối với nhà nghiên cứu Định Lượng. Các bạn có thể giải thích cho mình từ : Trong tâm thế là sao ?
    - Các bạn cho mình hỏi trong quá trình nghiên cứu có phải nghiên cứu Định lượng lúc nào cũng đúng ( Theo như những gì các bạn đã đặt tiêu chuẩn cho nhà nghiên cứu định Lượng). và trong quá trình nghiên cứu có nên kết hợp với phương pháp nghiên cứu Định Lượng với sự kiểm chứng của phương pháp Định Tính.
    - Các bạn đưa ra nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn cho một nhà nghiên cứu Định Lượng . Vậy nhóm các bạn có thể tóm gọn lại được không ? Mình thấy các bạn đưa ra nhiều tiêu chuẩn quá.
    - Các bạn có thể cho mình biết những khó khăn của nhà nghiên cứu định lượng khi đi thực tế.
    Cám ơn Nhóm các bạn

    Trả lờiXóa
  2. Chào nhóm! mình thấy bài làm của nhóm trình bày rỏ ràng, về phần nội dung thì khá tốt. Tuy nhiên, mình nghĩ trong phần bài viết của các bạn cần bổ sung thêm mục hạn chế cũng như khó khăn của nhà cứu nghiên cứu định lượng thành để chúng ta có thể hiểu thêm hơn cách làm việc của một nhà nghiên cứu định lượng. chúc nhóm thành công!

    Trả lờiXóa
  3. bài làm của các bạn viét đã khá rõ ràng nhưng mình có một vài điểm muốn các bạn làm rõ hơn.
    về nguyên tắc của nhà nghiên cứu định lượng: mình thấy có một số nguyên tắc dường như là nguyên tắc chung của nhà nghiên cứu chứ không riêng về Định lượng. vậy theo các bạn những nguyên tắc nào là đặc trtưng riêng của nhà nghiên cứu dịnh lượng? trong đó nguyên tắc nào là quan trọng nhất mà nhà NC định lượng phải làm trước tiên.
    các bạn có thể nói rõ hơn về nguyên tắc quan sát kín đáo được ko?
    về nguyên tắc " phải có lòng tin vào vào đáp viên thì công thu thập dữ liệu mới có hiệu quả" nhưng trong phần giải thích thì dường như lại trái ngược lại, đó là phải biết nghi ngờ vào người trả lời và kiểm tra lại thông tin cuảe người trả lời.
    Hạnh- 0766068
    chúc các bạn thành công!

    Trả lờiXóa
  4. Nhóm các bạn đã trình bày rất chi tiết, rõ ràng về phương pháp làm việc của nhà nghiên cứu định lượng và quy trình nghiên cứu. Tuy nhiên theo mình thì đây là nguyên tắc chung của cả nghiên cứu định tính và định lượng. Mình muốn hỏi, theo nhóm các bạn thì nhà nghiên cứu định tính có những nguyên tắc nào khác với nhà nghiên cứu định lượng hay không?

    Trả lờiXóa
  5. Mình xin trả lời câu hỏi của bạn Hạnh. Nhóm mình không nói là phải nghi ngờ vào người trả lời mà mình đang đặt trường hợp là trong nghiên cứu định lượng, thì người trả lời đôi khi không nhớ hoặc cố tình nói dối, thì khi đó nhà nghiên cứu phải có lòng tin vào người trả lời cho dù họ có nói sai.
    Còn quan sát kín đáo có nghĩa là trong một số trường hợp, bắt buộc nhà nghiên cứu phải dấu mình. Ví dụ khi nghiên cứu về tội phạm hay nghiện ma túy, hay nghiên cứu về mại dâm, đó là những truờng hợp tế nhị, liên quan đến cá nhân.Nên nhà nghiên cứu phải dựa trên quan điểm khách quan của mình để quan sát đối tuợng.

    Trả lờiXóa
  6. mình thấy nhóm các bạn trình bày rất chi tiết, rõ ràng về phần nguyên tắc của nhà nghiên cứu định lượng. Theo ý kiến của mình, mình muốn bổ xung thêm một chi tiết trong quá trình thiết kế bảng hỏi nhà nghiên cứu định lượng nên sử dụng ngôn ngữ phù hợp thể hiện sự tôn trọng đối với người đuợc phỏng vấn, từ ngữ nêu trong bảng hỏi nên sử dụng từ một nghĩa, rõ ràng để nguời trả lơi không bị mơ hồ
    chúc các bạn thành công!
    Phạm Thị Thúy 0766096

    Trả lờiXóa
  7. nhóm xin ghi nhận ý kiến của bạn Thúy.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét của Liễu 0766029
    Nhóm các bạn có thể giải thích thêm về phương pháp QUAN SÁT KÍN ĐÁO trong nhiên cứu định lượng được ko?
    Phương pháp này có khác gì so với phương pháp quan sát trong nghiên cứu đinh tính ko?
    Cảm ơn các bạn.

    Trả lờiXóa
  9. Mình xin cảm ơn những lời nhận xét và những ý kiến đóng góp của các bạn dành cho bài làm của nhóm. Sau đây thì mình xin trả lời những thắc mắc mà các bạn muốn nhóm làm rõ hơn.
    1. Phải chăng nhóm các bạn đã quá quan trọng từ " Phải" đối với nhà nghiên cứu Định Lượng. Các bạn có thể giải thích cho mình từ : Trong tâm thế là sao?
    2. Các bạn cho mình hỏi trong quá trình nghiên cứu có phải nghiên cứu Định lượng lúc nào cũng đúng ( Theo như những gì các bạn đã đặt tiêu chuẩn cho nhà nghiên cứu định Lượng). và trong quá trình nghiên cứu có nên kết hợp với phương pháp nghiên cứu Định Lượng với sự kiểm chứng của phương pháp Định Tính.
    3. Các bạn đưa ra nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn cho một nhà nghiên cứu Định Lượng . Vậy nhóm các bạn có thể tóm gọn lại được không ? Mìnhthấy các bạn đưa ra nhiều tiêu chuẩn quá.
    4. Các bạn có thể cho mình biết những khó khăn của nhà nghiên cứu định lượng khi đi thực tế.
    ( Trích nhận xét của Nguyễn Văn Duy).
    Trả lời:
    Thứ nhất, về vấn đề mà nhóm sử dụng từ “ phải” trong việc đưa ra nguyên tắc làm việc và phẩm chất của nhà nghiên cứu định lượng, tại vì vấn đề mà nhóm đề cập đến ở đây là nguyên tắc của 1 nhà nghiên cứu, cho nên nhà nghiên cứu cần phải đề ra những nguyên tắc làm việc thật khoa học và tuân theo nó để đảm bảo tính khoa học. Nguyên tắc đây không chỉ là nguyên tắc làm việc mà còn là nguyên tắc đạo đức ( phẩm chất) của nhà nghiên cứu cho nên cần “phải” tuân theo nguyên tắc khi làm việc là điều hiển nhiên. Từ “ phải” mà nhóm dùng để đưa vào khi nói đến các nguyên tắc làm việc của nhà nghiên cứu là để nhấn mạnh những nguyên tắc đó, nghĩa là 1 nhà nghiên cứu định lượng thì phải làm được những điều đó vì nó vừa là nguyên tắc khoa học vừa là nguyên tắc đạo đức, tuy nhiên nó cũng chỉ dừng lại ở tính tương đối, vì rất khó để thực hiện các nguyên tắc như thế một cách trọn vẹn. Luôn có sự phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nghiên cứu, nó buộc nhà nghiên cứu phải linh hoạt thay đổi để xử lí những tình huống phát sinh, do đó những nguyên tắc đặt ra ban đầu của nhà nghiên cứu có thể bị xáo trộn, thay đổi và không hoàn toàn như mong đợi.

    Trả lờiXóa
  10. “ Trong tâm thế” ở đây bạn phải đặt nó vào nghĩa trọn vẹn của câu văn mà nhóm đã đưa ra chứ nếu tách rời nó ra thì mình phải sử dụng đến cách cắt nghĩa thô của từ điển. Tuy nhiên, để giải đáp thắc mắc của bạn, mình xin đưa nó vào lại với câu văn hoàn chỉnh của nó để trả lời; “Nhà nghiên cứu định lượng phải luôn đặt mình trong tâm thế người được phỏng vấn để bao quát hết các câu trả lời (khi thiết kế bản hỏi định lượng).”, như vậy nó là 1 nguyên tắc làm việc cơ bản của nhà nghiên cứu định lượng với đặc thù làm việc của họ. Nhà nghiên cứu định lượng muốn bảng hỏi mình đạt hiệu quả cao khi khảo sát bằng bảng hỏi thì nhà nghiên cứu phải đặt mình ở vị trí của người trả lời phỏng vấn ( thông tín viên) để xem xét những tình huống có thể xảy ra và tìm cách xử lí những tình huống đó khi thiết kế một bảng hỏi, tức là hạn chế đến mức tối đa những sai sót trong bảng hỏi và những lúng túng của người thông tín viên bằng cách đặt mình vào vị trí của họ
    Trả lời câu hỏi 2: không hoàn toàn như vậy vì đâu phải công trình nghiên cứu nào cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, có nhiều công trình nghiên cứu kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, và có những công trình nghiên cứu hoàn toàn không sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng mà vẫn thành công.
    Trên đây là một số những giải đáp của nhóm cho thắc mắc của các bạn, tuy nhiên chưa thật đầy đủ và thỏa đáng, nếu có gì làm các bạn khó hiểu, thắc mắc, các bạn có thể đóng góp ý kiến cho nhóm, nhóm sẽ làm rõ những thắc mắc của các bạn. Cảm ơn các bạn!

    Trả lờiXóa
  11. Chào nhóm!
    Mình đã đọc được bài viết tuần này của nhóm bạn. Bài viết của nhóm bạn trình bày rất rõ ràng và dễ hiểu. Cảm ơn các bạn.
    - Sau khi đọc xong bài viết. Mình đồng ý với những luận điểm về những nguyên tắc làm việc của nhà nghiên cứu định lượng. Nhưng mình chỉ xin nhóm cho mình hỏi 1 câu hỏi nhỏ. Theo quan điểm của riêng nhóm bạn trên thực tế những nguyên tắc của nhóm bạn đưa ra có khả thi hay không.
    - Nhóm bạn đưa ra nguyên tắc "Phải có lòng tin vào đáp viên thì công tác thu thập dữ liệu mới hiệu quả". Mình nghĩ nguyên tắc này không rõ ràng cho lắm. Bởi như nhóm bạn đã trình bày "câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào bối cảnh khác nhau". Vậy có phải đã mâu thuẫn với đều các bạn đã trình bày ban đầu.
    - Cảm ơn nhóm các bạn rất nhiều
    Nguyễn Thị Minh Thương 0766092

    Trả lờiXóa
  12. T xin trả lời câu hỏi của bạn Minh Thương. Tại vì đây là những nguyên tắc được đặt ra để nhà nguyên cứu tuân theo và làm việc nhằm bảo đảm tính khoa học nên nó bắt buộc một nhà nghiên cứu phải thực hiện được những nguyên tắc đó. Tuy nhiên nó không thể nào hoàn hảo được, vì trong quá trình nghiên cứu có thể phát sinh nhiều tình huống bất ngờ không thể kiểm soát được và nhà nghiên cứu cần phải linh hoạt để xử lí tình huống nên việc nguyên tắc có khả thi với thực tế hay không còn tùy thuộc vào sự tuân thủ của nhà nghiên cứu nữa.
    Ở câu hỏi thứ 2 của bạn: có sự mâu thuẫn giữa việc phải tin vào thông tin viên và câu trả lời tùy vào bối cảnh. Việc tin vào thông tín viên ở đây là thái độ của một nhà nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tỏ thái độ tôn trọng, tin tưởng thông tín iên khi phỏng vấn, như vậy mới có thể tạo được niềm tin của họ và khai thác được thông tin nhiều hơn. Có thể câu trả lời của các thông tín viên sẽ không thống nhất với nhau, hoặc là thông tin mà nhà nghiên cứu thu thập được không giống với những gì nhà nghiên cứu thấy được trên thực tế, thì nhà nghiên cứu không nên tỏ ra thái độ nghi ngờ hoặc phản đối trong câu trả lời của thông tín viên mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, bối cảnh của địa bàn nghiên cứu, lí giải vì sao lại có sự sai lệch như vậy. tức là giữa hai vấn đề này không có sự mâu thuẫn lẫn nhau mà đó là hai nguyên tắc của một nhà nghiên cứu và chúng có thể được kết hợp cùng nhau để thực hiện trong quá trình nghiên cứu.
    Cảm ơn những ý kiến,thắc mắc và quan điểm của bạn.

    Trả lờiXóa
  13. Các bạn đã trình bày được nguyên tắc làm việc cũng như quá trình làm việc của một nhà nghiên cứu định tính. Tuy nhiên, nếu đem tất cả những điều này đi so với nghiên cứu định tính thì không khác mấy. Đã là nhà khoa học thì đòi hỏi chung buộc phải tuân thủ các quy tắc đạo đức của nghề nghiệp còn về quá trình nghiên cứu thì Lưu nghĩ cần phải đạt them một vấn đề nữa về cách tiếp cận của phương pháp này.Bằng cách tiếp cận vấn đề như thế nào mà nhà nghiên cứu định lượng bắt buộc phải tiến hành nghiên cứu theo một quy trình ra sao. Do yêu cầu của định lượng mang tính tổng thể, bao quát nên cách làm việc của nhà nghiên cứu định lượng chắc chắn phải khác so với nhà nghiên cứu định tính trong việc đi tìm những tiếng nói của cộng đồng. Chính yêu cầu này buộc nhà nghiên cứu định lượng không được sa đà vào việc thu lượm quá nhiều chi tiết vụn vặt làm mất đi tính tổng thể. Trong khi nếu so với nhà nghiên cứu định tính thì họ không thể làm được điều này, họ cần nghe càng nhiều tiếng nói càng tốt, mô tả càng sâu càng tốt, di vào cái chi tiết cụ thể. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là phê phán phương pháp nghiên cứu nào. Một nghiên cứu tốt là một nghiên cứu được thực hiện bằng một phương pháp thích hợp. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp lại phụ thuộc vào vấn đề cần quan tâm. Điều này chúng ta đã thảo luận ở các lần trước rồi, Lưu không nói lai, mọi người xem lại một chút nhé.
    Ngọc Lưu

    Trả lờiXóa
  14. Mai Thị Quỳnh Trang- 0766120:nhìn chung bài viết của các bạn đầy đủ và chi tiết, song còn máy móc.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC